Danh mục

Dám thất bại - Chương 5&6

Số trang: 16      Loại file: doc      Dung lượng: 112.50 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 7,000 VND Tải xuống file đầy đủ (16 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ngày nay, trên thị trường có rất nhiều sách bàn luận về sự thành công. Làm thế nào để thành công, làm thế nào để đạt được điều mình mong muốn,v.v….. Theo như tôi biết, có rất ít sách viết về chủ đề thất bại. Tôi đoán rằng sở dĩ sự thất bại không được nhắc đến nhiều là vì cả xã hội chúng ta đã được “lên chương trình” để tránh xa sự thất bại
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dám thất bại - Chương 5&6 CHƯƠNG 5: THẤT BẠI Ngày nay, trên thị trường có rất nhiều sách bàn luận về sự thành công. Làm thế nào để thành công, làm thế nào để đạt được điều mình mong muốn,v.v….. Theo như tôi biết, có rất ít sách viết về chủ đề thất bại. Tôi đoán rằng sở dĩ sự thất bại không được nhắc đến nhiều là vì cả xã hội chúng ta đã được “lên chương trình” để tránh xa sự thất bại. Vì thế, chúng ta xem thường những kẻ bị thất bại và nhìn những kẻ “bỏ cuộc” bằng con mắt khác hẳn. Thất bại bị xem là điều cấm kỵ. Chúng ta đánh giá người khác qua những thành tựu họ đạt được. Chúng ta đánh giá cao “sự thành công” và đánh giá thấp, thậm chí không thèm nhìn nhận “sự thất bại”. Vậy liệu sự thất bại có giá trị hay chẳng có ý nghĩa gì cả? Nếu thật sự là thế, tại sao nó lại hiện diện trong cuộc đời của tất cả những vĩ nhân, mà qua sách vở tôi đã may mắn biết đến tại sao càng chịu nhiều thất bại, họ lại càng trở nên vĩ đại hơn? Thậm chí tôi có thể nói rằng những thất bại “vĩ đại” đã thật sự làm nên những con người “vĩ đại”! Có rất ít vĩ nhân chưa từng chịu đựng gian khổ và thất bại trong cuộc đời. Thật ra, gian khổ và thất bại tạo ra rất nhiều vĩ nhân và tôi dám nói rằng giá trí của sự thất bại lớn hơn nhiều so với sự thành công. Nhưng than ôi, nhiều người không nhận ra điều đó; suốt ngày, chúng ta chỉ nghĩ đến chiến thắng và chiến thắng mà tôi. Ta có thể tóm tắt quan điểm này bằng một phát biểu của Vincent Lombardi (một huấn luyện viên của Mỹ): “Chiến thắng không phải là việc một sớm một chiều, mà là việc của cả đời.” Tôi hoàn toàn không có ý xúc phạm đến ông Lombardi vì tôi biết ông chỉ muốn nói lên ý nghĩ của mình. Nhưng tiếc thay, đôi khi người ta lại hiểu nó một cách quá máy móc. Theo tôi, ta nên hiểu như thế này: “Chiến thắng và thất bại không phải là việc một sớm một chiều Chiến tháng và thất bại là việc suốt đời” Chiến thắng được ca ngợi quá nhiều đến nỗi ta đã quên mất một việc, đó là nhờ những bại học từ sự thất bại mà ta trở thành những người chiến thắng vĩ đại hơn! Thật hết sức nguy hiểm khi chỉ ca ngợi chiến thắng và thành công vì nhiều người đã cố gắng mà vẫn thất bại, sẽ có định kiến về thất bại và không bao giờ có thể gượng dậy được nữa. Qua báo chí, ta đã từng biết đến nhiều nhân vật thành đạt đã tìm đến cái chết sau một lần thất bại nặng nề. Những thanh niên đã từng dám thử sức nhưng gặp phải thất bại thường dễ lâm vào tình trạng tuyệt vọng và tìm quên lãng. Không phải những thanh niên này không thể đương đầu với thất vại mà vì thương tổn do thất bại gây nên quá nặng nề; thêm vào đó, xã hội đã rút hết “những tấm ván” ngay bên dưới họ, khiến họ không cò sự chọn lựa nào khác ngoài việc chấp nhận “chìm xuồng”! Ta cũng từng biết đến câu châm ngôn: “Hãy cho tôi mười kẻ thất bại ê chề, tôi sẽ trả lại bạn mười người thành công rực rỡ”. Cách đây một thời gian, không biết may hay rủi, tôi đã được xem một trận đấu quần vợt. Chưa bao giờ tôi thấy một người thua cuộc thảm hại đến như vậy. Dường như có rất nhiều người thua cuộc như thế trên thế giới và họ có thể thoát khỏi những lời gièm pha. Hình như người ta tin rằng, nếu nguyền rủa và bang bổ lúc thất bại, sau ngày bạn sẽ có tiềm năng để trở thành người chiến thắng vẻ vang. Nhưng tôi lại nghĩ, cùng lắm những người như thế chỉ có thể là người thắng cuộc “tệ hại” chứ không thể là người chiến thắng “vĩ đại”. Tôi tin rằng người chiến thắng vĩ đại là người hiểu được thất bại thật sự là gì! Như câu châm ngôn dưới đây: “Hãy cho tôi 10 người thất bại đã hiểu được ý nghĩa của sự thất bại, tôi sẽ trả lại bạn 10 người thành ông rực rỡ!” Có lẽ đây là một quan niệm sai lầm về cái gọi là “sự thành công”. Nhiều người có khuynh hướng kết hộp thành tích với thành công và kết hợp thành tích chưa đạt được với sự thất bại. Nếu bạn giành được một thỏi vàng, bạn là người thành công. Còn ngược lại, nếu chưa từng có được mẩu vàng nào, bạn là kẻ thất bại. Nếu bạn có bằng cấp, bạn là người thành công. Không có, bạn là kẻ thất bại. Nếu hoàn tất được hợp đồng, bạn là người thành công. Không hoàn tất được, bạn là kẻ thất bại. Nếu tìm được việc, bạn là người thành công. Không tìm được, bạn là kẻ thất bại. Nếu biết cách chinh phục người yêu, bạn là người thành công. Không biết cách, bạn là kẻ thất bại. Một số người định nghĩa “ sự thành công” là một cuộc hành trình kéo dài từ ngày này qua ngày khác, hướng về một mục tiêu có giá trị được đề ra từ trước. Theo tôi, đây là một trong những định nghĩa hay nhất về sự thành công. Nhưng điều mà tôi thật sự muốn nhắm đến ở đây là khía cạnh thất bại của cuộc hành trình. Có phải nó thật sự tệ hại không? Tron cuộc hành trình xuyên suốt cuộc đời mình, ta luôn nghĩ rằng nắng có lợi cho ta - và đặt nó ngang hàng với thành công, còn mưa thì có hại nên luôn bị gắn liền với thất bại. Hầu hết chúng ta đều không thích mưa. Ta chỉ yêu thích nắng. Ta thích những lúc hạnh phúc hơn những khi đau khổ. Nhưng phải chăng tất cả những giây phút hạnh phúc đều tuyệt vời và những khoảnh khắc đau khổ tệ hại? Điều gì sẽ xảy ra nếu ...

Tài liệu được xem nhiều: