Danh mục

ĐÁI THÁO NHẠT (Kỳ 2)

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 179.05 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

ĐTN trung ương (ĐTN thần kinh): Các thương tổn vùng dưới đồi tuyến yên gây suy tuyến yên có thể là nguyên nhân gây ĐTN, các thương tổn vùng dưới đồi như u sọ hầu(craniopharygiomas) hoặc các thương tổn khác của thần kinh trung ương do thâm nhiễm, thường dễ dẫn đến ĐTN. ĐTN cũng có thể do chấn thương, hoặc do các phẫu thuật u dưới đồi, u tuyến yên. ĐTN do gia đình, là một bệnh hiếm, do di truyền, xảy ra ở tuổi nhỏ.ĐTN vô căn thường xuất hiện ở cuối tuổi ấu thơ, thanh niên...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐÁI THÁO NHẠT (Kỳ 2) ĐÁI THÁO NHẠT (Kỳ 2) III. BỆNH NGUYÊN ĐÁI THÁO NHẠT 1. ĐTN trung ương (ĐTN thần kinh): Các thương tổn vùng dưới đồi tuyến yên gây suy tuyến yên có thể lànguyên nhân gây ĐTN, các thương tổn vùng dưới đồi như u sọ hầu(craniopharygiomas) hoặc các thương tổn khác của thần kinh trung ương do thâmnhiễm, thường dễ dẫn đến ĐTN. ĐTN cũng có thể do chấn thương, hoặc do các phẫu thuật u dưới đồi, utuyến yên. ĐTN do gia đình, là một bệnh hiếm, do di truyền, xảy ra ở tuổi nhỏ. ĐTN vô căn thường xuất hiện ở cuối tuổi ấu thơ, thanh niên và tuổi trưởngthành, bệnh cảnh cũng thường có sự giảm số lượng sợi thần kinh chứa ADH. Cókhoảng 30-40% các bệnh nhân có kháng thể trực tiếp neuron vùng dưới đồi tiếtADH. ĐTN do di truyền thường đi kèm với đái tháo đường, teo mắt, điếc, ĐTNvới rối loạn men của ADH lưu thông do gia tăng enzyme Vasopressinase xuất hiệnlúc mang thai. 2. ĐTN thận: Bệnh xuất hiện do thận không đáp ứng với tác dụng sinh lý của ADH, trongtrường hợp này ADH trong máu bình thường hoặc gia tăng. Các bệnh thận mạn tính, nhất là các bệnh gây tổn thương vùng tủy và cácống góp có thể dẫn đến ĐTN do thận. Các rối loạn điện giải: Hạ kali máu, tăng Calci máu làm giảm khả năng côđặc nước tiểu. Có nhiều loại thuốc góp phần làm xuất hiện bệnh ĐTN do thận như lithium,Demeclocycline, Methoxyflurane, Amphotericin B, Aminoglycosides, Cysplatin,Rifampiciny. Trong thai kỳ, một aminopeptidase từ nhau thai làm tăng chuyển hoá AVPgây thiếu AVP dẫn đến tiểu nhiều.. 3. Uống nhiều tiên phát (thói uống nhiều-potomanie): Thực chất không phải bệnh ĐTN, bệnh nhân uống nhiều do tâm lý. Lượngnước uống có thể nhiều hơn cả trường hợp ĐTN thật sự. Bệnh thường gặp trênmột cơ địa loạn thần, bệnh xuất hiện từ từ sau một sang chấn tâm lý. Phân biệt vớiĐTN dựa trên nghiệm pháp nhịn khát. IV. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG Các triệu chứng lâm sàng của ĐTN có thể xuất hiện đột ngột, tiến triểnnhanh chóng với 2 triệu chứng tiểu nhiều và uống nhiều. 1. Tiểu nhiều: Là triệu chứng chính của ĐTN, lượng nước tiểu từ 5-10 lít/ngày, có khi lênđến 15-20 lít/ngày, có khi ít hơn nhưng đặc biệt nước tiểu loãng như nước lã. 2. Khát và uống nhiều: Luôn luôn đi kèm với tiểu nhiều với 3 đặc điểm khát nhiều, không ngừng,không hết khát. Sự khát nước đánh thức bệnh nhân dậy trong đêm. Toàn trạng bệnh nhân vẫn tốt, trừ trường hợp ĐTN kèm sự thương tổn làmphá hủy vùng dưới đồi - tuyến yên. Nếu bệnh nhân không thể uống được (ví dụ hôn mê vì chấn thương sọ não,thuốc mê...) có thể dẫn đến tử vong. Các trường hợp chấn thương sọ não hoặc phẫu thuật ở đầu có thể làm xuấthiện bệnh cảnh này, cần theo dõi lượng nước tiểu, nồng độ huyết tương và nướctiểu ở bệnh nhân có hôn mê giúp ngăn ngừa thiếu nước trầm trọng, do ĐTN khôngđược chẩn đoán. Rất hiếm khi ĐTN kèm phá hủy trung tâm khát, làm trầm trọng nhanhchóng bệnh cảnh dẫn đến tử vong.Các trường hợp hẹp niệu đạo kèm gây thận ứ nước cũng rất hiếm.

Tài liệu được xem nhiều: