Danh mục

ĐẠI CƯƠNG VỀ HUYỆT (Kỳ 2)

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 158.09 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Huyệt nằm trên đường kinh (huyệt của kinh - kinh huyệt): Huyệt của kinh là những huyệt trên 12 kinh chính và 2 mạch Nhâm, Đốc.Một cách tổng quát, tất cả các huyệt vị châm cứu đều có những tác dụng chung trong sinh lý và bệnh lý như đã nêu ở trên. Tuy nhiên, có những huyệt có vai trò quan trọng hơn những huyệt khác trong điều trị và chẩn đoán. Những huyệt này đã được người xưa tổng kết lại và đặt thêm tên cho chúng như nguyên, lạc, khích, ngũ du, bối du… Có thể...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐẠI CƯƠNG VỀ HUYỆT (Kỳ 2) ĐẠI CƯƠNG VỀ HUYỆT (Kỳ 2) III. PHÂN LOẠI HUYỆT Căn cứ vào học thuyết Kinh lạc, có thể chia huyệt làm 3 loại chính: 1. Huyệt nằm trên đường kinh (huyệt của kinh - kinh huyệt): Huyệt của kinh là những huyệt trên 12 kinh chính và 2 mạch Nhâm, Đốc. Một cách tổng quát, tất cả các huyệt vị châm cứu đều có những tác dụngchung trong sinh lý và bệnh lý như đã nêu ở trên. Tuy nhiên, có những huyệt cóvai trò quan trọng hơn những huyệt khác trong điều trị và chẩn đoán. Những huyệtnày đã được người xưa tổng kết lại và đặt thêm tên cho chúng như nguyên, lạc,khích, ngũ du, bối du… Có thể tạm gọi đây là tên chức vụ của các huyệt vị châmcứu (ngoài tên gọi riêng của từng huyệt). Những huyệt quan trọng này gồm: * Huyệt nguyên: Thường được người thầy thuốc châm cứu xem là “huyệt đại diện” củađường kinh. Mỗi kinh chính có 1 huyệt nguyên. Vị trí các huyệt nguyên thường nằm ở cổ tay, cổ chân hoặc gần đó. Do tính đại diện của nguyên huyệt mà chúng thường được dùng để chẩnđoán và điều trị những bệnh hư, thực của tạng, phủ, kinh lạc tương ứng. * Huyệt lạc: Huyệt lạc là nơi khởi đầu của lạc ngang giúp nối liền giữa kinh dương vàkinh âm tương ứng, thể hiện được quy luật âm dương, mối quan hệ trong ngoài,quan hệ biểu lý. Mỗi kinh chính và 2 mạch Nhâm, Đốc có 1 huyệt lạc. Ngoài ra do tính chấtquan trọng của hệ thống Tỳ mà có thêm đại lạc của Tỳ. Tổng cộng có 15 huyệt lạc. Do đặc điểm giúp nối liền 2 kinh có quan hệ biểu lý mà huyệt lạc thườngđược dùng để điều trị bệnh của kinh có huyệt đó, đồng thời điều trị cả bệnh củakinh có quan hệ biểu lý với nó. * Huyệt bối du (huyệt du ở lưng): Những huyệt du ở lưng đều nằm dọc hai bên cột sống, cách đường giữa 1,5thốn. Những huyệt này đều nằm trên kinh Bàng quang (đoạn ở lưng), nhưng đãđược người thầy thuốc xưa đúc kết, ghi nhận có vai trò quan trọng trong chẩn đoánvà điều trị các bệnh ở những tạng phủ khác nhau, ví dụ như Phế du là huyệt thuộckinh Bàng quang nhưng lại có tác dụng chủ yếu trên tạng Phế nên được người xưaxếp vào huyệt du ở lưng của tạng Phế. Người xưa cho rằng khí của tạng phủ tụ lại ở lưng tại một huyệt du tươngứng. * Huyệt mộ: Huyệt mộ cũng được tổng kết theo cùng nguyên lý như huyệt bối du,nhưng có hai điểm khác: - Huyệt mộ có vị trí ở ngực và bụng. - Huyệt mộ nằm trên nhiều đường kinh mạch khác nhau (ví dụ như huyệtThiên xu - huyệt mộ của Đại trường, nằm trên kinh Vị; huyệt Trung quản - mộhuyệt của Vị, nằm trên mạch Nhâm). * Huyệt ngũ du: Huyệt ngũ du là nhóm 5 huyệt, có vị trí từ khuỷu tay và gối trở ra đến ngọnchi. Chúng được gọi tên theo thứ tự tỉnh, huỳnh, du, kinh, hợp. Đặc tính của huyệt ngũ du là có thể điều trị những chứng bệnh của bản kinhrất tốt. Những huyệt ngũ du thường được sử dụng trong điều trị theo hai cách: theotác dụng chủ yếu của từng loại huyệt và theo luật ngũ hành sinh khắc (xin thamkhảo thêm chi tiết trong bài Nguyên tắc chọn huyệt). * Huyệt khích: Khích có nghĩa là khe hở, ý muốn diễn đạt đây là những khe nơi mạch khítụ tập sâu trong cơ thể. Về mặt vị trí, những khích huyệt thường tập trung phân bốở giữa kẽ gân và xương. Huyệt khích cũng thuộc vào những yếu huyệt của kinh mạch. Mỗi kinhmạch trong 12 kinh chính đều có một huyệt khích. Ngoài ra mỗi mạch âm kiểu,dương kiểu, âm duy, dương duy cũng có 1 huyệt khích. Tổng cộng có 16 huyệtkhích và tất cả đều nằm trên kinh chính. * Huyệt hội (bát hội huyệt): Huyệt hội là những huyệt có tác dụng chữa bệnh tốt cho những tổ chức(theo Đông y) của cơ thể. Có 8 loại tổ chức trong cơ thể: tạng, phủ, khí, huyết,xương, tủy, gân, mạch. Vì thế có tên chung là tám hội huyệt (bát hội huyệt). Támhuyệt hội đều nằm trên kinh chính và mạch Nhâm. * Giao hội huyệt: Là nơi những đường kinh và mạch (2 hoặc nhiều hơn) gặp nhau. Hiện tại,trong các sách châm cứu có tổng cộng 94 giao hội huyệt được liệt kê. Những giaohội huyệt đều nằm trên kinh chính và 2 mạch Nhâm, Đốc. Đặc tính của những huyệt giao hội là để chữa cùng lúc những bệnh của tấtcả những kinh mạch có liên quan (châm một huyệt mà có tác dụng trên nhiều kinhmạch). ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: