Danh mục

Đánh giá độc tính bán trường diễn của chế phẩm từ tằm dâu và nấm Bạch cương

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.23 MB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của nghiên cứu là thử độc tính bán trường diễn của chế phẩm từ con tằm dâu và nấm Bạch cương để xây dựng tiêu chuẩn và đăng ký lưu hành sản phẩm phục vụ sức khỏe cộng đồng, được thực hiện tại Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương năm 2010.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá độc tính bán trường diễn của chế phẩm từ tằm dâu và nấm Bạch cương Thông tin khoa học công nghệ ĐÁNH GIÁ ĐỘC TÍNH BÁN TRƯỜNG DIỄN CỦA CHẾ PHẨM TỪ TẰM DÂU VÀ NẤM BẠCH CƯƠNG PHẠM KHẮC LINH, NGÔ THANH NAM, TRẦN THANH TUẤN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tằm dâu được con người khai thác trên 4000 năm, tất cả các giống tằm dâu được nuôi hiện nay thuộc loài Bombyx mori. Trong y học cổ truyền, các bộ phận và sản phẩm của con tằm (tằm chín, tằm vôi, nhộng tằm, kén tằm, phân tằm, ngài tằm...) được dùng như những dược liệu quý để chữa bệnh. Chế phẩm được bào chế từ con tằm dâu và nấm Bạch cương (Bauveria bassiana) bằng công nghệ lên men vi sinh, có dạng dung dịch đặc, màu vàng tơ, vị ngọt, có mùi thơm có các công dụng như: Điều trị suy nhược cơ thể, yếu sinh lý; hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng, viêm đại tràng mạn; đặc biệt hỗ sử dụng chế phẩm này thấy sức khỏe được cải thiện tốt hơn, các triệu chứng của u phì đại lành tính tuyến tiền liệt, viêm dạ dày, viêm đại tràng giảm rõ rệt [1]. Cho đến nay chưa có một cơ sở nào trong và ngoài nước nghiên cứu và sản xuất chế phẩm này. Tuy vậy, những kết quả này cũng chưa được nghiên cứu đánh giá một cách đầy đủ và khoa học. Để sản phẩm được lưu hành và sử dụng rộng rãi trong cộng đồng thì việc nghiên cứu độc tính bán trường diễn của chế phẩm từ con tằm dâu và nấm Bạch cương là rất cần thiết. Mục tiêu của nghiên cứu là thử độc tính bán trường diễn của chế phẩm từ con tằm dâu và nấm Bạch cương để xây dựng tiêu chuẩn và đăng ký lưu hành sản phẩm phục vụ sức khoẻ cộng đồng, được thực hiện tại Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương năm 2010. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nguyên liệu nghiên cứu Hoá chất: Dung dịch xét nghiệm máu ABX Minidil LMG của hãng ABX - Diagnostics, định lượng trên máy Vet abcTM Animal Blood Counter. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Chế phẩm từ con tằm dâu và nấm Bạch cương được thử độc tính bán trường diễn trên thỏ thực nghiệm [2]. - Động vật thí nghiệm: Thỏ (n = 21) có nguồn gốc của Trung tâm G1- Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương, trọng lượng mỗi con: 2,0 ÷ 2,5 kg được chia thành 3 lô, mỗi lô 7 con. - Phương pháp thử nghiệm: + Lô chứng cho uống 12 ml nước cất/kg thỏ. + Lô thử 1 cho uống 12,0 ml nguyên mẫu thử/kg thỏ. + Lô thử 2 cho uống 12,0 ml hỗn dịch pha loãng 2 lần với nước cất/kg thỏ. 104 Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 11, 12 - 2016 Thông tin khoa học công nghệ Trước và sau thử nghiệm, động vật được kiểm tra trọng lượng, các dấu hiệu toàn thân, các chỉ số huyết học, sinh hóa máu. Hàng ngày theo dõi mức độ tiêu thụ thức ăn, khả năng hoạt động, tình trạng phân, lông. Trọng lượng được theo dõi hàng tuần trong 4 tuần liên tục. 2.3. Xử lý số liệu Các số liệu nghiên cứu được xử lý thống kê theo phương pháp t-test Student. Sự khác biệt có ý nghĩa khi p < 0,05. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN Kết quả kiểm tra, theo dõi trọng lượng của thỏ trước và sau thử nghiệm được nêu trong bảng 1. Bảng 1. Trọng lượng thỏ Trọng lượng (kg) ± SD Lô nghiên cứu (n = 7) Trước TN Sau 1 tuần Sau 2 tuần Sau 3 tuần Sau 4 tuần (m0) (m1) (m2) (m3) (m4) Chứng (C) 2,38 ± 0,10 2,49 ± 0,19 2,55 ± 0,19 2,54 ± 0,20 2,58 ± 0,18  (mt-m0) 0,11 ± 0,12 0,17 ± 0,12 0,16 ± 0,16 0,20 ± 0,12 Thử 1 (T1) 2,37 ± 0,24 2,41 ± 0,22 2,50 ± 0,14 2,48 ± 0,10 2,52 ± 0,12  (mt-m0) 0,05 ± 0,15 0,13 ± 0,14 0,12 ± 0,19 0,15 ± 0,20 Thử 2 (T2) 2,32 ± 0,22 2,42 ± 0,31 2,50 ± 0,22 2,54 ± 0,21 2,62 ± 0,23  (mt-m0) 0,10 ± 0,15 0,18 ± 0,16 0,22 ± 0,20 0,30 ± 0,11 Thống kê P > 0,05 P > 0,05 P > 0,05 P > 0,05 P > 0,05 Qua bảng 1 cho thấy, cân nặng trung bình của thỏ ở các lô thử trước khi đưa vào thí nghiệm không có sự khác biệt so với lô chứng (P > 0,05). Sau 28 ngày cho thỏ uống chế phẩm Tavina, thỏ tăng cân đều ở các nhóm thử, nhưng không có sự khác biệt về cân nặng trung bình giữa lô thử so với lô chứng (P > 0,05). Để nghiên cứu độc tính bán trường diễn của chế phẩm Tavina ảnh hưởng đến chức phận một số cơ quan trong cơ thể thỏ như: Gan, thận, cơ quan tạo máu... Nhóm tác giả tiến hành lấy máu thỏ trước và sau thử nghiệm để phân tích các chỉ số huyết học (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, hematocrit, hemoglobin) và các chỉ số sinh hóa (GOT, GPT, ure, creatinin, bilirubin toàn phần, protein toàn phần) với kết quả được nêu trong các bảng 2 ÷ 5. Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 11, 12 - 2016 105 Thông tin khoa học công nghệ Bảng 2. Chỉ số huyết học trước thử nghiệm Chỉ tiêu n Nhóm chứng Nhóm T1 Nhóm T2 Thống kê Hồng cầu 7 5,75 ± 0,4 5,73 ± 0,2 5,97 ± 0,3 P > 0,05 (Tera/L) Bạch cầu 7 10,09 ± 2,3 10,76 ± 2,0 9,97 ± 1,0 P > 0,05 (Giga/L) Tiểu cầu 7 438,9 ± 68,4 463,0 ± 121,9 482,9 ± 56,1 P > 0,05 (Giga/L) Hematocrit 7 39,1 ± 2,0 38,1 ± 1,5 39,7 ± 1,9 P > 0,05 (%) Hemoglobin 7 11,4 ± 0,6 11,1 ± 0,5 11,4 ± 0,6 P > 0,05 (g/dL) Kết quả trong bảng 2 cho thấy, trước khi thử nghiệm, các chỉ số về hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, hematocrit, hemoglobin của thỏ giữa nhóm chứng và 2 nhóm thử không có sự khác nhau (P > 0,05). ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: