ĐÁNH GIÁ GIỮA KỲ CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO, GIAI ĐOẠN 2006 - 2008
Số trang: 69
Loại file: pdf
Dung lượng: 3.16 MB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tham khảo sách 'đánh giá giữa kỳ chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, giai đoạn 2006 - 2008', kinh tế - quản lý, quản lý nhà nước phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐÁNH GIÁ GIỮA KỲ CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO, GIAI ĐOẠN 2006 - 2008 BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH CƠ QUAN LIÊN HỢP QUỐC VÀ XÃ HỘI TẠI VIỆT NAM NHÌN LẠI QUÁ KHỨ ĐỐI MẶT THÁCH THỨC MỚI ĐÁNH GIÁ GIỮA KỲ CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO, GIAI ĐOẠN 2006 - 2008 Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Văn phòng Điều phối CTMTQG-GN, 35 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội ĐT: +84-4-3747 8677 Fax: +84-4-3747 8677 Email: vpctgn@gov.vn Cơ quan Liên Hợp quốc tại Việt Nam Phòng Giảm nghèo và Phát triển Xã hội,UNDP 25-29 Phan Bội Châu, Hà Nội Hà Nội - Việt Nam ĐT: +84-4-3942 1495, máy lẻ 212; Fax: +84-4-39422267 Email: registry.vn@undp.org Web. www.undp.org.vn Tháng 6/2009 Bản quyền c 2009, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Cơ quan Liên Hợp Quốc tại Việt Nam Giấy phép xuất bản: 390 - 2009/ CXB/ 44 - 18/ TN. Cấp ngày 28 tháng 9 năm 2009 tại nhà xuất bản Thanh Niên Ảnh bìa: Nguyễn Trí Long, Keisuke Taketani Thiết kế mỹ thuật: Hoàng Hiền Chế bản và in tại Công ty Cổ phần in La Bàn BỘ LAO ĐỘNG -THƯƠNG BINH CƠ QUAN LIÊN HỢP QUỐC VÀ XÃ HỘI TẠI VIỆT NAM NHÌN LẠI QUÁ KHỨ ĐỐI MẶT THÁCH THỨC MỚI Đánh giá Giữa kỳ Chương trình Mục tiêu Quốc gia Giảm nghèo, giai đoạn 2006-2008 Hà Nội - Việt Nam Tháng 6 năm 2009 BÁO CÁO TÓM TẮT 1. Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo (CTMTQG-GN) và Chương trình 135 giai đoạn II (CT135-II), thuộc Uỷ ban Dân tộc (UBDT), là nền tảng cho phương pháp tiếp cận giảm nghèo giai đoạn 2006-2010 của Chính phủ Việt Nam. Trong năm 2008, Bộ LĐTBXH tổ chức đánh giá giữa kỳ (ĐGGK) CTMTQG-GN giai đoạn 2006-2008. Cục Bảo trợ xã hội, Bộ LĐTBXH được giao chỉ đạo ĐGGK và Viện Khoa học Lao động và Xã hội (Viện KHLĐXH) được giao thực hiện ĐGGK. 2. CTMTQG-GN bao gồm 12 chính sách, dự án và các hoạt động; Bộ LĐTBXH là cơ quan thường trực và CTMTQG-GN chính thức được phê duyệt vào tháng 2 năm 2007; cấu trúc của CTMTQG-GN gần như không thay đổi kể từ giai đoạn khởi động chương trình năm 1998. CTMTQG-GN phụ thuộc chủ yếu vào nguồn ngân sách cấp từ Trung ương, với tổng mức ngân sách được phân bổ cho giai đoạn 2006-2010 khoảng 43.488 tỷ đồng; ngân sách phân bổ trực tiếp cho CTMTQG-GN là 3.456 tỷ đồng (xấp xỉ 200 triệu đô la Mỹ), trong đó có 2.140 tỷ đồng từ nguồn hỗ trợ trực tiếp của Chính phủ1. 