Những bài thuốc kinh nghiệm hiện nay:1- “Thập táo thang” trị trúng phong thái dương kinh, biểu đã giải mà lý chưa hòa, đau tức ran sườn, hoặc vì nước đình tích mà ho, phù thủng thở gấp, đại tiểu tiện bí, Cam toại, Nguyên hoa, Đại kích, tán bột sắc với nước Đại táo uống (Thương hàn luận).2- Khống diên đơn: Đàm lưu trệ ở trên dưới hông cách, biến thành nhiều chứng bệnh, hoặc ở cổ gáy, ngực, lưng, hông, sườn, tay chân, đùi đau nhức không chịu được, do tê mất cảm giác như bại, Đại...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐẠI KÍCH (Kỳ 2) ĐẠI KÍCH (Kỳ 2) Những bài thuốc kinh nghiệm hiện nay: 1- “Thập táo thang” trị trúng phong thái dương kinh, biểu đã giải mà lýchưa hòa, đau tức ran sườn, hoặc vì nước đình tích mà ho, phù thủng thở gấp,đại tiểu tiện bí, Cam toại, Nguyên hoa, Đại kích, tán bột sắc với nước Đại táouống (Thương hàn luận). 2- Khống diên đơn: Đàm lưu trệ ở trên dưới hông cách, biến thànhnhiều chứng bệnh, hoặc ở cổ gáy, ngực, lưng, hông, sườn, tay chân, đùi đaunhức không chịu được, do tê mất cảm giác như bại, Đại kích, Cam toại, Bạchgiới tử, trộn nước làm viên (Tam nhân phương). Tham khảo: 1- Chức năng của Đại kích là trục thủy hóa ẩm, thích hợp trong ph ùthủng đàm ẩm do thiệt chứng. Người có khí lựïc tốt thì nên dùng nó. Ấy là loạithuốc có tính độc mạnh nếu dùng không đúng thì tổn thương tới nguyên khí.Lý Thời Trân đã nói rằng: “Lợi cho người rất nhanh mà cũng làm thương tổntới người, người suy nhược ốm yếu uống vào có thể thổ huyết, người thầythuốc không thể không biết được”. 2- Đại kích hạ được ác huyết, khối kết, sôi bụng, thông kinh nguyệt,trụy thai (Chân Quyền- Dược tính bản thảo, Đường). 3- Đại kích chửa mề đay, chứng phong độc s ưng chân, hàng ngày nấunước ngâm rửa chân thì khỏi (Tô Tụng - Gia Hựu đồ kinh bản thảo, Tống). 4- Đại kích là thuốc xổ độc, chữa bệnh vàng da dịch lây lan, sốt rét đangnóng nhiều hơn lạnh tan khối cứng ở bụng (Đại minh, Nhật hoa ch ư gia bảnthảo, Tống). 5- Đại kích bẩm thụ khí âm độc của trời đất mà sống, nên vị đắng tínhhàn mà có độc. Chân Quyền và Khiết Cổ lại cho kiêm vị cay sách Biệt lục lạicho kiêm vị ngọt. Đúng ra phải là cay nhiều hơn, không cay thì không có độcvậy. Vị đắng tính hàn nên giỏi về đi xuống và vào can thận. Vị này thì đi ngangkhông chỗ nào là không tới. Khiết Cổ lại cho rằng tả phế thì tổn tới chân khí,chủ về hạ cổ độc. Cổ độc ắt nóng ắt cay, cay thì đi vào tạng phủ, nên mượn cáitính hàn vị cay của nó đuổi cái cay nóng là nhằm lấy độc để công độc. Vị đắngtính hàn thì đi xuống và xổ được, nên trục được thủy tà còn lại. Thấp nhiệt vàđình ẩm ở trung hạ thành tích tụ. Vị đắng, cay, ngọt, tính hàn nên ta được nhọtsưng ở cổ nách, thông lợi đại tiểu tiện, xổ thuốc độc, thông kinh nguyệt. Vịcay đắng có độc, nên lại xổ thai được. Bệnh vàng da lây lan nếu không phảinguyên khí thực thì chớ dùng. Nội kinh viết “Tà chi sở tấu kỳ khí tất hư” ngườitrúng phong thì khí ắt hư. Phần cuối “Bản kinh” lại ghi rằng, nó chủ về trúngphong da dẻ đau buốt ói mửa là không phải. Phải chăng bệnh hư có thể dùngthuốc đắng hàn có độc để xổ không? Càng làm bệnh hư thêm nữa (Cù Hy Ung- Bản thảo kinh sơ, Minh). 6- Đại kích đắng, hàn, có độc, vào can và bàng quang, thông lợi đại tiểutiện, xổ được 10 loại bệnh thủy độc, trục huyết khối tích tụ, nấu chung với Táocho mềm, bỏ phần cứng phơi khô, tính âm hàn chạy giỏi, rất tổn chân khí,nguyên khí không thực mạnh, có thủy thấp đình ứ, không nên dùng lầm (Lý sĩTài - Bản thảo đồ giải, Minh). 7- Đại kích khí vị đắng hàn, tính thuần dương, đứng đầu thuốc xổ mạnh,trên tả phế khí dươí xổ thận thủy, nhưng kèm vị cay, đi bên cạnh kinh mạch,nơi nào cũng đến, ngâm nước có màu xanh, lại đi vào can đởm, nên sách đềughi xổ được 12 loại thủy độc, cổ độc đầy bụng đau. Lý Thời Trân ghi rằngphàm chất đờm nhớt, theo khí lên xuống, không nơi nào là không đến, vào tâmthì mê khiếu mà động kinh, vào phế thì khiến tắc nghẽn mà thành ho đờm dínhnhớt suyễn cấp, lạnh lưng. Vào can thì lưu lại thành tích tụ mà đau mạng sườn,nôn khan, khi nóng khi lạnh. Vào kinh lạc thì tê rần đau nhức. Vào gân xươngthì cổ gáy ngực lưng, thắt lưng mạng sườn, tay chân đau lan ngầm. Ba nguyênnhân gây ra bệnh tật (nội, ngoại nhân và bất nội ngoại nhân) cũng lấy Khổngdiên đơn chủ trị, bởi có Đại kích tiết được thủy thấp của tạng phủ, Cam toạihành được thủy thấp cuả kinh lạc. Bạch giới tử tán được đờm khí trong da,ngoài niêm mạc, ắt phải chứng thực, thực nhiệt, mạch thực mới được dùng, nếukhông thì sẽ tả phế thương thận, hai người không ít. Nếu trúng độc của nó chỉcó Xương bồ mới giải được. Đại kích màu tím sản xuất ở Hàng Châu là loạitốt, loại sản xuất ở phía Bắc màu trắng, không nên dùng vào thuốc. Nấu vớitương bỏ phần cứng rồi dùng, được Đại táo dùng chung thì không tổn thươngTỳ sợ Xương bồ, phản Cam thảo, mầm non gọi là Trạch tất cũng chữa về nhưĐại kích (Hoàng cung Tú - Bản thảo cầu chân, Thanh). 8- Khiết Cổ gọi Cam toại thuần dương còn Đại kích thì vị dương trongâm vậy “Bản kinh” ghi rằng Đại kích kiêm chủ chứng trúng phong, đau buốtngoài da, ói mửa. Tô Tụng cũng có trị phong mề đay và chứng sưng chân dophong độc, chỉ có do Can gây ra bệnh mà dùng tới nó vậy. Can là con củaThận, phàm trong ngũ hành khí của mẹ thịnh thì phải nhanh chóng tả con củanó. Nay vì do con mà tiết tà khí của mẹ làm c ...