Tìm hiểu thêmTên khoa học: Scutellaria baicalensis Georgi (Scutellaria macratha Fisch). Họ Hoa Môi (Lamiaceae).Mô tả: Cây thảo sống dai, cao 30-60cm, có thể tới 50cm, có rễ hình to thành hình chùy, vỏ ngoài màu đen. Thân mọc đứng hình 4 cạnh, phân nhánh ở gốc. Lá mọc đối cuống rất ngắn hoặc có cuống, cuống lá hình mác hẹp gợn sóng, đầu hơi tù, dài 1,5-3cm, rộng 2-7mm, lá nguyên. Hoa mọc thành bông ở đầu cành nằm về một bên, màu lam tím, tràng hoa gồm 2 môi 4 nhị, 2 nhị lớn dài hơn tràng,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đại cương Hoàng cầm (Kỳ 3) Hoàng cầm (Kỳ 3) Tìm hiểu thêm Tên khoa học: Scutellaria baicalensis Georgi (Scutellaria macratha Fisch). Họ Hoa Môi(Lamiaceae). Mô tả: Cây thảo sống dai, cao 30-60cm, có thể tới 50cm, có rễ hình to thành hìnhchùy, vỏ ngoài màu đen. Thân mọc đứng hình 4 cạnh, phân nhánh ở gốc. Lá mọcđối cuống rất ngắn hoặc có cuống, cuống lá hình mác hẹp gợn sóng, đầu hơi tù, dài1,5-3cm, rộng 2-7mm, lá nguyên. Hoa mọc thành bông ở đầu cành nằm về mộtbên, màu lam tím, tràng hoa gồm 2 môi 4 nhị, 2 nhị lớn dài hơn tràng, màu vàng,bầu có 4 ngăn. Cây này nước ta không có hiện phải nhập của Trung Quốc. Câythường sống ở vùng cao nguyên đất vàng, sườn núi về hướng mặt trời mọc, nơikhô ráo. Có nhiều ở Thiểm Tây, Diên An. Phân bố nhiều ở các tỉnh vùng Bắc vàTây Nam Trung Quốc. Thu hái, sơ chế: Thu hái vào mùa xuân thu r ửa sạch đất cát phơi khô sơ cạo bỏ vỏ thô rồiphơi tiếp. Phần dùng làm thuốc: Rễ (Radix Scutellariae). Loại bên trong cứng đầy chắc mịn ngoài màu vàngtrong xanh, thịt đầy rỗng ruột ít là loại tốt, loại thô hoặc nhỏ không đều, lõi có khebộng màu đen là loại xấu, loại sau khi gặp ẩm biến thành màu đen thì không dùnglàm thuốc. Mô tả dược liệu: Rễ khô hình trụ tròn hoặc hình chùm xoắn, ở đỉnh hơi khô, nhỏ dần về phíadưới, cong, dài chừng 12cm-16cm, đoạn trên thô khoảng 24-25mm hoặc hơn35mm. Mặt ngoài màu nâu vàng, phần trên hơi sần sùi có những đường nhăn dọc,xoắn hoặc có những vân hình mạng, phía dưới ít sần sùi, có đường nhăn nhỏ hơn.Phần trên và phần dưới đều có vết tích của rễ con, bên trong có màu vàng lục,chính giữa rỗng ruột, màu nâu vàng. Rễ gìa phần lớn rỗng ruột, bên trong có màuđen nâu, gọi là Khô cầm hay Phiến cầm. Rễ mới, bên trong đầy ruột gọi là Tử cầmhoặc Điều cầm (Dược Tài Học). Bào chế: 1- Hoàng cầm dùng rượu sao thì khí nó đi lên, sao với nước tiểu thì khí nóđi xuống, sao với nước mật Lợn thì tả hỏa ở can đởm. Chữa những chứng nóngthường thì dùng sống (Bản Thảo Cương Mục). 2- Thứ Khô cầm (có tác dụng tả phế hỏa), làm tiêu khí nóng ở da thịt) thìbỏ đầu, bỏ ruột đen rửa sạch, ủ kín một đêm cho mềm, bào mỏng, 1-2 ly. Phơi khôdùng sống. Sau khi phơi khô tẩm rượu 2 giờ sao qua (cách này thường dùng)(Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). 3- Hấp chín bào mỏng phơi khô, dùng sống, sao với rượu, sao với Muối,sao với nước Gừng, sao với mật Heo tùy theo phái của Thầy thuốc. 4- Trị bệnh ở phần trên thì sao với rượu. Tả hỏa ở Can, Đởm thì sao vớinước mật heo (Đông Dược Học Thiết Yếu). Bảo quản: Để nơi khô táo, tránh ẩm vì dễ mốc, để lâu bị mọt ăn. Thành phần hóa học: + Baicalei, Baicalin, Wogonin, Wogonoside, Neobaicalein, b-Sitosterol,Benzoic acid (Trung Dược Học). + Baicalein, Neo Baicalein skullcapflavone, Baicalin, Wogonin,Wogonoside (Vieenj Nghiên Cứu Trung Y, Trung Hoa Y Học Tạp Chí 1973, 7:417). + Oroxylin Oroxylin A, Methoxylbaicalei Popova T P và cộng sự, A A,1975, 82: 28553z). + Skullcapflavone (Chương Hộ Đạo Phu, Dược Học Tạp Chí [Nhật Bản]1975, 95 (1): 108). + Dihydrooroxylin A, Chrysin, 2’,5,8-Trihydroxy-7-Methoxyflavone, 2’, 5,8-Trihydroxy-6,7-Dimethoxyflavone, 4’5, 7-Trihydroxy-6-Methoxyflavanone CaoMộc tu Cáo, Dược Học Tạp Chí [Nhật Bản] 1980, 100 (12): 1220). Tác dụng dược lý: . Tác dụng miễn dịch: Tác dụng chống dị ứng của Baicalein liên hệ đến sựức chế khả năng giải phóng enzym ra khỏi các tế bào, có lẽ do thủ thể ức chế. Tácdụng ngăn ngừa dị ứng này làm cho cơ dãn rathuốc có tác dụng đối với da của heođược gây dị ứng và chất Histamin. Chất Baicalein và Baicalin có tác dụng gĩanphế quản đối với tiểu phế quản của heo bị gây dị ứng suyễn. Cả hai chất này cótác dụng ức chế phù co thắt và giảm tính thẩm thấu mao mạch ở chuột. ChấtBaicalin cũng ngăn ngừa phổi xuất huyết ở chuột xuống mức thấp nhất (ChineseHerbal Medicine). . Tác dụng kháng khuẩn: Hoàng cầm có kháng phổ rộng. Trong thí nghiệ m,nó có tác dụng ức chế đối với nhiều khuẩn bệnh gồm Tụ cầu vàng, Ytực khuẩnbạch hầu, phế cầu khuẩn, não mô viêm Neisseria. Có báo cáo cho thấy Tụ cầukhuẩn vàng kháng Peniciline lại rất nhậy ở trong Hoàng cầm.. nhiều thí nghiệmbáo cáo cho thấy thuốc có tác dụng kháng lại trực khuẩn lao. Trong khi thuốc códấu hiệu tốt đối với chuột thì lại không có tác dụng đối với heo Hà Lan. Cho chuộtbị nhiễm virus dùng Hoàng cầm, không có dấu hiệu giảm tổn hại ở phổi và tăngthời gian sống hơn so với với nhóm đối chứng. Trong thí nghiệm cũng thấy có tácdụng kháng lại với nấm da và có khả năng diệt Leptospira (Chinese HerbalMedicine). . Tác dụng điều hòa nhiệt độ: Từ năm 1935, có báo cáo cho biết rễ Hoàngcầm có tác dụng hạ nhiệt (Chinese Herbal Medicine). ...