3. ĐGGK được thực hiện trong bối cảnh kinh tế và xã hội Việt Nam đang có nhiều biến động. Bản chất nghèo đói và những nguy cơ tác động đến chất lượng cuộc sống hiện nay đã thay đổi rất nhiều so với 10 năm trước. Nghèo đói không còn là hiện tượng phổ biến và những giải pháp lớn, trực tiếp và tương đối đồng bộ không còn phù hợp. Thay vào đó, nghèo đói hiện nay đang ngày càng xuất hiện theo nhóm cục bộ: một là, những nhóm người bị gạt ra lề xã hội, thuộc các vùng xa xôi, hẻo lánh, hai là, những người dễ bị tổn thương trước môi trường làm việc mới, với những quy trình kinh tế, xã hội mới, do sự phát triển kinh tế - xã hội nhanh chóng của Việt Nam trong thời gian gần đây. Vì đánh giá lại CTMTQG-GN giai đoạn 2006-2008, ĐGGK cũng đưa ra những nội dung cốt lõi của CTMTQG-GN trong tương lai sau năm 2010 để có thể đáp ứng với bối cảnh mới, đang có nhiều thay đổi này. 4. ĐGGK cũng nhằm đánh giá tiến độ giải quyết các phát hiện và khuyến nghị từ đánh giá cuối cùng Chương trình xoá đói giảm nghèo (XĐGN) năm 2004- tiền thân của CTMTQG-GN hiện nay. 5. ĐGGK được tổ chức đánh giá xoay quanh năm lĩnh vực như trong Phần 3 của báo cáo, bao gồm: sự phù hợp về thiết kế; hiệu quả chương trình trong việc thực hiện các mục tiêu đề ra; tính kinh tế, hiệu quả quản lý và thực hiện chương trình; hiệu quả xác định đối tượng; và nhận thức của người hưởng lợi và chất lượng cung cấp dịch vụ. Sáu môđun nghiên cứu chuyên đề quan trọng đã được thực hiện để hỗ trợ phân tích, cùng với bốn môđun ‘chung’ với ĐGGK CT135-II. Các kết quả chính của từng nội dung đánh giá sẽ được thảo luận tóm tắt dưới đây. 6. Đối với sự phù hợp về thiết kế (Phần 3.1), CTMTQG-GN dường như rất phù hợp với các ưu tiên giảm nghèo của Chính phủ, vì được kết nối thông qua Kế hoạch PTKTXH giai đoạn 2006-2010, bao gồm một loạt chính sách và dự án giải quyết những khía cạnh khác nhau của nghèo đói. Tuy nhiên, các hợp phần của CTMTQG-GN lại được kiểm soát chặt chẽ bởi nhiều bộ ngành liên quan, do đó tạo ra một hệ thống vận hành theo cấu trúc ‘hình tháp’, điều này có nghĩa là không thực hiện được sự liên kết và lồng ghép giữa các hợp phần của chương trình, để từ đó có thể đạt được tác động cao nhất trong công tác giảm nghèo. Bản chất của cấu trúc ‘từ trên xuống’ của chương trình cũng có nghĩa là nó sẽ không thể vận hành tốt ở những lĩnh vực có sự khác biệt lớn về mặt nguyên tắc, ví dụ như đối với cộng đồng người dân tộc thiểu số vùng cao, họ không thể áp dụng những mô hình canh tác nông nghiệp phổ biến. Trong tương lai gần, những vấn đề liên quan đến sự phù hợp có thể sẽ trở nên trầm trọng hơn, vì những thách thức trong nghèo đói và khả năng dễ bị tổn thương ngày càng trở nên hỗn tạp và không thể áp dụng giải pháp ‘một mẫu cho tất cả’. 