Thông tin tài liệu:
Tiếp nối phần 1, phần 2 của ebook với các nội dung: chuẩn bị đơn đăng ký sáng chế, các nội dung chủ yếu của đơn đăng ký sáng chế, nộp đơn đăng ký sáng chế; theo đuổi đơn đăng ký sáng chế; soạn thảo yêu cầu bảo hộ; các dạng yêu cầu bảo hộ cụ thể; cách thức soạn thảo yêu cầu bảo hộ; chiến lược nộp đơn đăng ký sáng chế; tổ chức, đào tạo và khích lệ đội ngũ kỹ thuật.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đăng ký sáng chế - Hướng dẫn soạn thảo đơn: Phần 2
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SOẠN THẢO ĐƠN SÁNG CHẾ CỦA W I P O 59
IV. THEO ĐUỔI ĐƠN ĐĂNG KÝ SÁNG CHẾ
Ngoài việc chuẩn bị và nộp đơn đăng ký sáng chế có chất lượng cao, đại diện sáng chế phải xem xét kỹ lưỡng và chính xác về
khả năng bảo hộ của sáng chế trước khi Cơ quan sáng chế xử lý đơn. Quá trình này được gọi là “theo đuổi đơn đăng ký sáng
chế”. Khi thẩm định viên sáng chế đã xem xét đơn và gửi thông báo ý kiến của Cơ quan sáng chế thì đại diện sáng chế phải
chuẩn bị văn bản phản hồi ý kiến phản đối và từ chối của thẩm định viên sáng chế được ghi trong thông báo. Trong văn bản
phản hồi, đại diện sáng chế phải giải thích những điểm khác nhau giữa sáng chế và giải pháp kỹ thuật đã biết được thẩm định
viên trích dẫn.
Ở nhiều Cơ quan sáng chế, khoảng thời gian từ lúc nộp đơn đến lúc nhận được thông báo đầu tiên của Cơ quan sáng chế ít
nhất phải là hai năm. Đối với hầu hết đơn đăng ký sáng chế ở hầu hết các Cơ quan sáng chế, thường có một khoảng thời gian
dài chờ đợi sau khi người nộp đơn hoàn tất các thủ tục nộp đơn cần thiết mặc dù cuối cùng đơn cũng sẽ được thẩm định bởi
thẩm định viên sáng chế. Thẩm định viên sẽ xem xét giải pháp kỹ thuật đã biết bất kỳ được người nộp đơn chỉ ra và sẽ tự thực
hiện tra cứu các giải pháp kỹ thuật đã biết và sử dụng chúng để thẩm định yêu cầu bảo hộ trong đơn.
Hầu hết Cơ quan sáng chế sẽ chia thẩm định thành các nhóm theo các đối tượng kỹ thuật cụ thể. Các thẩm định viên trong
cùng nhóm sẽ thẩm định các đơn đăng ký sáng chế có bản chất kỹ thuật gần nhau. Đừng ngạc nhiên khi thẩm định viên trở
nên quen thuộc với tình trạng kỹ thuật của lĩnh vực đó. Thậm chí, một số Cơ quan sáng chế còn cho phép thẩm định viên
truy cập vào tập hợp các tài liệu kỹ thuật đã có, đặc biệt là các tài liệu trong lĩnh vực kỹ thuật chuyên môn của họ. Tất nhiên,
thẩm định viên sáng chế thường là người có trình độ về các lĩnh vực công nghệ liên quan đến các đơn đăng ký sáng chế mà
họ thẩm định. Nhiều thẩm định viên có trình độ cao trong lĩnh vực khoa học và kỹ thuật, và cũng từng tham dự nhiều khóa
huấn luyện về pháp luật.
Các giải pháp kỹ thuật đã biết được thẩm định viên trích dẫn không nhất thiết phải là các thông tin kỹ thuật sớm nhất, tốt nhất
hoặc nguyên gốc. Thẩm định viên sáng chế không có trách nhiệm tìm kiếm các tài liệu sớm nhất về một vấn đề kỹ thuật cụ thể.
Việc thẩm định viên phải làm là tìm ra thông tin kỹ thuật có trước ngày nộp đơn hợp lệ. Thông thường, thẩm định viên sáng
chế sẽ tìm ra các thông tin về giải pháp kỹ thuật có liên quan nhất mà được trích dẫn nhiều lần trong đơn được thẩm định.
Thẩm định viên sáng chế thường trích dẫn các sáng chế có trước và các đơn đăng ký sáng chế hợp lệ đã được công bố như là
các giải pháp kỹ thuật đã biết, mặc dù cũng có thể trích dẫn các bài báo kỹ thuật, sách báo, luận văn, v.v.
Ngày hợp lệ của các giải pháp kỹ thuật đã biết đối với đơn đăng ký sáng chế là khác nhau giữa các nước. Hầu hết các nước
trên thế giới đều áp dụng hệ thống “cấp bằng độc quyền sáng chế cho người nộp đơn đầu tiên”. Ở những nước đó, việc bộc lộ
công khai tài liệu kỹ thuật bất kỳ dù chỉ một ngày trước ngày nộp đơn cũng được coi là giải pháp kỹ thuật đã biết hợp lệ - kể
cả việc bộc lộ công khai bởi chính người nộp đơn. Yêu cầu “không được bộc lộ trước khi nộp đơn” của hệ thống này được gọi
là yêu cầu về “tính mới tuyệt đối”. Nói cách khác, việc bộc lộ công khai lần đầu tiên của người nộp đơn về sáng chế (mà không
có hợp đồng bảo mật) phải được phép của Cơ quan sáng chế có liên quan để có thể được bảo hộ.
Yêu cầu về “tính mới tuyệt đối” là khác nhau giữa các nước, do vậy khi đại diện sáng chế biết rằng khách hàng đã bộc lộ công
khai về sáng chế mà không biết phải có hợp đồng bảo mật thì đại diện sáng chế nên xem xét liệu việc bộc lộ đó có rơi vào các
trường hợp ngoại lệ của yêu cầu “tính mới tuyệt đối” hay không. Ví dụ, ở một số nước có yêu cầu về tính mới tuyệt đối, sáng
chế có phương pháp vận hành mà không phân biệt được với các thông tin công khai thể hiện ngoại lệ về tính mới tuyệt đối
và sáng chế có thể vẫn có khả năng được bảo hộ. Các yêu cầu cụ thể về “tính mới tuyệt đối” của từng quốc gia không được đề
cập trong Tài liệu hướng dẫn này.
Có rất ít quốc gia áp dụng hệ thống “cấp bằng độc quyền sáng chế cho người sáng chế đầu tiên”. Theo hệ thống này, tác giả
sáng chế phải là người đầu tiên có ý tưởng sáng tạo và áp dụng ý tưởng đó vào thực tế; việc giải pháp kỹ thuật đã được công
bố công khai trước ngày nộp đơn trở nên ít quan trọng (do chỉ tập trung vào ngày có ý tưởng) và hệ thống “cấp bằng độc
60
quyền sáng chế cho người sáng chế đầu tiên” thường không yêu cầu “tính mới tuyệt đối” trước ngày nộp đơn nhưng sẽ trao
một ân hạn cho tác giả sáng chế (người đã có ý tưởng về sáng chế khi công bố công khai). Do đó, tác giả sáng chế có thể bộc
lộ công khai sáng chế của mình và sau đó chờ cho đến trước khi nộp đơn đăng ký sáng chế. Ở những nước đó, việc bộc lộ
thông tin bất kỳ trước khi nộp đơn có thể được coi là giải pháp kỹ thuật đã biết - nhưng tác giả sáng chế sẽ có một khoảng
thời gian nhất định để chứng minh rằng mình đã hoàn thành sáng chế trước các thông tin công bố công khai được trích dẫn
để bác bỏ sáng chế. Hệ thống cấp bằng độc quyền sáng chế cho người sáng chế đầu tiên cũng có một thời hạn tuyệt đối để
nộp đơn sau khi bộc lộ công khai sáng chế. Ví dụ, ở Mỹ thời hạn tuyệt đối để nộp đơn sau khi công bố công khai về sáng chế
là một năm. Thời hạn này nhằm hạn chế tác giả sảng chế chỉ nộp đơn đăng ký sáng chế sau khi đã tạo ra nó trong nhiều năm.
Tương tự, hệ thống cấp bằng độc quyền sáng chế cho người sáng chế đầu tiên đặt ra thời hạn tuyệt đối để tác giả sáng chế
chứng minh rằng sáng chế đã được hoàn thành trước khi giải pháp kỹ thuật được trích dẫn để bác bỏ sáng chế. Ở Mỹ, thời hạn
đối với cả hai sự kiện để bác bỏ việc cấp bằng độc quyền sáng chế là một năm. Lý do đằng sau những quy đị ...