Danh mục

Dang Dở

Số trang: 22      Loại file: pdf      Dung lượng: 181.11 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Buổi chiều hôm đó đồn Cộng Hòa và núi Giàng nghỉ, không câu “canh nông” xuống làng, mọi người ngoi đầu chui ra miệng hầm nghe và hít thở không khí chiến tranh, cái không khí ngột nhạt xen lẫn mùi thuốc súng, mùi hôi và khét như mùi thịt nướng quá lửa! Tiếng súng AK, tiếng Thompson thôi nổ. Người đàn ông chân còn dính bùn, loại bùn bám bên chân những gốc lúa, gốc rạ màu đen xám bám chặt vào da thịt của người nông dân; mặc quần đùi màu đen và chiếc áo nâu bạc phết,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dang Dở Dang DởBuổi chiều hôm đó đồn Cộng Hòa và núi Giàng nghỉ, không câu “canh nông” xuốnglàng, mọi người ngoi đầu chui ra miệng hầm nghe và hít thở không khí chiến tranh, cáikhông khí ngột nhạt xen lẫn mùi thuốc súng, mùi hôi và khét như mùi thịt nướng quá lửa!Tiếng súng AK, tiếng Thompson thôi nổ. Người đàn ông chân còn dính bùn, loại bùnbám bên chân những gốc lúa, gốc rạ màu đen xám bám chặt vào da thịt của người nôngdân; mặc quần đùi màu đen và chiếc áo nâu bạc phết, mái tóc hớt cua cụt hơn tóc nhàbinh, mặt hình chữ điền và không hề dính một chút sợ hãi, bước chân ra khỏi miệng hầmquay đầu lại bảo:“Ngồi yên trong đó.”Hai bắp chân to như bắp chuối đè lên hai bàn chân trần truồng, người đàn ông bắt đầu rờikhỏi miệng hầm. Những tiếng chân nhỏ dần, và càng lúc càng đi xa. Chỉ còn để lại bêntrong cái hầm, chiều ngang chừng một mét rưởi, chiều dài chừng ba mét và sâu đủ để mộtngười nhỏ con đi không đụng đầu, một màu đen và hơi đất như muốn ngột thở với nhữngánh mắt như mắt mèo trong bóng tối. Một hồi sau tiếng chân kêu thình thịch càng lúccàng lớn đi dần đi về miệng hầm, và dưới hầm người ta nghe:“Cái ngữ chó chết, nói chỉ bắn đại bác một trăm lẽ năm ly không giật mà sao nhà cửasụp hết, quân ác ôn.”Mặt mũi người đàn ông đỏ như cóc tía, sau một hồi đi nghe ngóng và xem xét tình hìnhtrở lại miệng hầm bảo:“Đi lên được rồi.”Chiến trường tạm ngưng. Xóm làng nằm im thở khói!Bên nầy rút đi, bên kia trở lại mang xác đồng đội đem về chôn cất. Ngôi làng trông thêlương còn hơn bãi tha ma. Đó đây một vài căn nhà trúng bom đang bốc khói. Tiếng chânngười và những con mắt tò mò liếc xa ra ngoài ngõ. Vài người vội vã chạy ra đồng quơnhững gì còn sót lại chiều hôm qua khi tiếng đại bác 105 ly không giật châm ngòi ở đầulàng. Người ta gọi đại bác 105 ly không giật, vậy mà nó nổ chỗ nào nhà cửa sụp chỗ đó!Hồi đó dường như đêm nào Thanh cũng nghe tiếng đại bác. Người ta nói “Đại bác ruđêm”! Riết như cơm bửa! Rồi chai luôn nên giấc ngủ vẫn cứ đi vào màng đêm âm u giữatiếng đì đùng. Thanh trở nên lì và đùa giỡn với đại bác. Mỗi lần đại bác câu vào làng mànó nghe tiếng hú véo véo là nó tỉnh bơ không chạy xuống hầm, mà còn đứng trơ ngườinhìn theo cái thứ không giật này làm sụp nhà ai! Nó đặt thành định luật là, hể nghe đượctiếng hú thì khỏi sợ chết vì đại bác đã bay qua khỏi đầu xa rồi. Có nghĩa là đại bác bayqua trước rồi tiếng hú mới theo sau.Chiến tranh thì càng ngày càng lớn và sự chết chóc cũng tăng theo tỷ lệ thuận. Đến mộtlúc cha mẹ nó phải lựa chọn: Một là ở lại, hai là bỏ đi. Nhưng ở lại đồng nghĩa với chấpnhận theo địch và dùng đầu đội bom. Nhưng đi cũng không dễ vì “chính quyền” nào vừachiếm được đất mà muốn mất dân đâu! Nên vất vả lắm cả nhà nó mới trốn bỏ được cáinơi chôn nhau cắt rún. Và không lâu sau đó, xóm làng trở nên vắng vẽ một cách lạthường!Thanh ngày đó vừa lên mười bảy. Ngày chạy giặc nó có nhiệm vụ quan trọng là phảimang con Trix đi cho bằng được.Nó dẫn con Trix lội bộ gần một ngày đường mới đến trại định cư Thu Lộ. Ở đó được haitháng thì cha nó đem bán con Trix, gom góp được đồng nào rồi mang cả gia đình vàoNam cho an toàn. Ngày cha nó đem bán con Trix Thanh buồn dịu vợi, cả một phần tuổithơ của nó dính liền với con Trix. Nó không chỉ là một con bò lai giống, to, khỏe mạnhphi thường, mà còn là một người bạn, người bạn đã đem lại cho Thanh những giây phúthào hùng sau những lần chiến thắng “đổi lộn” nãy lửa.Quê hương bỏ lại sau lưng, bỏ ruộng đồng, vườn tược, bỏ lại tuổi thơ bên lũy tre làng,Thanh cùng gia đình di tản vô đô thành Sài Gòn nhộn nhịp.Cha của Thanh là một ông phó Đại Diện, một ông phó Đại Diện mãn khóa, và cuộc sốngđã trở lại với ruộng đồng, nương khoai, lúa thóc, nên, đi đâu làm gì cũng khồng bằng làmruộng. Cái nghề đã bám chân qua nhiều đời.Những ngày chân ướt chân ráo bước vào Sài thành đô hội, cha của Thanh được mộtngười cùng quê giới thiệu cho một người nông dân nửa mùa. Nói rằng nửa mùa vì ngườinông dân này cũng chạy giặc từ một miền quê Nam bộ, có hôm đi làm thợ ở công sở cóhôm đi gặt lúa thuê. Ông tên Tư Lùn, người rất chân chất hiền như cục đất, mang vợ convề đô thành Sài Gòn bám trụ, tìm sống qua ngày chờ lúc thanh bình trở về quê.Ông Tư Lùn mua được một nền nhà nhỏ nằm giữa ruộng. Ngày đó thật sự không biết nhàông Tư thuộc thôn xóm nào, chỉ biết nhà nằm xa, cheo leo một mình bên những đámruộng gần kho 18 ở Tân Thuận (nay là khu chế xuất Tân Thuận bên cạnh cầu Phước Mỹ,quận 7.) Ngày đó muốn đến nhà ông Tư thì từ Tân Thuận Đông lấy Tỉnh Lộ 15 đi vềhướng Nhà Bè, qua khỏi khu phế thải vật liệu (hầu hết là gỗ vụn và đinh do “sở Mỹ” phếthải sau khi gở hàng hóa) xong quẹo trái vào con đường đất. Đi thêm hơn một cây số giữaruộng đồng, bờ mương ngòng ngoèo rồi sẽ thấy một căn nhà lá, vách và mái đều làmbằng lá dừa nước nằm bên cạnh con mương. Đó là nhà của gia đình ông Tư. Không ai cóthể lạc vì ngoài căn nhà lá trên cánh đồng đó, xa lắm người ta mới thấy mái nhà nàokhác!Ông Tư có người vợ với hai người con, đứa con trai nhỏ cở mười tuổi và một người congái, Liên, vừa tròn mười sáu.Thế rồi Thanh theo ông phó Đại Diện đi gặt lúa thuê trên cánh đồng bên cạnh nhà ôngTư.Ngày đầu tiên Thanh cùng cha, ông dượng, và vài người anh con ông dượng theo ông Tưra ruộng gặt lúa. Cái ăn cái mặc thì hiện rỏ trên khuôn mặt lo âu của ông phó Đại Diện vàông dượng, nhưng Thanh và Hùng chỉ thấy vui vì được trở lại ruộng đồng, cá mú nên hớnhở thấy rõ. Cánh đồng rộng với những thửa ruộng lúa chín vàng hoe. Từ sáng sớm ngườita đã khiêng những cái bồ đập lúa đặt trên bờ ruộng, rồi người gặt, người đập tấp nập nhưngày mùa. Người ta làm quần quật suốt buổi. Đến trưa, anh Hùng và Thanh cùng ngồi ăncơm với mọi người giữa cánh đồng. Khi mặt trời ngã bóng khoảng bốn năm giờ chiều,cánh đồng ngưng đập lúa. Người ta lo gánh lúa về nhà, Thanh phụ giúp dọn dẹp, xong trởlại căn nhà ông Tư trước khi trở về Tân Thuận Ðông.Nhà ông Tư nhỏ, không ...

Tài liệu được xem nhiều: