Danh mục

Đánh giá của giáo viên về chất lượng dịch vụ công trong giáo dục mầm non

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 556.83 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu này trình bày các vấn đề liên quan đến chất lượng dịch vụ công và kết quả khảo sát số lượng 202 giáo viên mầm non trên địa bàn Hà Nội. Kết quả đã chỉ ra việc tự đánh giá của giáo viên về chất lượng dịch vụ công trong giáo dục mầm non. Mời các bạn tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá của giáo viên về chất lượng dịch vụ công trong giáo dục mầm non 529 ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CÔNG TRONG GIÁO DỤC MẦM NON NCS. Mai Thị Khuyên 1 TS. Tăng Thị Thùy 2 Tóm tắt: Nghiên cứu này trình bày các vấn đề liên quan đến chất lượng dịch vụ công và kết quả khảo sát số lượng 202 giáo viên mầm non trên địa bàn Hà Nội. Kết quả đã chỉ ra việc tự đánh giá của giáo viên về chất lượng dịch vụ công trong giáo dục mầm non (GDMN) dựa trên 4 nội dung của Quyết định 186 của Thủ tướng chính phủ về danh mục sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo, đối với GDMN gồm có: (1) Dịch vụ chăm sóc dinh dưỡng; chăm sóc giấc ngủ; chăm sóc vệ sinh; chăm sóc sức khỏe và bảo đảm an toàn; (2) Hoạt động chơi; hoạt động học; hoạt động lao động; hoạt động ngày hội, ngày lễ; (3) Hoạt động giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trong nhà trường; (4) Hoạt động tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em cho các cha mẹ trẻ và cộng đồng. Từ khóa: chất lượng dịch vụ; dịch vụ công; giáo dục mầm non; giáo viên tự đánh giá1. Đặt vấn đề Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có cùng quan điểm về tầm quan trọngcủa giáo dục mầm non và việc đầu tư xứng đáng cho bậc học này. Giáo dục mầmnon giúp trẻ phát triển về mặt nhận thức, thể chất, ngôn ngữ, thẩm mỹ và tìnhcảm kỹ năng xã hội trong những năm đầu đời cũng như việc học tập sau này của1 Trung tâm Hợp tác Đào tạo và Bồi dưỡng, Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN;Email:maikhuyen1010@gmail.com.2 Khoa Quản trị Chất lượng, Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN. KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ: GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI 530 PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL CONFERENCE EDUCATION FOR ALLtrẻ. Việc đầu tư vào GDMN làm tăng hiệu suất và hiệu quả của hệ thống giáo dụcnói chung (Britto, Engle, & Super, 2013, Naudeau, Kataoka, Valerio, Neuman, &Elder, 2011; Neuman & Devercelli, 2012; UNESCO, 2015; Yoshikawa & Kabay,2015). Từ trước đến nay, việc tiếp cận với dịch vụ GDMN được quan tâm hơn, đặcbiệt với những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Tuy nhiên, cần nhận thức được tầmquan trọng của việc nâng cao chất lượng và quan tâm đến những chương trình kémchất lượng mà không thể tạo ra chất lượng đầu ra tốt, thậm chí là gây ra nhiều táchại hơn (Britto, Yoshikawa, & Boller, 2011; Yoshikawa & Kabay, 2015). Nhiềuquốc gia trên thế giới hiện nay tập trung vào sự quan tâm đến cả vấn đề về mở rộngtiếp cận GDNM và nâng cao chất lượng GDMN, thông qua việc xác định, cải thiệnvà giám sát chất lượng GDMN (Neuman & Devercelli, 2012; Raikes, 2015) Mặcdù sự hiểu biết và những định nghĩa về chất lượng thay đổi theo bối cảnh và vănhóa (Nsamenang, 2008; Dahlberg, Moss, & Pence, 1999), hầu hết các hệ thống đềutập trung vào chất lượng cấu trúc – đội ngũ giáo viên được đào tạo, điều kiện làmviệc (cơ sở vật chất trang thiết bị an toàn, sức khỏe…), đặc điểm thiết lập (tỷ lệ giáoviên/ trẻ hoặc nhóm trẻ) và ít hơn là quá trình chất lượng - kích thích và tương tácgiữa giáo viên và trẻ. Trong giai đoạn mầm non, có lẽ còn hơn cả các giai đoạn khác của vòngđời, trẻ phát triển và tìm hiểu thông qua tương tác của trẻ với người lớn và bạnbè (Naudeau et al., 2011). Bằng chứng từ nhiều bối cảnh khác nhau về tầm quantrọng của tương tác giáo viên - trẻ đối với sự phát triển và học tập của trẻ (Leyva,Weiland, Barata, Yoshikawa, Snow, Treviño, &Rolla, 2015; Myers, 2006). Nhữngđánh giá quốc tế gần đây đã làm nổi bật tầm quan trọng của giáo viên là chìa khóacho các yếu tố quyết định chất lượng GDMN (Raikes, 2015; UNESCO, 2015).Giáo viên mầm non được đào tạo và trang bị tốt về kiến ​​thức, kỹ năng và điều kiệnlàm việc có nhiều khả năng hỗ trợ thực hành với lứa tuổi và khả năng phát triển phùhợp, trong đó có sự tương tác phong phú đối ứng và giảng dạy nội dung tích cựcảnh hưởng đến sự phát triển tình cảm-xã hội, phát triển ngôn ngữ và nhận thức kỹnăng của trẻ em. Vì vậy, đầu tư vào việc nâng cao chất lượng giáo viên mầm non đểtạo ra dịch vụ chất lượng trong GDMN (Raikes, 2015; Yoshikawa & Kabay, 2015). Ở Việt Nam, GDNM đang phát triển mạnh mẽ về cả số lượng và chất lượng, sốlượng các trường tư thục đã tăng lên trong các năm gần dây, năm học 2016-2017,mạng lưới trường, lớpGDMN ngoài công lập đã có bước phát triển mạnh, toànquốc có 2.402 trường mầm non dân lập và tư thục (chiếm tỉ lệ 16%) với hơn 1 triệutrẻ được huy động tới trường, đạt tỉ lệ 19,9%. Tuy nhiên, số lượng các trường, lớpvà tỷ lệ trẻ ở các cơ sở công lập vẫn cao hơn 80%, vì thế việc đầu tư nâng cao chấtlượng dịch vụ công trong GDMN cần được quan tâm ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: