Danh mục

Đại cương về kim loại và hợp kim

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 179.45 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

A – KIM LOẠI I – VỊ TRÍ CỦA KIM LOẠI TRONG BẢNG TUẦN HOÀN - Nhóm IA (trừ H), nhóm IIA: các kim loại này là những nguyên tố s - Nhóm IIIA (trừ B), một phần của các nhóm IVA, VA, VIA: các kim loại này là những nguyên tố p - Các nhóm B (từ IB đến VIIIB): các kim loại chuyển tiếp, chúng là những nguyên tố d - Họ lantan và actini (xếp riêng thành hai hàng ở cuối bảng): các kim loại thuộc hai họ này là những nguyên tố f * Nhận xét:...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đại cương về kim loại và hợp kim Đại cương về kim loại và hợp kimA – KIM LOẠII – VỊ TRÍ CỦA KIM LOẠI TRONG BẢNG TUẦN HOÀN- Nhóm IA (trừ H), nhóm IIA: các kim loại này là những nguyêntố s- Nhóm IIIA (trừ B), một phần của các nhóm IVA, VA, VIA:các kim loại này là những nguyên tố p- Các nhóm B (từ IB đến VIIIB): các kim loại chuyển tiếp,chúng là những nguyên tố d- Họ lantan và actini (xếp riêng thành hai hàng ở cuối bảng): cáckim loại thuộc hai họ này là những nguyên tố f* Nhận xét: đa số các nguyên tố hóa học đã biết là nguyên tốkim loại (trên 80 %)II – CẤU TẠO VÀ LIÊN KẾT TRONG TINH THỂ KIMLOẠI1. Cấu tạo nguyên tử kim loại- Hầu hết các nguyên tử kim loại có 1, 2 hoặc 3 electron ở lớpngoài cùng- Bán kính nguyên tử của các nguyên tố kim loại (ở phía dưới,bên trái bảng tuần hoàn) nhìn chung lớn hơn bán kính nguyên tửcác nguyên tố phi kim (ở phía trên, bên phải bảng tuần hoàn)2. Cấu tạo mạng tinh thể kim loại (SGK lớp 10 trang 91)Có ba kiểu mạng tinh thể kim loại đặc trưng là lập phương tâmkhối, lập phương tâm diện và lục phương3. Liên kết kim loạiLà liên kết hóa học hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa iondương kim loại nằm ở các nút mạng tinh thể và các electron tựdo di chuyển trong toàn bộ mạng lưới tinh thể kim loạiIon dương kim loạiHút nhauIII – TÍNH CHẤT VẬT LÍ CỦA KIM LOẠI1. Tính chất chungKim loại có những tính chất vật lí chung là: tính dẻo, tính dẫnđiện, tính dẫn nhiệt và ánh kima) Tính dẻo: các lớp mạng tinh thể kim loại khi trượt lên nhauvẫn liên kết được với nhau nhờ lực hút tĩnh điện của các electrontự do với các cation kim loại. Những kim loại có tính dẻo cao làAu, Ag, Al, Cu, Zn…b) Tính dẫn điện: nhờ các electron tự do có thể chuyển dời thànhdòng có hướng dưới tác dụng của điện trường. Nói chung nhiệtđộ của kim loại càng cao thì tính dẫn điện của kim loại cànggiảm. Kim loại dẫn điện tốt nhất là Ag, tiếp sau là Cu, Au, Al,Fe…c) Tính dẫn nhiệt: nhờ sự chuyển động của các electron tự domang năng lượng (động năng) từ vùng có nhiệt độ cao đến vùngcó nhiệt độ thấp của kim loại. Nói chung kim loại nào dẫn điệntốt thì dẫn nhiệt tốtd) Ánh kim: nhờ các electron tự do có khả năng phản xạ tốt ánhsáng khả kiến (ánh sáng nhìn thấy)Tóm lại: những tính chất vật lí chung của kim loại như trênchủ yếu do các electron tự do trong kim loại gây ra2. Tính chất riênga) Khối lượng riêng: phụ thuộc vào khối lượng nguyên tử, bánkính nguyên tử và kiểu cấu trúc mạng tinh thể. Li là kim loại cókhối lượng riêng nhỏ nhất (d = 0,5 g/cm3) và osimi (Os) có khốilượng riêng lớn nhất (d = 22,6 g/cm3). Các kim loại có khốilượng riêng nhỏ hơn 5 g/cm3 được gọi là kim loại nhẹ (như Na,K, Mg, Al…) và lớn hơn 5 g/cm3 được gọi là kim loại nặng (nhưFe, Zn, Pb, Cu, Ag, Au…)b) Nhiệt độ nóng chảy: phụ thuộc chủ yếu vào độ bền liên kếtkim loại. Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là Hg (–39oC, điều kiện thường tồn tại ở trạng thái lỏng) và kim loại cónhiệt độ nóng chảy cao nhất là W (vonfam, 3410oC)

Tài liệu được xem nhiều: