Danh mục

Đánh giá điều kiện sinh thái cảnh quan phục vụ phát triển Nông - Lâm nghiệp huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.24 MB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Đánh giá điều kiện sinh thái cảnh quan phục vụ phát triển Nông - Lâm nghiệp huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trình bày: Vấn đề thành lập bản đồ sinh thái cảnh quan, đánh giá và phân hạng thích nghi các điều kiện sinh thái cảnh quan phục vụ phát triển nông - lâm nghiệp huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình nhằm góp phần sử dụng hợp lí lãnh thổ trên quan điểm phát triển bền vững,... Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá điều kiện sinh thái cảnh quan phục vụ phát triển Nông - Lâm nghiệp huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN SINH THÁI CẢNH QUAN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG - LÂM NGHIỆP HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH LÊ NĂM - TRẦN THỊ THANH HUYỀN Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế Tóm tắt: Bài báo đề cập đến vấn đề thành lập bản đồ sinh thái cảnh quan, đánh giá và phân hạng thích nghi các điều kiện sinh thái cảnh quan phục vụ phát triển nông - lâm nghiệp huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình nhằm góp phần sử dụng hợp lí lãnh thổ trên quan điểm phát triển bền vững. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Huyện Lệ Thủy có diện tích tự nhiên 1.416,11km2, chiếm 17,5% tổng diện tích tỉnh Quảng Bình, dân số 146.586 người (2009). Đây là vùng đầu nguồn của sông Kiến Giang, sông Long Đại, nơi có nhiều tiềm năng cho phát triển nông - lâm nghiệp. Tuy nhiên, các điều kiện sinh thái tự nhiên của lãnh thổ phân hoá đa dạng và phức tạp. Việc đánh giá tiềm năng sinh thái tự nhiên theo cảnh quan (CQ) phục vụ quy hoạch nông lâm nghiệp hợp lý, đảm bảo các yêu cầu về phòng hộ, bảo tồn và sản xuất cho toàn khu vực phục vụ mục tiêu phát triển bền vững là vấn đề mang tính cấp thiết. Do quá trình khai thác lâu dài và hậu quả của chiến tranh trước đây đã dẫn đến diện tích rừng ở Lệ Thủy suy giảm, diện tích đất trống đồi trọc tăng lên, chiếm gần 30,3%. Đây là biểu hiện của sự mất cân bằng sinh thái. Vì vậy, việc tổ chức sản xuất nông - lâm nghiệp cần được định hướng có cơ sở khoa học nhằm bố trí các loại hình sử dụng theo hướng lâu bền. Hơn 70% cư dân của Lệ Thủy hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông - lâm nghiệp. Hiện nay, hiệu quả kinh tế của hoạt động này chưa tương xứng với tiềm năng sinh thái của lãnh thổ, việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế còn nhiều vướng mắc, đời sống cư dân còn gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi cần có hình thức tổ chức sản xuất theo lãnh thổ và các mô hình nông - lâm nghiệp phù hợp với sự phân hoá của tự nhiên nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân và bảo vệ môi trường khu vực. 2. ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN SINH THÁI CẢNH QUAN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG-LÂM NGHIỆP HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH Tham khảo các công trình nghiên cứu, đánh giá và phân hạng các điều kiện sinh thái cảnh quan phục vụ mục tiêu phát triển nông - lâm nghiệp [2], [3], [7], [8], [9], quy trình đánh giá được thực hiện qua các bước: Thành lập bản đồ sinh thái cảnh quan (STCQ); đánh giá và phân hạng thích nghi tiềm năng sinh thái cảnh quan; đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của các loại hình sử dụng nông - lâm nghiệp; đề xuất quy hoạch sử dụng hợp lý lãnh thổ khu vực nghiên cứu. Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 01(17)/2011: tr. 56-64 ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN SINH THÁI CẢNH QUAN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP... 57 2.1. Thành lập bản đồ sinh thái cảnh quan huyện Lệ Thủy Trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm các nhân tố sinh thái tự nhiên (địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật) và đặc điểm các nhân tố sinh thái nhân văn (dân cư, nguồn lao động, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông-lâm nghiệp, các hoạt động kinh tế) của huyện Lệ Thủy; phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến sự phân hóa và hình thành các đơn vị cảnh quan lãnh thổ nghiên cứu; vận dụng hệ thống và chỉ tiêu phân loại cảnh quan của các tác giả Viện Địa lý Việt Nam; chúng tôi đã xây dựng bản đồ sinh thái cảnh quan và phân vùng sinh thái cảnh quan huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, tỉ lệ 1/50.000 phục vụ cho mục tiêu đánh giá. Bản đồ sinh thái cảnh quan được xây dựng trên cơ sở liên kết các bản đồ đơn tính: bản đồ địa hình, thổ nhưỡng, thảm thực vật, phân vùng khí hậu với sự trợ giúp của các phần mềm Mapinfo, ArcGIS. Trong bảng chú giải bản đồ sinh thái cảnh quan huyện Lệ Thủy, các cấp của hệ thống phân loại cảnh quan được xếp thành 2 nhóm: Nền tảng nhiệt - ẩm và nền tảng vật chất rắn. Nền tảng nhiệt - ẩm bao gồm các cấp: Hệ cảnh quan, phụ hệ cảnh quan, kiểu cảnh quan và phụ kiểu cảnh quan được xắp xếp theo hàng ngang thể hiện chế độ hoàn lưu, đặc điểm sinh - khí hậu và các đặc trưng cực đoan của khí hậu. Trong nhóm này có 1 hệ CQ, 1 phụ hệ, 1 kiểu và 3 phụ kiểu CQ. Nền tảng vật chất rắn bao gồm các cấp: Lớp CQ và phụ lớp CQ được sắp xếp theo cột hàng dọc thể hiện cấu trúc hình thái địa hình và tính phân tầng của các điều kiện tự nhiên. Từ 3 lớp CQ: núi và đồi, đồng bằng phân hoá thành 5 phụ lớp CQ: đồng bằng, đồi cao, đồi thấp, núi thấp và núi trung bình. Loại STCQ là cấp phân loại thấp nhất trong hệ thống phân loại CQ của lãnh thổ nghiên cứu. Ở đây, loại đất, tầng dày, độ dốc được xếp theo cột dọc và các quần xã thực vật được xếp theo hàng ngang. Loại STCQ là kết quả giao thoa giữa hàng và cột trong bảng chú giải ma trận, bao gồm 148 loại sinh thái cảnh quan. Bảng 2.1. Hệ thống và chỉ tiêu phân loại cảnh quan lãnh thổ huyện Lệ Thủy Cấp phân vị Hệ CQ Phụ hệ CQ Lớp CQ Dấu hiệu phân loại Nền bức xạ chủ đạo, cân bằng nhiệt ẩm quyết định tính địa đới. Chế độ gió mùa làm phân phối lại nhiệt - ẩm các đới. Đặc điểm cấu trúc hình thái của các đơn vị địa hình cấp lớn đã xác định kiểu địa đới hay phi địa đới của lãnh thổ. Tên gọi các cấp trong hệ thống phân loại CQ lãnh thổ huyện Lệ Thủy Hệ cảnh quan nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á. Phụ hệ cảnh quan nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh. - Lớp cảnh quan đồng bằng - Lớp cảnh quan núi: bao gồm 2 phụ lớp với 103 loại STCQ - Lớp cảnh quan đồi: bao gồm 2 phụ lớp với 14 loại STCQ 58 LÊ NĂM - TRẦN THỊ THANH HUYỀN Tính phân tầng của các điều kiện và - Phụ lớp cảnh quan đồng bằng: có 14 loại các quá trình tự nhiên. - Phụ lớp cảnh quan đồi thấp: có 14 loại - Phụ lớp cảnh quan đồi cao: có 14 loại - Phụ lớp cảnh quan núi thấp: có 87 loại - Phụ lớp cảnh quan núi trung bình: có 16 loại Đặc điểm sinh khí hậu trong mối Kiểu CQ rừng kín thường xanh mưa mùa quan hệ với kiểu thảm thực vật phát nhiệt đới sinh và kiểu đất. Dựa trên các đặc trưng cực đoan của + Phụ kiểu CQ có mùa hè nóng - hơi khô, khí hậu ảnh hưởng đến các điều mùa đô ...

Tài liệu được xem nhiều: