Danh mục

Đánh giá chất lượng môi trường nước và tương quan giữa các thông số thủy lý hóa với chỉ số palmer của thực vật nổi tại sông Lam, tỉnh Nghệ An

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.14 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Đánh giá chất lượng môi trường nước và tương quan giữa các thông số thủy lý hóa với chỉ số palmer của thực vật nổi tại sông Lam, tỉnh Nghệ An tập trung đánh giá chất lượng môi trường nước thông qua các thông số thủy lý hóa và tìm hiểu mối tương quan giữa thông số thủy lý hóa với thành phần thực vật nổi thông qua chỉ số Palmer tại các khu vực nghiên cứu trong mùa mưa và mùa khô năm 2020.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá chất lượng môi trường nước và tương quan giữa các thông số thủy lý hóa với chỉ số palmer của thực vật nổi tại sông Lam, tỉnh Nghệ An BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 5 DOI: 10.15625/vap.2022.0016 ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC VÀ TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC THÔNG SỐ THỦY LÝ HÓA VỚI CHỈ SỐ PALMER CỦA THỰC VẬT NỔI TẠI SÔNG LAM, TỈNH NGHỆ AN Bùi Thị Hoa1,*, Nguyễn Thùy Liên1, Lê Thu Hà1, Nguyễn Thành Nam1, Vũ Thị Thu Hiền1 Tóm tắt. Sông Lam là một trong các hệ thống sông lớn ở Việt Nam. Hạ nguồn Sông Lam đã và đang phải chịu tác động mạnh do các hoạt động sản xuất, sinh hoạt cũng như quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa trên toàn khu vực tỉnh Nghệ An nói chung và thành phố Vinh nói riêng. Đồng thời, sự gia tăng dân số tại khu vực này cũng ảnh hưởng tới chất lượng nước sông. Việc khảo sát, đánh giá chất lượng môi trường nước Sông Lam và đa dạng thực vật nổi trên cả 3 lưu vực: thượng lưu, trung lưu, hạ lưu của sông Lam có ý nghĩa quan trọng nhằm đánh giá hiện trạng môi trường nước, mối quan hệ của chất lượng nước đối với sự phân bố của thực vật nổi góp phần bổ sung cơ sở dữ liệu về chất lượng môi trường nước và đa dạng thực vật nổi của thủy vực này. Kết quả khảo sát trong hai mùa (6/2020 mùa mưa; 12/2020 mùa khô) cho thấy giá trị pH, PO43-, NO3-, BOD5 đều ở mức không ô nhiễm, phù hợp với tiêu chuẩn A1 của QCVN 08-MT:2015/BTNMT và phù hợp cho mục đích nuôi trồng thủy sản, bảo tồn đời sống thủy sinh. DO dao động từ mức A1 đến B1 QCVN 08- MT:2015/BTNMT. Đã xác định 11 chi tảo trong tổng số 20 chi chỉ thị cho chỉ số Palmer. Chỉ số Palmer cho thấy chất lượng nước Sông Lam không bị ô nhiễm hữu cơ. Có sự tương quan tuyến tính giữa chỉ số Palmer với nồng độ Chlorophyl a (trong đợt thu mẫu vào mùa mưa) nhưng không có sự tương quan vào mùa khô. Chưa xác định được sự tương quan tuyến tính giữa chỉ số Palmer và các thông số thủy lý hóa của môi trường nước. Từ khóa: Chất lượng môi trường nước, chỉ số Palmer, Sông Lam, thông số thủy lý hóa. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Sông Lam (tên gọi khác: Ngàn Cả, Sông Cả, Nậm Khan, Thanh Long Giang) là một trong hai con sông lớn nhất ở Bắc Trung Bộ Việt Nam, có giá trị lớn về đa dạng sinh học, sinh vật tài nguyên. Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế-xã hội trong khu vực ven sông, kèm theo đó là sự thay đổi về chất lượng của môi trường. Nghiên cứu này tập trung đánh giá chất lượng môi trường nước thông qua các thông số thủy lý hóa và tìm hiểu mối tương quan giữa thông số thủy lý hóa với thành phần thực vật nổi thông qua chỉ số Palmer tại các khu vực nghiên cứu trong mùa mưa và mùa khô năm 2020. 1 Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG HN *Email: buithihoa@hus.edu.vn PHẦN 1. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 149 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Địa điểm, đối tượng nghiên cứu Địa điểm nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện tại 3 khu vực chính của Sông Lam: vùng thượng lưu đoạn chảy qua huyện Tương Dương; vùng trung lưu: đoạn chảy qua các huyện Anh Sơn, huyện Đô Lương, huyện Thanh Chương và vùng hạ lưu: đoạn chảy qua các huyện Hưng Nguyên, huyện Nghi Xuân, thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò. Số vị trí lấy mẫu: 9 vị trí: 3 vị trí tại vùng thượng lưu, 3 vị trí tại cùng trung lưu và 3 vị trí tại vùng hạ lưu sông theo sơ đồ lấy mẫu (Hình 1, Bảng 1). Bảng 1. Tọa độ các điểm thu mẫu Lưu vực Điểm Vĩ độ Kinh độ SL1 19°16'54.42 104°26'24.82 Thượng SL2 19°14'0.30 104°32'4.99 lưu SL3 19° 9'45.16 104°40'49.84 SL4 18°56'3.98 105°10'47.33 Trung SL5 18°53'24.53 105°16'1.53 lưu SL6 18°48'10.84 105°17'32.90 SL7 18°35'50.37 105°41'16.20 Hạ SL8 18°40'7.19 105°45'10.77 lưu Hình 1. Vị trí thu mẫu SL9 18°45'51.57 105°45'34.03 Đối tượng nghiên cứu - Các thông số thủy lý hóa của nước bao gồm: pH, nhiệt độ, độ muối, độ dẫn điện, DO, BOD5, PO43-, NO3- , Chlorophyll a. - Chỉ số tương quan giữa đa dạng sinh học tảo và thông số thủy lý hóa của môi trường nước. Thời gian khảo sát Đợt 1 - mùa mưa: từ ngày 19/06/2020 đến ngày 25/06/2020. Đợt 2 - mùa khô: từ ngày 11/12/2020 đến ngày 14/12/2020. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp khảo sát thực địa Các thông số: pH, nhiệt độ, độ muối, độ dẫn điện, nồng độ oxy hòa tan (DO) được đo tại hiện trường bằng máy đo chất lượng môi trường nước đa chỉ tiêu TOA-W22A của Nhật Bản. Mẫu nước được lấy tại hiện trường theo TCVN 6663-1:2011 (ISO 5667-2:2006) [2], được bảo quản theo TCVN 6663-3:2008 (ISO 5667-3:2003) [3] và vận chuyển về phòng 150 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM thí nghiệm nghiên cứu sinh thái học và đa dạng sinh học ứ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: