Danh mục

Đánh giá bằng nhận xét - Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 410.63 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết giới thiệu nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới về đánh giá bằng nhận xét với các khái niệm, mục đích, chiến lược, cách sử dụng đánh giá bằng nhận xét trên lớp học cũng như ưu điểm, thách thức của loại hình đánh giá này. Từ đó đề xuất một số kinh nghiệm có thể áp dụng vào thực tiễn đánh giá học sinh bằng nhận xét ở trường phổ thông tại Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá bằng nhận xét - Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam ĐÁNH GIÁ BẰNG NHẬN XÉT- KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM ThS.Trần Thị Hương Giang Ban NC Đánh giá Giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam Email: giangtth@vnies.edu.vnTóm tắt Quy định mới nhất đánh giá học sinh tiểu học (thông tư 27/2020/TT-BGDĐT) vàquy định đánh giá học sinh trung học (thông tư 22/2021/TT-BGDĐT) đều đã giới thiệubên cạnh hình thức đánh giá bằng điểm số theo cách truyền thống, giáo viên cần kếthợp đánh giá bằng nhận xét. Trong đó có một số môn học được yêu cầu đánh giá hoàntoàn bằng nhận xét. Thông qua đánh giá bằng nhận xét, chúng ta có thể thu thập minhchứng bổ sung vào nhận định và ấn tượng của giáo viên khi tiếp xúc với học sinh nắmrõ được tình trạng của các em. Đánh giá bằng nhận xét là một hình thức đánh giá giúpbổ sung, nâng cao và chứng thực thông tin từ các hình thức đánh giá khác. Thực trạnghiện nay các GV vẫn gặp nhiều khó khăn trong áp dụng hình thức này, dẫn tới nhận xétcòn chung chung, thiếu minh chứng. Bài viết giới thiệu nghiên cứu của các nhà khoahọc trên thế giới về đánh giá bằng nhận xét với các khái niệm, mục đích, chiến lược,cách sử dụng đánh giá bằng nhận xét trên lớp học cũng như ưu điểm, thách thức củaloại hình đánh giá này. Từ đó đề xuất một số kinh nghiệm có thể áp dụng vào thực tiễnđánh giá học sinh bằng nhận xét ở trường phổ thông tại Việt Nam.Từ khóa: Đánh giá; Đánh giá bằng nhận xét; Học sinhI. Mở đầu Trong đánh giá truyền thống, học sinh được đánh giá thông qua điểm số từ 1 đến10. Căn cứ vào điểm số học sinh sẽ được xếp loại là học sinh giỏi, tiên tiến hoặc trungbình. Tuy nhiên, theo xu hướng đánh giá mới, bên cạnh điểm số, học sinh sẽ được đánhgiá bằng nhận xét. Bắt kịp xu hướng chung của thế giới, Bộ Giáo dục và đào tạo ViệtNam đã điều chỉnh các thông tư quy định đánh giá học sinh tiểu học và học sinh trunghọc. Trong quy định đánh giá học sinh tiểu học nêu rõ “Đánh giá thường xuyên bằngnhận xét, đánh giá định kỳ bằng điểm số kết hợp với nhận xét; kết hợp đánh giá của giáoviên, học sinh, cha mẹ học sinh, trong đó đánh giá của giáo viên là quan trọng nhất” vàquy định đánh giá học sinh phổ thông “Đánh giá bằng nhận xét đối với các môn học: 460Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Âm nhạc, Mĩ thuật, Nội dung giáo dục của địa phương,Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; kết quả học tập theo môn học được đánh giá bằngnhận xét theo 01 (một) trong 02 (hai) mức: Đạt, Chưa đạt. Đánh giá bằng nhận xét kếthợp đánh giá bằng điểm số đối với các môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông,trừ các môn học quy định tại điểm a khoản này; kết quả học tập theo môn học được đánhgiá bằng điểm số theo thang điểm 10, nếu sử dụng thang điểm khác thì phải quy đổi vềthang điểm 10. Điểm đánh giá là số nguyên hoặc số thập phân được lấy đến chữ số thậpphân thứ nhất sau khi làm tròn số.”. Như vậy có thể thấy quy định đánh giá ở các cấp học phổ thông đã thể hiện sựquan tâm tới nhận xét của giáo viên trong đánh giá học sinh. Nhận xét của giáo viêndiễn ra khắp mọi nơi, trong lớp học, trong bài giảng. Những đánh giá bằng nhận xét củagiáo viên có ý nghĩa đối với học sinh: Chúng không chỉ có tác động đến việc học tậpcủa học sinh mà còn trong cả cuộc sống sau này khi các em rời trường. Điều quan trọnglà những nhận xét này cần giúp học sinh cải thiện được việc học chứ không phải để cácem luôn cảm thấy tự ti với những sai lầm của bản thân. Tuy nhiên, liệu giáo viên có đủchuyên môn để đưa ra những nhận xét chính xác, các giáo viên đã có đủ kinh nghiệmđể làm điều này? Bài viết này sẽ cung cấp một số kinh nghiệm về đánh giá bằng nhậnxét trên thế giới giúp các giáo viên có thể làm tài liệu tham khảo.II. Nội dung nghiên cứu 2.1 Khái niệm đánh giá bằng nhận xét Theo Nand Kishor, 1994, đánh giá bằng nhận xét là các giáo viên đưa ra các quyếtđịnh liên quan đến sự tiến bộ và xếp hạng của học sinh, đưa ra phản hồi cho học sinh vàCMHS các em. Đánh giá bằng nhận xét còn được mô tả là một quá trình liên quan đến việc thuthập, cấu trúc và định lượng ấn tượng của các thầy cô và người chăm sóc về các đặcđiểm môi trường của trẻ em (Neisworth & Bagnato, 1988, trang 36). JBA kết hợp thôngtin đánh giá được thu thập bằng các phương pháp đánh giá truyền thống (khách quan)và thông tin đánh giá được thu thập bằng các cuộc phỏng vấn và tự báo cáo từ nhữngngười có liên quan đến một học sinh cụ thể (Neisworth & Bagnato, 1988) Simeonsson, Huntington và Parse cho rằng đánh giá bằng nhận xét là các mô tảđáng tin cậy, hợp lệ và có thể mô tả được về sự phát triển của học sinh, từ đó tạo cơ sởđể mô tả và ghi lại cách điều chỉnh thích hợp đối với sự hiểu biết, kiến thức và đánh giácủa cha mẹ và những người làm việc trực tiếp ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: