Năm 1978 tôi đi học sư phạm và ra dạy tiểu học đồng thời với ngày gia đình tôi chuyển lên vùng kinh tế mới. Nói đến “kinh tế mới” chắc hẳn người Việt, nhất là những người sống ở miền Nam chẳng lạ gì. Đã vào tháng chín, là mùa khai giảng nhưng nơi đây vẫn còn im ắng. Mọi người vừa mới đến nên còn đang bận rộn che lại mái nhà để ở và đi phát hoang để kiếm đất đai trồng trọt....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐẠI ÚY TRỞ VỀ ĐẠI ÚY TRỞ VỀNăm 1978 tôi đi học sư phạm và ra dạy tiểu học đồng thời với ngày gia đình tôi chuyểnlên vùng kinh tế mới. Nói đến “kinh tế mới” chắc hẳn người Việt, nhất là những ngườisống ở miền Nam chẳng lạ gì. Đã vào tháng chín, là mùa khai giảng nhưng nơi đây vẫncòn im ắng. Mọi người vừa mới đến nên còn đang bận rộn che lại mái nhà để ở và đi pháthoang để kiếm đất đai trồng trọt.Tôi và những người bạn cầm quyết định đến trình diện với “điểm” * và được biết nơi đâychưa có trường học. Vùng kinh tế mới có 3 thôn, mỗi thôn cách nhau khoảng 5 cây sốđường đồi núi. Trong nhóm giáo viên về đây chỉ có tôi là có gia đình tại chỗ, các bạn tôiđều từ đồng bằng lên dạy học, tất cả đều là thầy giáo, lúc ấy chưa có bóng dáng cô giáonào, có lẽ bởi vì vùng kinh tế mới lúc này vẫn đang còn là nơi rừng thiêng nước độc,không ai nở để con gái về làm việc nơi đây.Riêng thôn bên cạnh thì có nhiều cô giáo, lớn tuổi hơn chúng tôi một chút. Hỏi ra thì biếtcác cô ấy dạy học từ trước biến cố 1975 và tiếp tục được giữ lại để dạy học. Hỏi thêmchút nữa thì hóa ra các cô ấy là vợ sĩ quan VNCH, đi kinh tế mới dạy học để chờ chồngvề. Tự nhiên giữa tôi và các cô giáo ấy có sự đồng cảm và quí mến nhau, có lẽ vì cùngchung một hoàn cảnh. Tới nay tôi vẫn còn nhớ cô Quỳnh Như, hiệu phó, cô Như Thủy, tổtrưởng lớp 1 và cô Ngọc Lê tổ trưởng lớp 3. Cả ba người đều có chồng là trung úy. Cô Lêvà cô Thủy đều đã có một đứa con, riêng cô Như thì chưa. Cô nói: “Vừa mới cưới nhaucó mấy tháng là xảy ra chuyện, ảnh đi luôn tới giờ nên chưa kịp có con”. Cô vừa nói vừacười, một nụ cười buồn trên khuôn mặt đẹp.Công việc đầu tiên của tôi là đi đến từng nhà để ghi tên tuổi trẻ em trong thôn, xem thửem nào đang học lớp mấy, em nào đã đến tuổi đi học mà sắp xếp lớp lang cho năm học đãbị muộn màng. Sang tháng 10, giáo viên thì đã có nhưng trường lớp vẫn chưa, mọi ngườiđều nóng ruột e ngại con em sẽ lỡ mất chuyện học hành. Mọi người trong thôn bàn bạc vàcó sáng kiến dùng những căn nhà tạm của những người “bỏ vùng”* ở rãi rác trong thônlàm lớp học tạm. Chúng tôi về “điểm” xin bàn ghế và sách giáo khoa, vài ngày sau xe tảichở về và các lớp học lần lượt “khai giảng”, ê a tiếng học bài giữa một vùng núi rừnghoang lạnh.Cô Như Thủy nói với tôi:- Thôn chưa có cô giáo, thôi thì Huy dạy lớp 1 nhé.Tôi giãy nảy:- Trời! Em con trai mà dạy lớp 1 sao được. Mấy đứa nhỏ này đi học còn khóc nhè sao màdỗ được chớ.- Em phải cố gắng thôi chớ biết sao. Chẳng lẽ tụi chị tuốt dưới kia lên đây dạy hay sao?Tôi chống chế:- Thì cũng còn mấy đứa kia kìa…Cô Như Thủy cười:- Tụi nó cũng con trai như em thôi mà, để tụi nó dạy mấy lớp khác. Em “cũng là người ởkinh tế mới mình”, gởi con nhỏ cho em phụ huynh sẽ yên tâm hơn. Để năm học tới có côgiáo về thì tính sau, nghen HuyTôi chẳng còn lý do gì để từ chối, đành phải chấp nhận dạy học sinh lớp 1 bé xíu xiu. Vàrồi tôi đã dạy lớp 1 suốt ba năm liền, vì đợi hoài mà không thấy có cô giáo nào về…xxxNói về dạy học thì có nhiều chuyện sẽ kể trong những lần sau, ở đây chỉ nhớ mấy cô giáovợ trung úy và tôi, thằng thanh niên mới lớn cũng có cha và anh là những sĩ quan của mộtthời tan tác. Tháng 12 ngôi trường đã được làm xong, dĩ nhiên là mái tranh vách đất, dobà con trong thôn phân công nhau dựng nên. Có 2 dãy phòng học, mỗi dãy 3 lớp đối diệnnhau. Dãy nhà nối giữa là văn phòng và là chỗ ở của giáo viên. Mỗi phòng học có 3 cửasổ và 1 cửa ra vào, rộng không kể xiết, có lẽ vì núi rừng sẵn gỗ sẵn cây hà cớ gì hà tiện.Chúng tôi hăm hở chuyện dạy học một cách chân tình…Theo qui định, dạy học thì phải soạn giáo án, tôi dị ứng chuyện này kinh khủng. Chỉ mỗiviệc gọt bút chì và viết chữ mẫu cho tụi nhỏ là tôi đã muốn hụt hơi nói chi chuyện giáo ángiáo iếc! Tôi than thở với cô Quỳnh Như:- Miễn cho cái chuyện giáo án đi chị Như ơi, tốn thời gian quá, dạy thì tùy cơ ứng biếnthôi mà, có gì đâu mà soạn sẵn chứ.Chị Như chép miệng:- Chị cũng biết, nhưng cái nguyên tắc ở trên qui định như vậy thì chị cũng chả biết xoayxở ra sao, em cứ liệu liệu xem…Hóa ra cái “liệu liệu xem” là trước mỗi lần thanh tra hay dự giờ tôi đều nhận được lá thưviết tay do chị Như gởi, báo cho biết ai đi kiểm tra, là tỉnh về hay chỉ là phiên định kỳ củaban giám hiệu. Và tôi đã hiểu. Tôi lấy một quyển vở mới soạn một lèo cả tuần giáo án,không quên ghi chú vào đầu quyển: “tập 3”, hàm ý là còn có tập 1 và tập 2 đã soạn trướcđó. Chị Như xem xong ghi vào mấy chữ: “đã kiểm tra, ngày tháng năm, ký tên”… rồi lầnsau tôi lại cứ tiếp tục như vậy. Cũng có khi trong đoàn kiểm tra có người hỏi các tập giáoán trước đâu, tôi trả lời cất ở nhà… Cứ như vậy suốt mấy năm tôi dạy học chẳng phảisoạn bài, nhàn nhả không ai bằng…xxxQua năm học tiếp theo cô Quỳnh Như bị bệnh, suốt ngày nằm rủ rượi một mình trong cănnhà tôn vắng vẻ. Tôi tới thăm nói: “Coi chừng sốt rét là mệt à nghen”. Cô Như Thủykhều tay tôi ra ngoài nói nhỏ: “Không phải sốt rét đâu, hôm ...