Danh mục

Đánh giá ảnh hưởng của hồ thủy điện và hoạt động khai thác khoáng sản đến vận chuyển bùn cát trên hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 327.51 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày các kết quả nghiên cứu về vận chuyển bùn cát trên hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn trong giai đoạn 1980-2016 tại hai trạm thủy văn Nông Sơn và Thanh Mỹ, và các số liệu quan trắc ban đầu về hàm lượng thủy ngân tích lũy trong trầm tích tại các hồ thủy điện ĐakMi 4 và sông Tranh 2.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá ảnh hưởng của hồ thủy điện và hoạt động khai thác khoáng sản đến vận chuyển bùn cát trên hệ thống sông Vu Gia - Thu BồnKỷ yếu Hội nghị: Nghiên cứu cơ bản trong “Khoa học Trái đất và Môi trường”DOI: 10.15625/vap.2019.000228 ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA HỒ THỦY ĐIỆN VÀ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN ĐẾN VẬN CHUYỂN BÙN CÁT TRÊN HỆ THỐNG SÔNG VU GIA - THU BỒN Đặng Thị Hà1, Alexandra Coynel2 1 Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu, Email: leha1645@yahoo.com 2 Đại Học Bordeaux, Email: a.coynel@bordeaux.frTÓM TẮT Trong thời gian qua, với áp lực phát triển dân số và kinh tế đã có những tác động không nhỏđến chất lượng nước lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn, trong đó việc khai thác khoáng sản và xâydựng hồ thuỷ điện trên lưu vực sông là những ví dụ điển hình. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi đãchỉ ra rằng từ khi hai hồ thủy điện Sông Tranh 2 và ĐakMi 4 đi vào hoạt động, khối lượng bùn cátvận chuyển bởi hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn đã giảm một nửa. Hơn thế, nồng độ thuỷ ngânphân tích từ các mẫu trầm tích trong lòng hồ rất cao, vượt mức tiêu chuẩn cho phép theoQCVN43:2012/BTNMT. Chúng tôi cũng đã tính toán được khối lượng thủy ngân tích tụ trong trầmtích ở hai hồ đạt từ 1.3 đến 3.2 tấn sau 6 năm đi vào hoạt động. Việc quản lý và sử dụng các trầmtích ô nhiễm thuỷ ngân này đang là thách thức lớn không chỉ với Ban quản lý dự án thuỷ điện màcòn cả với chính quyền và người dân nơi đây. Từ khóa: Sông Vu Gia - Thu Bồn, thủy điện, vận chuyển bùn cát, ô nhiễm thủy ngân.1. GIỚI THIỆU Hệ thống sông Vu Gia-Thu Bồn là một trong năm hện thống sông lớn nhất Viêt Nam với diệntích lưu vực là 10.530 km², chủ yếu nằm trên địa phận tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng.Trên hệ thống sông này, các hoạt động của con người bao gồm hoạt động phá rừng, xây dựng hồthủy điện, khai thác cát trong lòng sông và hoạt động khai thác khoáng sản, đặc biệt là khai thácvàng gần như mất kiểm soát đã để lại những hậu quả khôn lường đối với môi trường và sức khoẻngười dân [1]. Cụ thể: trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn có hơn 10 công trình thủy điện, trong đócó 4 hồ thủy điện lớn là Thủy điện sông Tranh 2, ĐakMi 4, sông Bung 4 và thủy điện A Vương; vàcó khoảng 180 điểm khai thác khoáng sản, chủ yếu là khai thác kim loại quý (Hình 1). Trong bài báo này, chúng tôi xin trình bày các kết quả nghiên cứu về vận chuyển bùn cát trênhệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn trong giai đoạn 1980-2016 tại hai trạm thủy văn Nông Sơn vàThanh Mỹ, và các số liệu quan trắc ban đầu về hàm lượng thuỷ ngân tích luỹ trong trầm tích tại cáchồ thuỷ điện ĐakMi 4 và sông Tranh 2. Các số liệu trình bày trong bài báo này là một một phần kếtquả thu được của dự án “Nghiên cứu quá trình xói lở bờ biển Hội An và đề xuất các biện pháp bảovệ bền vững” đã được thực hiện dưới sự tài trợ của Quỹ Phát triển Pháp tại Việt Nam (AFD) vàLiên minh Châu Âu trong năm 2015-2017. Mục đích của bài báo này là xác định ảnh hưởng của cáchồ thủy điện đến chuyển tải bùn cát trên hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn, đồng thời xác định mứcđộ thuỷ ngân tích lũy trong trầm tích lắng tại hai hồ ĐakMi 4 và sông Tranh 2, để từ đó đưa ra cácgiải pháp quản lý trầm tích một cách phù hợp.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã thu thập số liệu hàng ngày lưu lượng nước và hàm lượngtrầm tích tại 2 trạm thủy văn Nông Sơn và Thạnh Mỹ trong giai đoạn 1980-2016, được cung cấp bởiViện khí tượng thủy văn quốc gia (IMHE). Ngoài ra, chúng tôi còn thu thập các mẫu trầm tích mặttại hai hồ thuỷ điện là ĐakMi 4 (4 mẫu) và sông Tranh 2 (5 mẫu) (Hình 2). Hàm lượng thủy ngântrong các mẫu trầm tích được phân tích bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử AAS(MILESTONE, Direct Mercury Analyzer 80-DMA80). 657Kỷ yếu Hội nghị: Nghiên cứu cơ bản trong “Khoa học Trái đất và Môi trường” Hình 1: Bản đồ mạng lưới sông ngòi thuỷ điện trên hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn, trạm quan trắc và các điểm khai thác khoáng sản trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn. Đaksa và Bồng Miêu là hai điểm khai thác vàng lớn nhất tại Việt Nam. Hình 2: Vị trí lấy các mẫu trầm tích mặt và hình ảnh lấy mẫu tại hai hồ thủy điện.3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Dựa vào đường biểu diễn cộng dồn lưu lượng theo khối lượng trầm tích (hình 3), chúng tôinhận thấy rằng vận chuyển bùn cát chịu biến động mạnh mẽ vào các năm 1995, 2000 và 2011 đốivới trạm Nông Sơn, và các năm 1995, 2012 đối với trạm Thanh Mỹ. Đặc biệt, trong ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: