Đại triều nhạc và thường triều nhạc
Số trang: 12
Loại file: pdf
Dung lượng: 232.77 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Đại triều nhạc Là loại nhạc dùng trong các đại lễ tại triều đình - lễ Đại triều, để phân biệt với các loại nhạc dùng trong các Miếu thờ, Đàn tế... Cũng như các triều đại trước, lễ Đại triều của triều đình nhà Nguyễn mang tính nghi thức nhiều hơn là tín ngưỡng, và không gian thường gắn với sân triều - sân điện Thái Hòa, Ngọ Môn... Ngoài những lễ Đại triều được tổ chức thường kỳ hàng tháng vào các ngày sóc, vọng (ngày mồng một và ngày rằm) là những cuộc Đại triều nghi...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đại triều nhạc và thường triều nhạc Đại triều nhạc và thường triều nhạc 1. Đại triều nhạc Là loại nhạc dùng trong các đại lễ tại triều đình - lễ Đại triều, để phân biệt với các loại nhạc dùng trong các Miếu thờ, Đàn tế... Cũng như các triều đại trước, lễ Đại triều của triều đình nhà Nguyễn mang tính nghi thức nhiều hơn là tín ngưỡng, và không gian thường gắn với sân triều - sân điện Thái Hòa, Ngọ Môn... Ngoài những lễ Đại triều được tổ chức thường kỳ hàng tháng vào các ngày sóc, vọng (ngày mồng một và ngày rằm) là những cuộc Đại triều nghi không thường kỳ như lễ Đăng quang, lễ Vạn thọ, Thánh thọ, Tiên thọ (sinh nhât của vua và Hoàng Thái hậu, Hoàng Thái phi...), lễ Tiếp sứ, và các đại lễ hàng năm như lễ Hưng quốc khánh niệm (Quốc khánh), tết Nguyên đán v.v... Âm nhạc trong lễ Đại triều (Đại triều nhạc) vẫn bao gồm 3 thành tố như các loại nhạc khác: Dàn nhạc Theo Gs. Trần Văn Khê, đến năm 1832 (Minh Mạng thứ 13) Đại nhạc và Tế nhạc được dùng trong lúc có đại triều. Từ năm 1832 bỏ tế nhạc, có dàn nhạc Huyền nhưng chỉ để trưng bày mà không tấu nhạc. Hai ông Đỗ Bằng Đoàn và Đỗ Trọng Huề (Những Đại lễ và Vũ khúc của Vua chúa Việt Nam), có mô tả một cuộc lễ Đại triều đời Nguyễn, không rõ năm nào, đã cho thấy một danh mục dàn nhạc tham gia trong cuộc lễ, gồm : - Một tập hợp dàn nhạc gọi là Ty Bả lệnh giàn Nhã nhạc do nhạc sinh Hòa Thanh thự điều khiển. - Dàn nhạc huyền. - Thự Thanh Bình đội nhất, đội nhì, đội tam giàn 16 ca công. - Ty kỳ cổ đặt Đại nhạc (quân nhạc). - Ban Tiểu nhạc - Ty Nhã nhạc. - Bát âm. Ban Đại nhạc và Tiểu nhạc trong lễ Đại triều ở điện Thái Hoà Với danh mục dàn nhạc trên rất khó xác định đây là cuộc lễ Đại triều thuộc thời kỳ nào vì sự có mặt của tên dàn nhạc, tên tổ chức nhạc cung trong nhiều thời kỳ của vương triều nhà Nguyễn. Trong một tài liệu về lễ Đại triều năm 1916 (khải Định năm thứ nhất) do Th ượng thư bộ Lễ cung cấp,[1] cho ta thấy chỉ có Tiểu nhạc và Đại nhạc tấu trong lễ Đại triều, còn các dàn nhạc có các nhạc cụ bát âm cổ, như huân, trì, chúc, ngữ... thì hầu như chỉ để trưng bày. Điều đó, qua khảo sát một số tài liệu liên quan đến thiết Đại triều nghi thời kỳ này, chúng tôi thấy việc nhạc cụ chỉ trưng bày mà không tâú được sắp xếp trên các sân điện Thái Hòa, Cần Chánh, Phụng tiên đã trở thành một nghi thức. Bao giờ bên các hương án quan Võ cũng sắp đặt một số vật dụng quy định theo thứ tự : “các tán, các lọng vàng, các huy hiệu, vũ khí bằng gỗ và các nhạc cụ”...hoặc cách gọi tên có khác đi như : “...bày một long đình che tàn vàng, lọng vàng, giàn nghi trượng, nhã nhạc” [2] Một biên chế Đại nhạc dưới thời Tự Đức Nhạc chương Đại triều là một danh từ chung để chỉ nhiều cuộc lễ lớn trong một tháng, trong một năm, hay những cuộc lễ trọng không th ường kỳ diễn ra tại triều đình. Vì vậy, tùy theo nội dung của mỗi cuộc lễ mà có sự khác nhau về dàn nhạc cũng như nội dung bài bản diễn tấu. Sách Đại Nam Hội điển Sử lệ, quyển 99 có chép Nhạc chương mang chữ Bình gồm 5 chương khúc (chi chương) diễn tấu trong lễ Đại triều năm Minh Mạng thứ 11 (1830) mà Gs. Trần Văn Khê nêu dẫn trong công trình của ông là : Lý bình - khi vua lên tòa. Túc bình - khi các quan tề chỉnh. Khánh bình - khi các quan triều bái. Di bình - khi các quan bái tạ ơn vua. Hòa bình - khi vua về cung. Sách Những Đại lễ và Vũ khúc của Vua chúa Việt Nam có cho biết trong dịp lễ Tết Nguyên Đán ca sinh cũng hát 5 chương khúc trên. Tác giả không nói rõ vào năm nào dưới triều Nguyễn, nhưng căn cứ vào tổ chức dàn nhạc tấu lễ (Đại nhạc - Tiểu nhạc), thì có thể là từ thời Khải Định trở đi. Trong lễ Ban sóc (phát lịch), tấu sáu chương khúc: Hy bình - quan các tỉnh dâng biểu. Thuận bình - các thuộc quốc bái tạ ơn. Nguyên bình - quan Thiên văn dâng lịch. Hàm bình - các quan tạ ơn vua khi được phát lịch. Doãn bình - các quan mới thăng chức lạy tạ. Xiển bình - các tân tiến sĩ tạ ơn vua. Lễ Vạn Thọ Tứ tuần Đại khánh vua Minh mạng (1930) được tổ chức rất quy mô và trọng thể. Sau khi Đại nhạc tấu, vua l ên ngự tọa thì ca sinh tấu Nhạc chương mang chữ Thọ gồm 6 chi chương theo tiến trình lễ như sau : Nguyên thọ - khi vua ngự tọa, lễ quan đốt trầm. Trinh thọ - khi quan văn võ làm lễ lạy mừng đức vua. Vĩnh thọ - khi đọc ân chiếu. Hi thọ - khi sứ thần chúc mừng và tiến phương vật. Hiển thọ - khi các Thổ ty, Man cống tiến phương vật. Tuy thọ - khi Lễ thành, vua về cung. Theo Trần Văn Khê thì có thêm chương khúc Gia thọ khi các quan triều bái. Múa Lễ Ngũ tuần Hoàng Thái phi (thượng thọ) năm Khải Định thứ 2 (1917), ca sinh, vũ sinh múa hát chương khúc Sùng Khánh sau khi Khâm sứ đọc diễn văn chúc mừng và đáp từ của nhà vua ; hát chương khúc Tập Khánh khi vua làm lễ dâng rượu chúc mừng Thượng thọ, và Bản khánh khi các quan lớn nhỏ, các Tôn thất, Tôn sanh, các công tử, các Thích Lý (gia tộc của Hoàng Thái phi), các Kỳ lão...vào bái lạy chú ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đại triều nhạc và thường triều nhạc Đại triều nhạc và thường triều nhạc 1. Đại triều nhạc Là loại nhạc dùng trong các đại lễ tại triều đình - lễ Đại triều, để phân biệt với các loại nhạc dùng trong các Miếu thờ, Đàn tế... Cũng như các triều đại trước, lễ Đại triều của triều đình nhà Nguyễn mang tính nghi thức nhiều hơn là tín ngưỡng, và không gian thường gắn với sân triều - sân điện Thái Hòa, Ngọ Môn... Ngoài những lễ Đại triều được tổ chức thường kỳ hàng tháng vào các ngày sóc, vọng (ngày mồng một và ngày rằm) là những cuộc Đại triều nghi không thường kỳ như lễ Đăng quang, lễ Vạn thọ, Thánh thọ, Tiên thọ (sinh nhât của vua và Hoàng Thái hậu, Hoàng Thái phi...), lễ Tiếp sứ, và các đại lễ hàng năm như lễ Hưng quốc khánh niệm (Quốc khánh), tết Nguyên đán v.v... Âm nhạc trong lễ Đại triều (Đại triều nhạc) vẫn bao gồm 3 thành tố như các loại nhạc khác: Dàn nhạc Theo Gs. Trần Văn Khê, đến năm 1832 (Minh Mạng thứ 13) Đại nhạc và Tế nhạc được dùng trong lúc có đại triều. Từ năm 1832 bỏ tế nhạc, có dàn nhạc Huyền nhưng chỉ để trưng bày mà không tấu nhạc. Hai ông Đỗ Bằng Đoàn và Đỗ Trọng Huề (Những Đại lễ và Vũ khúc của Vua chúa Việt Nam), có mô tả một cuộc lễ Đại triều đời Nguyễn, không rõ năm nào, đã cho thấy một danh mục dàn nhạc tham gia trong cuộc lễ, gồm : - Một tập hợp dàn nhạc gọi là Ty Bả lệnh giàn Nhã nhạc do nhạc sinh Hòa Thanh thự điều khiển. - Dàn nhạc huyền. - Thự Thanh Bình đội nhất, đội nhì, đội tam giàn 16 ca công. - Ty kỳ cổ đặt Đại nhạc (quân nhạc). - Ban Tiểu nhạc - Ty Nhã nhạc. - Bát âm. Ban Đại nhạc và Tiểu nhạc trong lễ Đại triều ở điện Thái Hoà Với danh mục dàn nhạc trên rất khó xác định đây là cuộc lễ Đại triều thuộc thời kỳ nào vì sự có mặt của tên dàn nhạc, tên tổ chức nhạc cung trong nhiều thời kỳ của vương triều nhà Nguyễn. Trong một tài liệu về lễ Đại triều năm 1916 (khải Định năm thứ nhất) do Th ượng thư bộ Lễ cung cấp,[1] cho ta thấy chỉ có Tiểu nhạc và Đại nhạc tấu trong lễ Đại triều, còn các dàn nhạc có các nhạc cụ bát âm cổ, như huân, trì, chúc, ngữ... thì hầu như chỉ để trưng bày. Điều đó, qua khảo sát một số tài liệu liên quan đến thiết Đại triều nghi thời kỳ này, chúng tôi thấy việc nhạc cụ chỉ trưng bày mà không tâú được sắp xếp trên các sân điện Thái Hòa, Cần Chánh, Phụng tiên đã trở thành một nghi thức. Bao giờ bên các hương án quan Võ cũng sắp đặt một số vật dụng quy định theo thứ tự : “các tán, các lọng vàng, các huy hiệu, vũ khí bằng gỗ và các nhạc cụ”...hoặc cách gọi tên có khác đi như : “...bày một long đình che tàn vàng, lọng vàng, giàn nghi trượng, nhã nhạc” [2] Một biên chế Đại nhạc dưới thời Tự Đức Nhạc chương Đại triều là một danh từ chung để chỉ nhiều cuộc lễ lớn trong một tháng, trong một năm, hay những cuộc lễ trọng không th ường kỳ diễn ra tại triều đình. Vì vậy, tùy theo nội dung của mỗi cuộc lễ mà có sự khác nhau về dàn nhạc cũng như nội dung bài bản diễn tấu. Sách Đại Nam Hội điển Sử lệ, quyển 99 có chép Nhạc chương mang chữ Bình gồm 5 chương khúc (chi chương) diễn tấu trong lễ Đại triều năm Minh Mạng thứ 11 (1830) mà Gs. Trần Văn Khê nêu dẫn trong công trình của ông là : Lý bình - khi vua lên tòa. Túc bình - khi các quan tề chỉnh. Khánh bình - khi các quan triều bái. Di bình - khi các quan bái tạ ơn vua. Hòa bình - khi vua về cung. Sách Những Đại lễ và Vũ khúc của Vua chúa Việt Nam có cho biết trong dịp lễ Tết Nguyên Đán ca sinh cũng hát 5 chương khúc trên. Tác giả không nói rõ vào năm nào dưới triều Nguyễn, nhưng căn cứ vào tổ chức dàn nhạc tấu lễ (Đại nhạc - Tiểu nhạc), thì có thể là từ thời Khải Định trở đi. Trong lễ Ban sóc (phát lịch), tấu sáu chương khúc: Hy bình - quan các tỉnh dâng biểu. Thuận bình - các thuộc quốc bái tạ ơn. Nguyên bình - quan Thiên văn dâng lịch. Hàm bình - các quan tạ ơn vua khi được phát lịch. Doãn bình - các quan mới thăng chức lạy tạ. Xiển bình - các tân tiến sĩ tạ ơn vua. Lễ Vạn Thọ Tứ tuần Đại khánh vua Minh mạng (1930) được tổ chức rất quy mô và trọng thể. Sau khi Đại nhạc tấu, vua l ên ngự tọa thì ca sinh tấu Nhạc chương mang chữ Thọ gồm 6 chi chương theo tiến trình lễ như sau : Nguyên thọ - khi vua ngự tọa, lễ quan đốt trầm. Trinh thọ - khi quan văn võ làm lễ lạy mừng đức vua. Vĩnh thọ - khi đọc ân chiếu. Hi thọ - khi sứ thần chúc mừng và tiến phương vật. Hiển thọ - khi các Thổ ty, Man cống tiến phương vật. Tuy thọ - khi Lễ thành, vua về cung. Theo Trần Văn Khê thì có thêm chương khúc Gia thọ khi các quan triều bái. Múa Lễ Ngũ tuần Hoàng Thái phi (thượng thọ) năm Khải Định thứ 2 (1917), ca sinh, vũ sinh múa hát chương khúc Sùng Khánh sau khi Khâm sứ đọc diễn văn chúc mừng và đáp từ của nhà vua ; hát chương khúc Tập Khánh khi vua làm lễ dâng rượu chúc mừng Thượng thọ, và Bản khánh khi các quan lớn nhỏ, các Tôn thất, Tôn sanh, các công tử, các Thích Lý (gia tộc của Hoàng Thái phi), các Kỳ lão...vào bái lạy chú ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
văn hóa việt nam lịch sử việt nam sự phát triển của việt nam nguồn gốc nước việt nam hình thành nước việt namGợi ý tài liệu liên quan:
-
Đề tài 'Tìm hiểu thực trạng việc sống thử của sinh viên hiện nay'
13 trang 372 0 0 -
Bài tiểu luận: Phật giáo và sự ảnh hưởng ảnh hưởng của nó đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
18 trang 266 1 0 -
Tiểu luận: Văn hóa ăn uống của người Hàn
21 trang 189 0 0 -
Giáo án Lịch sử lớp 11 - Bài 9: Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ (Sách Chân trời sáng tạo)
9 trang 139 0 0 -
189 trang 118 0 0
-
Giáo trình Cơ sở văn hóa Việt Nam: Phần 1 - NXB ĐH Huế
99 trang 118 0 0 -
Tiểu luận: Giới thiệu chung về không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
10 trang 116 0 0 -
Giáo trình cơ sở văn hóa Việt Nam - Trần Quốc Vương (chủ biên)
31 trang 113 0 0 -
Tìm hiểu Việt Nam và Nhật Bản trong thế giới Đông Á: Phần 2
97 trang 105 0 0 -
Ảnh hưởng của văn hóa Việt Nam đến chiến lược marrketing của doanh nghiệp
8 trang 92 2 0