Danh mục

Đằng sau những ước lệ ngôn từ của Thiên đô chiếu_3

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 222.55 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đã có rất nhiều bài viết, lời bình về tác phẩm đặc biệt này. Tôi vẫn muốn “chắp nhặt” bằng một vài suy tư tản mạn. 1. Những gì quan sát được từ bản văn
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đằng sau những ước lệ ngôn từ của "Thiên đô chiếu"_3 Đằng sau những ước lệngôn từ của Thiên đô chiếu Đã có rất nhiều bài viết, lời bình về tác phẩm đặc biệt này. Tôi vẫn muốn “chắpnhặt” bằng một vài suy tư tản mạn. 1. Những gì quan sát được từ bản văn 1.1. Một chút đáng tò mò: “ Thiên đô chiếu”, tính cả tiêu đề, có 217 chữ (tự).Nhà Lý, từ năm 1009 cho tới năm 1225, tính theo thế đại, trải hơn 8 đời vua - hơn 8,nhưng không phải là 9 - , tính vòng quay nhật nguyệt (tức thời gian vũ trụ), thì cũnglà 217 năm (không tròn). Theo một trong những nguyên tắc đọc hiểu của chữ Hánlà đồng âm thông nghĩa, thì tự là chữ cũng có lúc thông nghĩavới tự là lớp lang,là nối tiếp. Ngạc nhiên chưa? Vài điều còn khiến lăn tăn ngay từ khoảng khắc sơ kiến này: Bản văn (chứ khôngphải văn bản) của Thiên đô chiếu truyền đến nay được bắt gặp sớm nhất hẳn là từtrong Đại Việt sử ký toàn thư. Bản thân pho Quốc sử này được chính thức thành hình lầnđầu vào năm 1479, nhưng được nối tiếp, bổ sung rồi in chính thức trọn vẹn và lưu truyềnđược tới nay là bản in Nội các quan bản - mộc bản khắc năm Chính Hòa thứ 18 (1697).Kinh qua mấy triều đại, dăm bảy sử gia chuẩn nhuận, bản văn có bị can thiệp nhiều ít gìkhông, hiện thời ta không biết. Nhưng nếu nguyên văn được tồn lưu nguyên vẹn - khảnăng này, dù sao, là lớn nhất - thì còn có việc phải làm cho các nhà ngoại cảm và chogiới huyền học. Không thấy có một dạng văn bản nào in riêng, tách bạch ra thành vănbản độc lập, nên tuy chính sử nói là “thủ chiếu”, nhưng cũng không tránh được chỗ“nhòe, mờ”. 1.2. Nội dung bản văn trên thực tế là khá giản dị, đặc biệt là nếu đặt trong văncảnh của người đọc, người xem, người nghe thời bấy giờ, hay nói chung thời Hán họccòn thịnh. Lắng thấy như lời thì thầm, thân mật: , Tích Thương gia chí Bàn Canh ngũ thiên, Chu thất đãi Thành Vương tam tỉ. KhởiTam đại chi sổ quân tuẫn vu kỷ tư, vọng tự thiên tỉ. Dĩ kỳ đồ đại trạch trung, vi ức vạnthế tử tôn chi kế; thượng cẩn thiên mệnh, hạ nhân dân chí, cẩu hữu tiện triếp cải. Cốquốc tộ diên trường, phong tục phú phụ. Nhi Đinh Lê nhị gia, nãi tuẫn kỷ tư, hốt thiên mệnh, võng đạo Thương Chu chitích, thường an quyết ấp vu tư, trí thế đại phất trường, toán số đoản xúc, bách tính haotổn, vạn vật thất nghi. Trẫm thậm thống chi, bất đắc bất tỉ. Huống Cao Vương cố đô Đại La thành, trạch thiên địa khu vực chi trung; đắclong bàn hổ cứ chi thế. Chính Nam Bắc Đông Tây chi vị; tiện giang sơn hướng bội chinghi. Kỳ địa quảng nhi thản bình, quyết thổ cao nhi sảng khải. Dân cư miệt hôn điếmchi khốn; vạn vật cực phồn phụ chi phong. Biến l ãm Việt bang, tư vi thắng địa. Thànhtứ phương bức thấu chi yếu hội; vi vạn thế đế vương chi thượng đô. Trẫm dục nhân thử địa lợi dĩ định quyết cư, khanh đẳng như hà? Lời dịch (có thêm thắt): “Xưa nhà Thương đến Bàn Canh năm lần thiên đô, nhà Chu tới Thành Vươngcũng dời chỗ ba lượt. Há rằng mấy vị vua thời Tam đại ấy làm theo ý riêng, di dời tùytiện? Hẳn làm thế là để mưu việc lớn, chọn chỗ giữa, tính kế dài lâu cho con cháu muônđời. (Làm thế tức là) trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu thấy tiện thì dời đổi.(Nhờ thế) nên vận nước bền lâu, đời sống dồi dào. Vậy mà hai nhà Đinh, Lê cứ theo ý riêng, lơ đễnh với mệnh trời, dửng dưng vớikinh nghiệm Thương Chu xưa, đóng mãi một nơi này, dẫn đến chỗ đời nối không dài, sốriêng ngắn ngủi, trăm họ chịu hao tổn, vạn vật không thích nghi. Trẫm thật đau lòng,không dời đi không đặng. Huống chi thành Đại La, nơi đô cũ của Cao Vương ấy, lại là khu vực ở vàokhoảng giữa của trời đất, được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đấy là chỗ gặp nhau củaĐông Tây Nam Bắc, thuận trước sau sông núi đi về. Đất ấy rộng mà bằng phẳng, xứ đócao mà sáng sủa, dân cư không có cái khổ thấp trũng tối tăm, vạn vật được nơi nảy nởcực kỳ phồn thịnh. Xem khắp nước Việt ta, đó quả là thắng địa. Thật là chỗ hội tụ quanyếu của bốn phương, đáng làm nơi định đô cho đế vương vạn thế. Trẫm muốn theo địa lợi ấy mà định nơi ở, ý các ngươi thế nào?”. Cứ như thiển ý của người viết bài này, thì giọng điệu của văn bản không hẳn đãlà giọng điệu của một văn bản hành chính quan phương, phải mang tính pháp định (lạnhlùng) ở mức cao nhất, như yêu cầu của thể loại đòi hỏi. Không thể nào một văn bản “xiný kiến” lại là một văn bản pháp lý ở cung bậc cao nhất được! Từ một góc nhìn khác, những người nghiên cứu có cổ Hán học sẽ không mấy khókhăn để nhận ra rằng văn bản đang được đề cập về hình thức cũng không mang cấu trúccủa một đạo chiếu. Chỉ dấu dễ nhận thấy nhất nằm ở cả hai phần mở đầu và kết thúc.Cũng có thể nghĩ rằng sử gia khi truyền thụ lại văn bản đã tỉnh lược “đầu, đuôi”, nhưngdễ chấp nhận hơn, nếu coi đây là một đạo dụ. Tính quy phạm của dụ co giãn hơn nhiềuso với chiếu, chế, cáo, tấu, biểu. Thậm chí, nhà vua có thể ban ra những “khẩu dụ”. Vậy nên, có phần chắc là ba chữ lấy làm tiêu đề: thiên ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: