Tiếp theo cuốn "Đại cương về giáo dục trẻ khiếm thính: Phần 1" cuốn "Đại cương về giáo dục trẻ khiếm thính: Phần 2" gồm 2 chương tiếp theo chương 3 và chương 4, trình bày về giao tiếp với trẻ khiếm thính và tình hình giáo dục trẻ khiếm thính ở nước ta. Đây là tài liệu tham khảo chuyên ngành Tâm lý - Giáo dục.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đại cương về giáo dục trẻ khiếm thính: Phần 2 - CN. Lê Thị Hằng Chương 3 GIAO TIẾP VỚI TRẺ KHIẾM THÍNH3.1. Đặc điểm giao tiếp và các phương tiện giao tiếp của trẻ khiếm thính3.1.1. Đặc điểm giao tiếp của trẻ khiếm thính3.1.1.1. Khái niệm giao tiếp Khái niệm giao tiếp được định nghĩa và được hiểu theo nhiều cách khác nhau: “Giao tiếp là sự thông báo hoặc quan hệ qua lại thuần tuý giữa người với ngườinhư là một sự trao đổi quan điểm và cảm xúc” (L.X.Vưgôtxki) “Giao tiếp là sự trao đổi tiếp xúc giữa người với nhau, trong đó ngôn ngữ làcông cụ chủ yếu” (Từ điển Tiếng Việt) “Giao tiếp là sự trao đổi giữa người với người thông qua nói và viết, cử chỉ vàđiệu bộ” (Nguyễn Khắc Viện) Tuy nhiên, có thể thấy rõ nét chung nhất trong các quan điểm và định nghĩa là:“Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý giữa người với người, thông qua đó con người trao đổivới nhau về thông tin, về cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua lại vớinhau” (Trần Trọng Thuỷ)3.1.1.2. Vai trò-Chức năng của giao tiếp - Chức năng thông tin: đây là chức năng quan trọng nhất của hoạt động giaotiếp, đặc biệt đối với công tác dạy học-giáo dục; nó giúp con người hiểu biết lẫn nhau,nhận thức được thông tin về thế giới bên ngoài, qua đó mở rộng tầm hiểu biết của mình. - Chức năng cảm xúc: thông qua giao tiếp, con người có thể bộc lộ thái độ, tìnhcảm đối với những người xung quanh. Nhờ đó, đời sống tình cảm của mỗi con ngườiđược mở rộng và sâu sắc. - Chức năng phối hợp công việc: nhờ có hoạt động giao tiếp, con người có thểbàn bạc, hợp sức để cùng nhau làm việc hoặc thực hiện những mục đích của cuộc sống,qua đó làm cho cuộc sống ngày càng phong phú hơn. - Chức năng đánh giá: cũng nhờ giao tiếp, con người hiểu biết nhau, từ đó có thểnhận thức được mình trong mối quan hệ với các thành khác, có thể tự đánh giá đượcbản thân mình và đánh giá người khác. Giao tiếp là quá trình tương tác, trao đổi giữa các chủ thể. Giao tiếp là hoạt độngluôn luôn diễn ra trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Nói đếngiao tiếp, người ta nghĩ ngay đến tiếng nói, nhưng ở đây chúng ta đề cập đến giao tiếpbằng mọi phương thức, trong đó tiếng nói chỉ là một phương thức.3.1.2. Các phương tiện giao tiếp của trẻ khiếm thính Trẻ khiếm thính bị mất thính lực ở mức độ nhẹ có khả năng giao tiếp bằng ngônngữ nói gần như trẻ bình thường. Trẻ bị mất thính lực ở mức độ vừa thì cũng có khảnăng sử dụng ngôn ngữ nói để giao tiếp. Tuy nhiên, chất lượng tiếng nói còn hạn chếhơn như: nói không rõ, phát âm thiếu chuẩn xác, người đối thoại phải chú ý nghe mớihiểu. Đối với trẻ mất thính lực ở mức độ nặng và sâu, khả năng giao tiếp ngôn ngữ nóicủa trẻ rất hạn chế: nói sai nhiều, vốn từ ít, khó hiểu... Đối với trẻ khiếm thính được đi học thì chữ cái ngón tay được trẻ sử dụng làmphương tiện để giao tiếp với mọi người. Tuy nhiên phạm vi sử dụng rất hẹp bởi vì sửdụng chữ cái ngón tay trong giao tiếp tốn rất nhiều thời gian. Chữ cái ngón tay chỉ có - 26 -tác dụng nhiều ở giai đoạn đầu khi trẻ học nói, nó giúp trẻ đọc và viết chính xác tiếngViệt. Ngôn ngữ ký hiệu là ngôn ngữ bản xứ của người khiếm thính nên được sử dụngkhác rộng rãi, ngôn ngữ ký hiệu là phương tiện giao tiếp chủ yếu trong cộng đồng ngườikhiếm thính. Trẻ khiếm thính nào có ngôn ngữ viết thì chúng thường dùng thường dùng chữviết để giao tiếp với mọi người. Bởi vì, trẻ sử dụng ngôn ngữ nói mọi người khó hiểu vàngược lại mọi người nói trẻ không hiểu. Nhu cầu giao tiếp ở trẻ khiếm thính rất phát triển, trong khi ngôn ngữ bằng lời bịhạn chế do khiếm khuyết gây ra. Cho nên trẻ khiếm thính phải sử dụng các phương tiệngiao tiếp khác để đáp ứng nhu cầu giao tiếp của mình, có thể chia thành 2 nhóm sau:phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ SƠ ĐỒ PHƯƠNG TIỆN GIAO TIẾP Cử chỉ PHƯƠNG TIỆN tự nhiên GIAO TIẾP Tranh ảnh Ngôn ngữ Phi ngôn ngữ Kịch NÓI ĐỌC KÍ HIỆU VIẾT CCNT Có lời Không lời Nói và ra kí Nói và ra kí Ngôn ngữ Làm ký hiệu hiệu theo trật hiệu theo kí hiệu với trật tự của tự của lời nói trật tự của ngôn ngữ nói ngôn ngữ ...