Danh mục

Đánh giá biến động hiện trạng sử dụng đất thành phố Sơn La (giai đoạn 2003-2014)

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 0.00 B      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Biến động sử dụng đất ở thành phố Sơn La giai đoạn 2003 - 2014 được đánh giá trên cơ sở phân tích các bản đồ sử dụng đất và biến động sử dụng đất thành lập bằng phương pháp viễn thám và GIS. Khu vực thành phố Sơn La có 14 loại hình sử dụng thuộc ba nhóm đất chính: Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá biến động hiện trạng sử dụng đất thành phố Sơn La (giai đoạn 2003-2014)JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1059.2017-0024Natural Sci. 2017, Vol. 62, No. 3, pp. 199-210This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT THÀNH PHỐ SƠN LA (GIAI ĐOẠN 2003 - 2014) Trần Thị Thúy Vân1, Nguyễn Thu Nhung2 và Mai Thành Tân3 1 Phòng Địa lí Sinh vật, Viện Địa lí, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2 Phòng Môi trường Địa lí, Viện Địa lí, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 3 Phòng Địa chất Đệ tứ, Viện Địa chất, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Tóm tắt. Biến động sử dụng đất ở thành phố Sơn La giai đoạn 2003 - 2014 được đánh giá trên cơ sở phân tích các bản đồ sử dụng đất và biến động sử dụng đất thành lập bằng phương pháp viễn thám và GIS. Khu vực thành phố Sơn La có 14 loại hình sử dụng thuộc ba nhóm đất chính: đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng. Biến động sử dụng đất cho thấy Sơn La có những chiều hướng tích cực như: sự tăng lên về diện tích đất nông nghiệp, sự giảm đi về đất đồi núi chưa sử dụng. Các biến động này thể hiện khu vực đã và đang được đầu tư, phát triển kinh tế, đô thị hóa và phát triển hạ tầng. Bên cạnh tác động tích cực kể trên, có những biến động, thoạt có thể không tốt đối với sự phát triển của khu vực như: sự tăng lên về diện tích núi đá không có rừng, sự giảm đi về diện tích một số loại rừng. Hiện tượng này sẽ làm giảm diện tích che phủ gây ra những tác động xấu đến môi trường, làm gia tăng các dạng thiên tai như: xói mòn, trượt lở đất, lũ bùn đá, lũ quét, ngập lụt… Những biến động có tính tiêu cực như vậy cần xem xét, cân nhắc, hạn chế để đảm bảo phát triển bền vững khu vực. Từ khóa: Biến động sử dụng đất, thành phố Sơn La.1. Mở đầu Đánh giá biến động sử dụng đất là quá trình xác định trạng thái khác nhau của một đơn vị sửdụng đất được quan sát tại các thời điểm khác nhau. Trước đây, công việc này được tiến hành theophương pháp truyền thống (trên bản đồ giấy) và dựa vào các số liệu ngoài thực địa, các số liệuthống kê. Ngày nay, đánh giá biến động sử dụng đất đã được ứng dụng bằng hệ thống thông tinđịa lí (GIS) kết hợp với công nghệ Viễn thám hoặc kết hợp với chuỗi Markov là cách tiếp cận cóhiệu quả vì không những thống kê diện tích biến động mà còn cho thấy sự biến động, luân chuyểnmục đích sử dụng đất khu vực nghiên cứu. Mertens, Lambin (2000) đã sử dụng ảnh Landsat MSS(năm 1973, 1986) và SPOT X (từ năm 1991 đến 1996) để làm rõ hơn sự phức tạp của quá trìnhphá rừng đồng thời xác định các dự báo không gian về nạn phá rừng trong tương lai ở Cameroon.Kết quả nghiên cứu đã xác định được tốc độ phá rừng ở phía Nam Cameroon diễn ra rất cao mànguyên nhân chủ yếu là do quá trình đô thị hóa (sự xuất hiện của hệ thống đường giao thông, giatăng khả năng tiếp cận của con người đối với rừng) chứ không phải do sự chuyển đổi mục đích sửdụng đất nông nghiệp [1]. Pan D và cộng sự (1999) xây dựng mô hình biến động không gian vàthời gian của hiện trạng sử dụng đất ở Haut-Saint-Laurent (Quebec, Canada); sau đó, với sự hỗ trợcủa GIS các tác giả đã liên kết mô hình này với các thuộc tính vật lí của cảnh quan (địa mạo, địa chất)nhằm hạn chế việc sử dụng đất [2]. Trong khi đó, Serneels và Lambin (2001) bằng việc sử dụng cácNgày nhận bài: 20/8/2016. Ngày nhận đăng: 20/3/2017.Tác giả liên hệ: Nguyễn Thu Nhung, e-mail: nthunhung@gmail.com 199 Trần Thị Thúy Vân, Nguyễn Thu Nhung và Mai Thành Tândữ liệu về ảnh vệ tinh Landsat-MSS (1975), Landsat-TM (1985, 1995) và hệ thống bản đồ (giaothông, thủy văn, dân cư, sử dụng đất) vùng Kenya tỉ lệ 1/250.000 và phương pháp phân tích hồiquy đa biến nhằm xác định các nguyên nhân chính gây biến động hiện trạng sử dụng đất ở huyệnNarok. Các nguyên nhân chính được xác định là do cơ giới hóa nông nghiệp, đô thị hóa nông thônđã làm thay đổi hiện trạng lớp phủ ở khu vực này [3]. Cùng với đó, Rogan và cộng sự (2003) đãsử dụng ảnh Landsat TM đa thời gian (năm 1990, 1996) và một vài biến phụ (độ cao, độ dốc,nhiệt độ, độ ẩm,…) để xây dựng cây phân loại nhằm theo dõi biến động lớp phủ thực vật ở SanDiego (Mỹ), từ đó thành lập bản đồ biến động lớp phủ giai đoạn 1990 - 1996 [4]. Tương tự,Selçuk Reis (2008) đã sử dụng ảnh Landsat MSS (1976), Landsat ETM+ (2000) và công nghệGIS để phân tích sự biến động hiện trạng sử dụng đất/lớp phủ ở Rize (Đông Bắc Thổ Nhĩ Kỳ) [5].Các nước Châu Á như Ấn Độ, Rawat J.S và Manish Kumar (2015) sử dụng ảnh Landsat ThematicMapper (1990, 2010), sự hỗ trợ của phần mềm ERDA ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: