Danh mục

Đánh giá chỉ số dễ bị tổn thương bờ biển tỉnh Bến Tre

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 636.63 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu là để đánh giá sự tổn thương của bờ biển tỉnh Bến Tre bằng chỉ số dễ bị tổn thương (Coastal Vulnerability Index - CVI). Chỉ số CVI được tính dựa trên các đặc điểm địa chất (địa mạo, độ dốc, và tốc độ xói lở của đường bờ) và vật lý (chiều cao sóng, biên độ dao động triều, và mực nước biển dâng) của đường bờ. Kết quả xác định được diễn biến và mức độ tổn thương ở khu vực nghiên cứu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá chỉ số dễ bị tổn thương bờ biển tỉnh Bến Tre Kỷ yếu Hội nghị: Nghiên cứu cơ bản trong “Khoa học Trái đất và Môi trường” DOI: 10.15625/vap.2019.000168 ĐÁNH GIÁ CHỈ SỐ DỄ BỊ TỔN THƯƠNG BỜ BIỂN TỈNH BẾN TRE Võ Hồng Sơn, Nguyễn Đình Thanh, Trương Minh Hoàng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên HCM, Email: vhson206@gmail.com TÓM TẮT Mục đích nghiên cứu là để đánh giá sự tổn thương của bờ biển tỉnh Bến Tre bằng chỉ số dễ bị tổn thương (Coastal Vulnerability Index - CVI). Chỉ số CVI được tính dựa trên các đặc điểm địa chất (địa mạo, độ dốc, và tốc độ xói lở của đường bờ) và vật lý (chiều cao sóng, biên độ dao động triều, và mực nước biển dâng) của đường bờ. Kết quả xác định được diễn biến và mức độ tổn thương ở khu vực nghiên cứu. Từ khóa: Chỉ số CVI, biến động đường bờ, mực nước biển dâng. 1. GIỚI THIỆU Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một trong những nơi chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ tác động của biển đổi khí hậu toàn cầu – cụ thể là mực nước biển dâng. Trong đó, tỉnh Bến Tre nằm ở vùng đồng bằng thấp thuộc ĐBSCL và tiếp giáp biển Đông có diễn biến đường bờ biển phức tạp. Đường bờ biển của tỉnh dài khoảng 65 km, có 3 huyện giáp biển: Bình Đại, Ba Tri, và Thạnh Phú. Theo thống kê đến năm 2019, toàn tỉnh có 8 điểm xói lở bờ biển với chiều dài 19km, trong đó có một số điểm xói lở mạnh như: khu vực Cồn Ngoài (xã Bảo Thuận, huyện Ba Tri) dài 1200 m; khu vực Cồn Lợi (xã Thạnh Hải, huyệnThạnh Phú) dài 1500 m; và bờ biển xã Thừa Đức dài 3000 m [1]. Do đó, việc đánh giá sự tổn thương đường bờ biển tại khu vực tỉnh Bến Tre là cần thiết nhằm đưa ra những dự báo về các khu vực dễ xảy ra xói lở, từ đó đề ra những giải pháp bảo vệ bờ biển. Vì vậy, tác giả đã tiến hành đánh giá sự tổn thương bờ biển bằng chỉ số dễ bị tổn thương (CVI), dựa trên 6 tham số: địa mạo, độ dốc, tốc độ xói lở, chiều cao sóng trung bình, biên độ triều trung bình, và mực nước biển dâng tương đối. Phương pháp chỉ số dễ bị tổn thương bờ biển (CVI) ban đầu được Gornitz và Kanciruk (1989) phát triển, sau đó được hiểu chỉnh bởi Thieler & Hammar-Klose (1999) [2] với mục đích là phát triển cơ sở dữ liệu tai biến bờ biển để cung cấp cái nhìn chính xác về khu vực dễ bị tổn thương. Đây là một trong những phương pháp đơn giản và đã được Cục Địa chất Mỹ sử dụng trên toàn bộ bờ biển nước Mỹ. Ngoài ra, một số phiên bản khác đã được phát triển tùy vào số lượng tham số sử dụng. Ở Việt Nam, một số tác giả đã và đang sử dụng phương pháp này nghiên cứu bờ biển các tỉnh: Bà Rịa – Vũng Tàu [3], Bình Thuận [4], Huế [5]. 2. DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 2.1. Các tham số địa chất 2.1.1. Địa mạo Dựa vào bản đồ đặc điểm địa mạo ĐBSCL (Hình 1) [6], khu vực ven biển tỉnh Bến Tre có các đơn vị địa mạo: phẳng triều, mũi cát nhô, rải rác cồn cát ven biển chạy song song đường bờ và rừng ngập mặn. Các đơn vị địa mạo này được đánh giá ở mức rất cao đối với sự tổn thương đường bờ (điểm 5) dựa vào bảng phân loại mức độ tổn thương bờ (Hammar-Klose và Thieler, 1999) (Bảng 1). Tuy nhiên, hiện tại một số vị trí bờ biển đã được xây dựng kè bê tông, do đó, những vị trí có kè bê tông được đánh giá ở mức độ rất thấp đối với sự tổn thương đường bờ (điểm 1). 2.1.2. Độ dốc bờ Tham số độ dốc khá quan trọng trong việc đánh giá mức độ ngập lụt và khả năng thoát nước trong một khu vực. Với những bãi biển có độ dốc thấp thì độ rủi ro cao hơn do khi nước dâng có thể ngập lụt và ảnh hưởng trên diện rộng. Trong bài này tác giả sử dụng dữ liệu ETOPO 1 [7] để tính 412 Kỷ yếu Hội nghị: Nghiên cứu cơ bản trong “Khoa học Trái đất và Môi trường” độc dốc cho khu vực tỉnh Bến Tre. Theo đó toàn bộ đường bờ tỉnh có độ dốc trong khoảng 0.023 – 0.024 % ở mức tổn thương 4. H nh 1 Bản đồ đặc điểm địa mạo H nh 2 Sơ đồ đường bờ ven ĐBSCL [6] biển tỉnh Bến Tre giai đoạn 1990 - 2019 2.1.3. Xói lở bờ Tác giả tiến hành thu thập và phân tích các ảnh viễn thám Landsat từ năm 1990 đến năm 2019 (8 bộ ảnh: 1990, 1995, 2000, 2005, 2010, 2015, 2017, 2019) để tiến hành trích lược đường bờ biển và xác định vị trí các đoạn đường bờ ổn định, xói lở và bồi tụ. Hơn nữa, đề tài cũng tính toán tốc độ xói lở dựa trên công cụ DSAS (Digital Shoreline Analysis System, hệ thống phân tích đường bờ kỹ thuật số) và phần mềm ArcGIS (hình 3). Kết quả phân tích cho thấy, huyện Ba Tri xu hướng chính trong khoảng 20 năm là bồi tụ với tốc độ lớn nhất ~ 40 m/năm, một số nơi thuộc xã An Thủy và Bảo Thuận xảy ra hiện tượng sạt lở ~ 7 m/năm. Xã Thừa Đức (Bình Đại) có đoạn bờ ~ 6.5 km sạt lở rất mạnh tốc độ có nơi lên đến 38 m/năm. Ở huyện Thạnh Phú có 2 xã giáp biển với diễn biến trái ngược nhau, xã Thạnh Hải có đường bờ liên tục dịch chuyển vào trong đất liền tốc độ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: