Danh mục

Đàn ai một tiếng dương tranh

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 158.63 KB      Lượt xem: 23      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bên tai tôi tới giờ vẫn còn văng vẳng một câu hát, đó là câu đầu trong bài Thét nhạc mở màn cho Liên hoan Ca trù toàn quốc 2005 tại Hà Nội, cũng là câu Dương Khuê mượn làm câu kết trong Đào Hồng Đào Tuyết - bài Hát nói được chọn làm tiết mục bắt buộc với tất cả các đào nương tham dự Liên hoan. Vì thế trong hai ngày liền tại Văn Miếu cổ kính đã vang lên không biết bao nhiêu lần qua các giọng ca khác nhau cùng một câu hát: «Đàn ai...»....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đàn ai một tiếng dương tranh Đàn ai một tiếng dương tranh Bên tai tôi tới giờ vẫn còn văng vẳng một câu hát, đó là câu đầu trong bàiThét nhạc mở màn cho Liên hoan Ca trù toàn quốc 2005 tại Hà Nội, cũng là câuDương Khuê mượn làm câu kết trong Đào Hồng Đào Tuyết - bài Hát nói đượcchọn làm tiết mục bắt buộc với tất cả các đào nương tham dự Liên hoan. Vì thếtrong hai ngày liền tại Văn Miếu cổ kính đã vang lên không biết bao nhiêu lần quacác giọng ca khác nhau cùng một câu hát: «Đàn ai...». Hai ngày được sống trọn vẹn trong một bầu không khí tưng bừng mà trangnghiêm, trong cảnh Hát cửa đình theo phong cách xưa, có trống chiêng liên hồi,trầm hương nghi ngút, có dâng lễ vật, múa bỏ bộ, múa bát dật. Thật đẹp mắt đượcngắm nhìn những vũ nữ xiêm y lộng lẫy, thật êm tai được thưởng thức những điệuhát cung đàn. Lời thơ hòa với tiếng nhạc, giọng ca thêm đẹp thêm duyên nhờ cáchém hơi nhả chữ, quyện trong tiếng đàn khi vê khi vẩy, khi bổng khi trầm, lúc maulúc chậm, cuốn theo nhịp khoan nhịp dồn giòn giã của phách con phách cái, tiếngtom chát vừa chấm câu vừa phê phán của trống chầu. Thật, mà tôi cứ ngỡ như mộtgiấc mơ! Tôi sẽ không tường thuật chương trình mà chỉ muốn ghi lại vài cảm nghĩ vềcuộc Liên hoan đã để lại nhiều ấn tượng trong tôi. Trước hết, tôi muốn nêu những yếu tố căn bản mà Ca trù có được, đủ điềukiện để làm hồ sơ đệ trình Unesco xét duyệt vào danh sách những kiệt tác di sảnphi vật thể và truyền khẩu của nhân loại: 1) Có bề dầy của lịch sử và chiều sâu của nghệ thuật. 2) Đã có lúc bị chìm trong quên lãng, dù là một nghệ thuật cao siêu và độcđáo sanh ra từ thuở xa xưa tại Việt Nam chớ không du nhập từ nước ngoài. 3) Chánh quyền rất quan tâm đến việc giữ gìn và phát huy nghệ thuật catrù: Unesco sẽ không tôn vinh một nghệ thuật đã không còn chỗ đứng trong xã hộihiện nay. Trong Liên hoan này, Ca trù được khẳng định là một «di sản phi vật thểquí báu của dân tộc» và Bộ trưởng Bộ Văn hóa thông tin đã «giao trách nhiệm choCục Nghệ thuật biểu diễn phối hợp với Sở Văn hoá Thông tin Hà nội, Sở Văn hoáThông tin Hà Tĩnh tổ chức Liên hoan Ca trù toàn quốc năm 2000» (phát biểu củaThứ trưởng Bộ Văn hoá Thông tin Lê Tiến Thọ). 4) Nghệ thuật Ca trù được quần chúng yêu mến : trong đợt Liên hoan nàytại Khu di tích Nguyễn Du ở Hà Tĩnh (26-27/3/05) và Văn Miếu - Quốc Tử Giámở Hà Nội (2-3/4/05) lúc nào cũng đầy nghẹt người đến nghe hát, xem múa. 5) Được tuyên truyền trên các báo, Đài phát thanh, Truyền hình: Liênhoan được đưa tin đầy đủ lễ khai mạc, các buổi thi, lễ phát giải và lễ bế mạc chođông đảo quần chúng có thể theo dõi từ xa. 6) Các nghệ sĩ, chuyên gia cũng thiết tha với việc bảo tồn, phát huy nghệthuật Ca trù : Liên hoan đã hội tụ các nghệ nhân cao niên, các nghệ sĩ trung niênvà những mầm non, tất cả trên 70 diễn viên từ 20 CLB Ca trù , cùng các nhànghiên cứu, sử gia, thi sĩ yên mến nghệ thuật Ca trù. 7) Được Quỹ Ford tài trợ: sau khi xem xét và nhìn nhận giá trị đặc biệt củanghệ thuật Ca trù, quỹ Ford đã tài trợ tổ chức Liên hoan. Sự tài trợ này có giá trịnhư một cuộc sơ khảo của Unesco. Nhiều hình ảnh và âm thanh ghi trong Liên hoan sẽ là những minh họa sốngđộng cho phần giới thiệu nghệ thuật Ca trù trong hồ sơ đệ trình Unesco. Trên đây là những điều kiện cần để Ca trù có thể trở thành một «ứng cửviên » được Unesco xem xét và đánh giá. Điều đáng mừng là Liên hoan Ca Trù toàn quốc năm 2005 đã cho thấy cáiđẹp của hình thức đi đôi với chiều sâu của nghệ thuật. Không những nghệ sĩ biểu diễn mặc quốc phục, mà cả Ban giám khảo - từchánh khảo PGS.TS Vũ Nhật Thăng đến các ủy viên - đều rất đẹp trong chiếc áothe, đầu chít khăn đen, còn các bà mặc áo dài nhung đen, tóc bỏ đuôi gà. Vũ nữcũng mặc xiêm y theo truyền thống, áo năm thân, thắt lưng lụa màu, tay cầm quạtcầm hoa, khi múa Cửa đình đi chân trần theo đúng nghi lễ ở chốn trang nghiêm.Bàn chân của phụ nữ Việt Nam, cũng như của phụ nữ nhiều nước châu Á rất đẹp.Đài truyền hình Pháp có lần chỉ quay bàn chân và bước đi của các thiếu nữPhilipin trong đoàn Bayanihan sang châu Âu biểu diễn với lời giới thiệu: «Mời quívị xem bàn chân và dáng đi dẹp nhứt thế giới ». Các vũ nữ Lào, Khmer, Indonesia,Ấn Độ đều đi chân không. Ngắm bàn chân của các cô gái Việt Nam khi đi tới đilui, lúc bước qua bước lại, tôi cứ nhớ đến chàng trai trong câu hát Trống quân «đểanh mua gạch Bát Tràng, xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân», nhớ tới cô gáiHuế «nhón chân bước thuyền» đã làm cho cố Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước phải «tìnhmơ thương nhớ» trong bài Hương giang dạ khúc. Theo tôi, mặc quốc phục xưa đâu phải vì muốn giống vua quan thời phongkiến, mà để cho hình thức phù hợp với nội dung, nghệ thuật được toàn diện từngoài đến trong. Người phương Tây uống rượu champagne bằng ly thủy tinh haypha lê, uống bia dùng loại «chope», người Trung Quốc hay Việt Nam ...

Tài liệu được xem nhiều: