Danh mục

Đảng phái chính trị và Quốc hội Mỹ

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 196.28 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chế độ lưỡng đảng ở Mỹ Nước Mỹ có nhiều đảng phái khác nhau, trong đó có cả đảng cộng sản và một số đảng xã hội, nhưng từ trước đến nay, chỉ có hai đảng lớn là Dân chủ và Cộng hoà. Hai đảng này luôn chiếm ưu thế ở mọi cấp độ chính quyền và luôn khống chế nền chính trị Mỹ. Hệ thống lưỡng đảng đã bắt rễ sâu trong nền chính trị Mỹ và cho dù có đảng thứ ba xuất hiện trong các cuộc bầu cử Tổng thống, thì đảng thứ ba cũng chưa...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đảng phái chính trị và Quốc hội MỹĐảng phái chính trị và Quốc hội Mỹ 1. Chế độ lưỡng đảng ở Mỹ Nước Mỹ có nhiều đảng phái khác nhau, trong đó có cả đảng cộngsản và một số đảng xã hội, nhưng từ trước đến nay, chỉ có hai đảng lớnlà Dân chủ và Cộng hoà. Hai đảng này luôn chiếm ưu thế ở mọi cấp độchính quyền và luôn khống chế nền chính trị Mỹ. Hệ thống lưỡng đảngđã bắt rễ sâu trong nền chính trị Mỹ và cho dù có đảng thứ ba xuất hiệntrong các cuộc bầu cử Tổng thống, thì đảng thứ ba cũng chưa bao giờgiành được chiến thắng. Các đảng thiểu số đôi khi cũng giành đượcmột số chức vụ trong chính quyền cấp dưới, nhưng hầu như không cóvai trò gì quan trọng trong nền chính trị Mỹ. Cuộc ganh đua giữa haiđảng Dân chủ và Cộng hoà là một trong những đặc điểm nổi bật và lâuđời nhất của nền chính trị Mỹ kể từ những năm1860, phản ánh nhữngđặc trưng về mặt cơ cấu của hệ thống chính trị Mỹ và sự khác biệt vềmặt đảng phái của Mỹ so với các nước khác. Trong khi các nền dân chủphương Tây khác có các hệ thống đa đảng thì một đất nước rộng lớn,đông dân và đa dạng như nước Mỹ lại chỉ có hai chính đảng thay nhaucầm quyền trong suốt lịch sử tồn tại của nó. Cơ chế pháp lý và chính trịMỹ có những biện pháp tích cực và hiệu quả trong việc duy trì ưu thếcủa hai đảng và ngăn một đảng thứ ba cạnh tranh trên quy mô toànquốc. Về cơ bản, hai đảng Cộng hoà và Dân chủ có những nét đặctrưng sau: Thứ nhất, hai đảng Cộng hòa và Dân chủ không phải là những tổchức có cơ cấu chặt chẽ mà là những liên minh lỏng lẻo, rộng lớn vàkhông có chương trình nhất quán. Bốn năm một lần, các đảng thôngqua quan điểm về chương trình trong hội nghị đề cử ứng viên Tổngthống nhưng quan điểm này cũng rất chung chung, không rõ ràng và cóthể có nhiều cách hiểu khác nhau. Thông thường, các đảng chính trị Mỹ có truyền thống quan tâmtrước hết và lớn nhất tới việc giành chiến thắng trong các cuộc bầu cửvà giành được các vị trí trong Chính phủ. Chính vì vậy, cả hai đảngđều không tìm cách nhấn mạnh những khác biệt trong chính sách củahọ, không tìm cách đại diện cho hệ thống các giá trị, chính sách khácnhau, bởi lẽ, những cam kết về một chương trình hay những khác biệtchính sách sẽ gây khó khăn cho các đảng phái, làm xói mòn sự đoànkết bề ngoài của các liên minh rộng lớn và đa thành phần của haiđảng. Nguyên nhân là do Mỹ là một quốc gia rộng lớn và hết sức đadạng, cho nên để xây dựng một đảng có đủ sức mạnh giành được sựủng hộ của đa số cử tri đòi hỏi phải gắn kết được liên minh gồm rấtnhiều loại người khác nhau về tầng lớp, chủng tộc, tôn giáo, sắc tộc vàkhu vực. Trong khi đó, đa số các cử tri bình thường của Mỹ đều khônghăng hái, nhiệt tình như những thành viên hoạt động tích cực củađảng, ít cam kết về lý tưởng và thiên về tán thành quan điểm trungdung hơn. Vì vậy, phần lớn các chính trị gia đều không dám liều lĩnhxa lánh một nhóm đông đảo cử tri bất kỳ nào đó bằng cách đưa ranhững quan điểm quá mạnh mẽ về ý thức hệ, mà thay vào đó, họ lựachọn các phương cách để có thể chiếm được lá phiếu ủng hộ của tầnglớp trung dung đông đảo. Thứ hai, vì các đảng không có một tổ chức chặt chẽ và tập trung, chonên, đa số các thành viên không trung thành sâu sắc với đảng. Các đảngở Mỹ được mô tả như là những tổ chức phi tập trung cao độ và đượcgắn kết một cách lỏng lẻo hơn hẳn so với các đảng phái ở nhiều nướckhác. Tổ chức đảng thiếu một định nghĩa về tư cách thành viên củađảng và không có một sự nhất trí về ý nghĩa của từ thành viên của đảngDân chủ hay Cộng hoà, không có một cơ chế ràng buộc đảng viên phảituân theo kỷ luật của đảng, không có chế tài nào đối với đảng viênchống lại đường lối do lãnh đạo đảng vạch ra. Sự không rõ ràng vềchính sách của đảng cũng phản ánh sự không rõ ràng về tư cách đảngviên của đảng. Do đó, ở Mỹ, Chính phủ luôn tồn tại sự chia rẽ, bởitrong khi Tổng thống là người của một đảng thì Quốc hội lại thường dođảng kia nắm ưu thế (Tổng thống vịt què). Hoặc trong trường hợp,Tổng thống cũng là người của đảng đang nắm đa số trong Quốc hội,nhưng khi thông qua chính sách vẫn có thể có sự chia rẽ. Sở dĩ nhưvậy, vì mặc dù vẫn có sự thống nhất nhất định trong một đảng, vẫn luôncó trường hợp đảng viên của đảng này bầu cho những vấn đề do ngườicủa đảng kia bảo trợ và đề xuất. Ngược lại, ở các nước phương Tâykhác, điển hình là ở Anh, “đảng viên một đảng được bầu vào các chứcvụ nhà nước đều chấp nhận hoạt động theo những nguyên tắc và đườnglối của đảng. Ai không tuyệt đối tuân theo kỷ luật này sẽ bị đuổi ra khỏiđảng và rất có khả năng không trúng cử nhiệm kỳ tiếp theo”1. Thứ ba, có rất ít sự khác nhau về tư tưởng giữa đảng Dân chủ vàđảng Cộng hoà, có chăng là ở chỗ, đảng Dân chủ dành sự quan tâmnhiều hơn đến những người nghèo khổ và thất thế, các cộng đồng thiểusố, công đoàn. Còn lại, hai đảng này giống nhau về những quan điểmcơ bản: hoàn toàn tán thành chủ nghĩa tư bản và các thể chế của nó, ủnghộ sứ mạng toàn cầu của Mỹ, bác bỏ chủ nghĩa cộng sản cả trong nướ ...

Tài liệu được xem nhiều: