Mô tả dược liệu:Thân rễ (còn gọi là củ) lớn dài 5-17cm có khi lớn hơn nữa, rộng 410cm, dày 2-4cm hoặc khoanh tròn, trên mặt có bụi màu vàng đẹp, chắc cứng và thơm gắt, cắt ra trơn nhánh, cắn dính vào răng là tốt. Tùy theo loại, có thứmềm đầu có màu vàng đen có thứ thịt khô ít dầu. Loại dầu nhiều bóng là tốt (Dược Tài Học).Bào chế:Đem nguyên củ ngâm vào nước lạnh, vớt ra rồi ủ vải bố ướt, sau 2-3 ngày xem thấy ở giữa lõi mềm tới rồi thì lấy xắt...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐẠI HOÀNG (Kỳ 2) ĐẠI HOÀNG (Kỳ 2) Mô tả dược liệu: Thân rễ (còn gọi là củ) lớn dài 5-17cm có khi lớn hơn nữa, rộng 4-10cm, dày 2-4cm hoặc khoanh tròn, trên mặt có bụi màu vàng đẹp, chắc cứngvà thơm gắt, cắt ra trơn nhánh, cắn dính vào răng là tốt. Tùy theo loại, có thứmềm đầu có màu vàng đen có thứ thịt khô ít dầu. Loại dầu nhiều bóng là tốt(Dược Tài Học). Bào chế: Đem nguyên củ ngâm vào nước lạnh, vớt ra rồi ủ vải bố ướt, sau 2-3ngày xem thấy ở giữa lõi mềm tới rồi thì lấy xắt hoặc bào lát mỏng phơi khô.Khi dùng có thể dùng sống sao với rượu, sao cháy đen, hoặc chưng...tùy theolương y. Phép chế Đại hoàng có nhiều cách: + Đem Đại hoàng chưng với rượu cho nát, phơi nắng, rồi tán bột, dùngmật trộn vào chế thành từng viên nhỏ, phơi khô (Trung Dược Đại Từ Điển). + Dùng Đại hoàng phiến thêm rượu chưng mấy lần là được (Dược TàiHọc). + Ngâm thuốc sống vào nước cho mềm, lấy ra, thái thành phiến, phơikhô. Dùng sống hoặc sao với rượu, hoặc sao thành than hoặc hấp chế (ĐôngDược Học Thiết Yếu). Cách dùng: 1- Tẩm, sao có tác dụng trị huyết bế. 2- Dùng sống làm thuốc tả hạ thanh nhiệt (Phương Pháp Bào Chế ĐôngDược). Thành phần hóa học: + Rhein, Aloe-Emodin, Emodin, Physcion, Chrysophanol (Tiêu BồiCăn, Dược Học Học Báo 1980, 15 (1): 35). + Physcion-8-O-Glucoside, Aloe-Emodin-8-O-Glucoside,Chrysophanol-8-O-Glucoside, Emodin-1-O-Glucoside, Emodin-8-O-Glucoside, Chrysophanol -1-O-Glucoside, Rhein-8-O-Glucoside (Fairbairn JW và cộng sự, Pharm Weekbl, 1965, 100: 1493). + Rheinoside A, B, C, D (Sơn Ngạn Kiều, Nhật Bản Sinh D ược HọcHội Đệ 31 Hồi Niên Hội Yếu Chỉ Tập 1984: 12). + Palmidin A, B, C, Sennidin A, B, C, Reindin A, B, C, Sennoside A, B,C, D (Lemli J và cộng sự, Planta Med, 1964, 12 (1): 107). Tác dụng dược lý: + Chất gây tiêu chảy của Đại hoàng là Anth raquinone. Tác dụ ng củathuốc chủ yếu là ở dại t trường, thuốc làm cho trương lực của đoạn giữa vàcuối đại trường tăng, nhu động ruột tăng, nh ưng không trở ngại cho việc hấpthu chất dinh dưỡng của tiểu trường. Nhưng trong Đại hoàng có chất Tanin vìthế sau khi tiêu chảy thường hay có táo bón. Hoặc liều nhỏ ( ít hơn 0, 3g/kg)thường gây táo bón (Chinese Hebral Medicine). + Tác dụng lợi mật: Nước sắc Đại hoàng làm tăng co bóp túi mật, giãncơ vòng Oddi khiến mật bài tiết (Trung Dược Học). + Tác dụng cầm máu: thuốc có tác dụng cầm máu, rút ngắn thờỉ gianđông máu, làm giảm tính thẩm thấu của mao mạch, cải thiện độ bền của th ànhmạch, làm tăng Fibrinogene trong máu, làm mạch máu co thắt tăng, kích thíchtủy xương tạo tiểu cầu, nhờ đó làm tăng nhanh thời gian đông máu. Thànhphần cầm máu chủ yếu là chất Chrysophanol (Trung Dược Học). + Tác dụng kháng khuẩn: Đại hoàng có tác dụng kháng khuẩn rộng,chủ yếu đối với tụ cầu, liên cầu, son g cầu khuẩn lậu, trực khuẩn bạch hầu, trựckhuẩn thương hàn, phó thương hàn, kiết lỵ. Thành phần ức chế vi khuẩn chủyếu là dẫn chất của Anthraquinone. Thuốc còn có tác dụng ức chế một số nấmgây bệnh và virút cúm (Trung Dược Học). + Nước sắc Đại hoàng cho chó gây mê uống, gây hạ áp. Liều nhỏ củaĐại hoàng kích thích tim ếch, liều lớn ngược lại, có tác dụng ức chế (TrungDược Học). + Thành phần Emodin và Rhein trực tiếp ức chế sự sinh trưởng của tếbào ung thư của Melanoma, ung thư vú và ung thư gan kèm trướng nước ởbụng nơi chuột (Chinese Hebral Medicine). + Nước sắc Đại hoàng có tác dụng lợi tiểu, bảo vệ gan và giảmCholesterol máu đối với thỏ bị gây cao Cholesterol và cho uống thuốc. Tuynhiên với chó bình thường thì không có tác dụng (Chinese Hebral Medicine). Tính vị: + Vị đắng, tính hàn (Bản Kinh). + Tính rất hàn, không độc (Biệt Lục). + Vị đắng, tính hàn (Trung Dược Học). Qui kinh: + Vào kinh Tỳ, Vị, Đại trường, Tâm bào, Can (Trung Dược Học). ...