Trong chiến lược này, chiến thuật “thiết xa vận” với mũi xung kích chủ yếu là xe bọc thép M.113 đã thể hiện sức mạnh áp đảo và gây ra nhiều thương vong cho Quân Giải phóng miền Nam. Yêu cầu đặt ra là phải tìm được biện pháp đánh bại chiến thuật “thiết xa vận”. Phải đến trận Ấp Bắc (2-1-1963), ta mới có đáp áp cho câu hỏi này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh bại chiến thuật thiết xa vận trong trận Ấp Bắc (2-1-1963) ĐÁNH BẠI CHIẾN THUẬT THIẾT XA VẬN TRONG TRẬN ẤP BẮC (2-1-1963) ĐẶNG PHÚ PHONG Khoa Lịch sử Tóm tắt: Từ năm 1961, Mỹ triển khai chiến lược “chiến tranh đặc biệt” nhằm cứu vãn sự sụp đổ của Việt Nam cộng hòa sau phong trào Đồng khởi của nhân dân miền Nam. Trong chiến lược này, chiến thuật “thiết xa vận” với mũi xung kích chủ yếu là xe bọc thép M.113 đã thể hiện sức mạnh áp đảo và gây ra nhiều thương vong cho Quân Giải phóng miền Nam. Yêu cầu đặt ra là phải tìm được biện pháp đánh bại chiến thuật “thiết xa vận”. Phải đến trận Ấp Bắc (2-1-1963), ta mới có đáp áp cho câu hỏi này. Từ khóa: M.113, thiết xa vận, Quân đội Sài Gòn, Ấp Bắc, Quân Giải phóng1. MỞ ĐẦUTừ giữa năm 1961, để cứu vãn cho sự sụp đổ của Việt Nam Cộng hòa (VNCH), Mỹ đãtiến hành chiến lược “chiến tranh đặc biệt” trong đó quốc sách “ấp chiến lược” là xươngsống của chiến lược này. Lực lượng chủ yếu để thực thi là quân đội Sài Gòn dưới sự chỉđạo của các cố vấn Mỹ.Để thực hiện quốc sách “ấp chiến lược”, quân đội VNCH sử dụng hai chiến thuật mớiđó là “trực thăng vận” và “thiết xa vận” để dồn dân lập ấp, tách cán bộ ra khỏi nhân dân,từ đó đẩy lùi phong trào cách mạng miền Nam. Trong chiến lược đó, xe bọc thép M.113đóng vai trò chủ chốt trong chiến thuật “thiết xa vận”, là mũi xung kích trên chiếntrường Nam bộ.2. M.113 VÀ CHIẾN THUẬT THIẾT XA VẬNM.113 là một loại xe thiết giáp chở quân (APC - Armored Personel Carrier) của quânđội Mỹ được xuất xưởng vào tháng 1-1956 và chiếc đầu tiên được đưa ra sử dụng vàotháng 1-1960. Vỏ M.113 được chế tạo bằng hợp kim nhôm khiến cho xe có trọng lượngnhẹ, chỉ 12,3 tấn và tốc độ lên đến 67km/h trên đường bộ. Mặt khác, M.113 còn có thểnổi và bơi được với tốc độ khoảng 5,8 km/h trong môi trường nước [8, tr. 1]. Do có ưuđiểm như vậy nên M.113 rất có lợi thế khi hoạt động ở vùng sông nước đồng bằng sôngCửu Long – nơi phong trào cách mạng sau Đồng khởi đang dâng cao. Cuối năm 1961,những chiếc M.113 đầu tiên được Mỹ viện trợ cho quân đội VNCH bắt đầu được đưavào tham chiến, phục vụ các cuộc hành quân tìm diệt Quân Giải phóng và gom dân lập“ấp chiến lược” .Với sức cơ động nhanh, có thể hoạt động cả trên bộ lẫn địa hình nhiều kênh rạch, đồngruộng lầy lội của đồng bằng sông Cửu Long, nhất là trong điều kiện Quân Giải phóngchỉ có những vũ khí thô sơ từ thời kháng chiến chống Pháp để lại nên M.113 gần nhưlàm chủ chiến trường mỗi khi nó tham chiến, đặc biệt là ở chiến trường Nam Bộ và 96KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM HỌC 2017-2018Nam Trung Bộ. Tháng 3-1962, địch sử dụng trực thăng và xe M.113 đánh trạm giaoliên Hương Điền (Kiến Tường) làm một tiểu đội hi sinh. Ngày 18-8-1962, địch sử dụngchiến thuật “trực thăng vận” và “thiết xa vận” tấn công công trường và quân y tỉnh MỹTho, phá nát căn cứ, 20 chiến sĩ hi sinh trong lúc chuẩn bị lên chiến trường miền Đông.Trận Hưng Thạnh 9-1962 để lại “dưới kênh máu đỏ”, “trên bờ thây phơi”, Đại đội 1/Tiểu đoàn 514 Mỹ Tho tiêu diệt được 40 lính địch nhưng tổn thất nặng với 52 chiến sĩvà cán bộ hi sinh, trong đó có 1 Thường vụ Tỉnh ủy. Tuy nhiên trận này để lại một “gợiý” rất giá trị: một trung đội bật công sự phân tán chống đỡ bị thiệt hại nặng. Trái lại,một trung đội khác tập trung, dựa vào hệ thống công sự giáng trả địch, tiêu diệt 40 línhđịch và một máy bay mà không hi sinh chiến sĩ nào [3, tr. 139]. M.113 đã tạo nên “huyền thoại” về sức mạnh vô địch, “bách chiến bách thắng” của vũkhí Mỹ trong quân đội Sài Gòn. Trong hoàn cảnh chưa có vũ khí chống tăng và kinhnghiệm diệt M.113, Quân Giải phóng chưa thể đối đầu trước chiến thuật “thiết xa vận”,tâm lý e ngại phải đối đầu với M.113 bắt đầu xuất hiện và gây hoang mang cho quân vàdân miền Nam cho đến trước trận Ấp Bắc. Cùng với chiến thuật “trực thăng vận”, “thiếtxa vận” là một biện pháp then chốt quyết định sự thành công của chính sách “ấp chiếnlược” và sự sống còn của “chiến tranh đặc biệt”. Do đó, phá vỡ chiến thuật “thiết xavận” và “trực thăng vận” cũng đồng nghĩa với “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ và VNCHbị tiêu tan về mặt quân sự.Mặc dù được xem là “bảo bối vạn năng” của Mỹ và quân đội VNCH nhưng thực tếchiến trường Nam Bộ đã làm cho M.113 bộc lộ nhiều nhược điểm. Giáp xe M.113 làmbằng hợp kim nhôm tuy nhẹ nhưng dễ bốc cháy khi gặp nhiệt độ cao. Thân xe cao 2,5mlàm cho xe dễ bị phát hiện và bị lật trên những đoạn đường có khúc cua gấp. Hai bênhông xe không được làm nghiêng mà lại thẳng đứng 900 1, thêm vào đó nóc xe có giápmỏng rất dễ bị đạn đại liên, lựu đạn và súng cối xuyên thủng 2. tuy M.113 có thể lộinước dễ dàng nhưng bản xích 3 của M.113 lại hẹp dễ bị sa lầy trên các địa hình như đầm ...