1 Chỉ có bảy ch ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐÁNH GIÁ GIỮA KỲ CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO, GIAI ĐOẠN 2006 - 2008 BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH CƠ QUAN LIÊN HỢP QUỐC VÀ XÃ HỘI TẠI VIỆT NAM NHÌN LẠI QUÁ KHỨ ĐỐI MẶT THÁCH THỨC MỚI ĐÁNH GIÁ GIỮA KỲ CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO, GIAI ĐOẠN 2006 - 2008 Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Văn phòng Điều phối CTMTQG-GN, 35 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội ĐT: +84-4-3747 8677 Fax: +84-4-3747 8677 Email: vpctgn@gov.vn Cơ quan Liên Hợp quốc tại Việt Nam Phòng Giảm nghèo và Phát triển Xã hội,UNDP 25-29 Phan Bội Châu, Hà Nội Hà Nội - Việt Nam ĐT: +84-4-3942 1495, máy lẻ 212; Fax: +84-4-39422267 Email: registry.vn@undp.org Web. www.undp.org.vn Tháng 6/2009 Bản quyền c 2009, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Cơ quan Liên Hợp Quốc tại Việt Nam Giấy phép xuất bản: 390 - 2009/ CXB/ 44 - 18/ TN. Cấp ngày 28 tháng 9 năm 2009 tại nhà xuất bản Thanh Niên Ảnh bìa: Nguyễn Trí Long, Keisuke Taketani Thiết kế mỹ thuật: Hoàng Hiền Chế bản và in tại Công ty Cổ phần in La Bàn BỘ LAO ĐỘNG -THƯƠNG BINH CƠ QUAN LIÊN HỢP QUỐC VÀ XÃ HỘI TẠI VIỆT NAM NHÌN LẠI QUÁ KHỨ ĐỐI MẶT THÁCH THỨC MỚI Đánh giá Giữa kỳ Chương trình Mục tiêu Quốc gia Giảm nghèo, giai đoạn 2006-2008 Hà Nội - Việt Nam Tháng 6 năm 2009 BÁO CÁO TÓM TẮT 1. Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo (CTMTQG-GN) và Chương trình 135 giai đoạn II (CT135-II), thuộc Uỷ ban Dân tộc (UBDT), là nền tảng cho phương pháp tiếp cận giảm nghèo giai đoạn 2006-2010 của Chính phủ Việt Nam. Trong năm 2008, Bộ LĐTBXH tổ chức đánh giá giữa kỳ (ĐGGK) CTMTQG-GN giai đoạn 2006-2008. Cục Bảo trợ xã hội, Bộ LĐTBXH được giao chỉ đạo ĐGGK và Viện Khoa học Lao động và Xã hội (Viện KHLĐXH) được giao thực hiện ĐGGK. 2. CTMTQG-GN bao gồm 12 chính sách, dự án và các hoạt động; Bộ LĐTBXH là cơ quan thường trực và CTMTQG-GN chính thức được phê duyệt vào tháng 2 năm 2007; cấu trúc của CTMTQG-GN gần như không thay đổi kể từ giai đoạn khởi động chương trình năm 1998. CTMTQG-GN phụ thuộc chủ yếu vào nguồn ngân sách cấp từ Trung ương, với tổng mức ngân sách được phân bổ cho giai đoạn 2006-2010 khoảng 43.488 tỷ đồng; ngân sách phân bổ trực tiếp cho CTMTQG-GN là 3.456 tỷ đồng (xấp xỉ 200 triệu đô la Mỹ), trong đó có 2.140 tỷ đồng từ nguồn hỗ trợ trực tiếp của Chính phủ1. 3. ĐGGK được thực hiện trong bối cảnh kinh tế và xã hội Việt Nam đang có nhiều biến động. Bản chất nghèo đói và những nguy cơ tác động đến chất lượng cuộc sống hiện nay đã thay đổi rất nhiều so với 10 năm trước. Nghèo đói không còn là hiện tượng phổ biến và những giải pháp lớn, trực tiếp và tương đối đồng bộ không còn phù hợp. Thay vào đó, nghèo đói hiện nay đang ngày càng xuất hiện theo nhóm cục bộ: một là, những nhóm người bị gạt ra lề xã hội, thuộc các vùng xa xôi, hẻo lánh, hai là, những người dễ bị tổn thương trước môi trường làm việc mới, với những quy trình kinh tế, xã hội mới, do sự phát triển kinh tế - xã hội nhanh chóng của Việt Nam trong thời gian gần đây. Vì đánh giá lại CTMTQG-GN giai đoạn 2006-2008, ĐGGK cũng đưa ra những nội dung cốt lõi của CTMTQG-GN trong tương lai sau năm 2010 để có thể đáp ứng với bối cảnh mới, đang có nhiều thay đổi này. 4. ĐGGK cũng nhằm đánh giá tiến độ giải quyết các phát hiện và khuyến nghị từ đánh giá cuối cùng Chương trình xoá đói giảm nghèo (XĐGN) năm 2004- tiền thân của CTMTQG-GN hiện nay. 5. ĐGGK được tổ chức đánh giá xoay quanh năm lĩnh vực như trong Phần 3 của báo cáo, bao gồm: sự phù hợp về thiết kế; hiệu quả chương trình trong việc thực hiện các mục tiêu đề ra; tính kinh tế, hiệu quả quản lý và thực hiện chương trình; hiệu quả xác định đối tượng; và nhận thức của người hưởng lợi và chất lượng cung cấp dịch vụ. Sáu môđun nghiên cứu chuyên đề quan trọng đã được thực hiện để hỗ trợ phân tích, cùng với bốn môđun ‘chung’ với ĐGGK CT135-II. Các kết quả chính của từng nội dung đánh giá sẽ được thảo luận tóm tắt dưới đây. 6. Đối với sự phù hợp về thiết kế (Phần 3.1), CTMTQG-GN dường như rất phù hợp với các ưu tiên giảm nghèo của Chính phủ, vì được kết nối thông qua Kế hoạch PTKTXH giai đoạn 2006-2010, bao gồm một loạt chính sách và dự án giải quyết những khía cạnh khác nhau của nghèo đói. Tuy nhiên, các hợp phần của CTMTQG-GN lại được kiểm soát chặt chẽ bởi nhiều bộ ngành liên quan, do đó tạo ra một hệ thống vận hành theo cấu trúc ‘hình tháp’, điều này có nghĩa là không thực hiện được sự liên kết và lồng ghép giữa các hợp phần của chương trình, để từ đó có thể đạt được tác động cao nhất trong công tác giảm nghèo. Bản chất của cấu trúc ‘từ trên xuống’ của chương trình cũng có nghĩa là nó sẽ không thể vận hành tốt ở những lĩnh vực có sự khác biệt lớn về mặt nguyên tắc, ví dụ như đối với cộng đồng người dân tộc thiểu số vùng cao, họ không thể áp dụng những mô hình canh tác nông nghiệp phổ biến. Trong tương lai gần, những vấn đề liên quan đến sự phù hợp có thể sẽ trở nên trầm trọng hơn, vì những thách thức trong nghèo đói và khả năng dễ bị tổn thương ngày càng trở nên hỗn tạp và không thể áp dụng giải pháp ‘một mẫu cho tất cả’. 1 Chỉ có bảy ch ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
mục tiêu giảm nghèo chính sách kinh tế kinh tế vĩ mô kinh tế Việt Nam an sinh xã hộiTài liệu liên quan:
-
Giáo trình Kinh tế vi mô - TS. Lê Bảo Lâm
144 trang 737 21 0 -
Giáo trình Kinh tế vi mô - PGS.TS Lê Thế Giới (chủ biên)
238 trang 583 0 0 -
Phương pháp nghiên cứu nguyên lý kinh tế vi mô (Principles of Microeconomics): Phần 2
292 trang 558 0 0 -
Đề cương môn Kinh tế học đại cương - Trường ĐH Mở TP. Hồ Chí Minh
6 trang 332 0 0 -
Tiểu luận: Sự ổn định của bộ ba bất khả thi và các mẫu hình kinh tế vĩ mô quốc tê
29 trang 329 0 0 -
38 trang 255 0 0
-
Giáo trình Kinh tế học vĩ mô - PGS.TS. Nguyễn Văn Dần (chủ biên) (HV Tài chính)
488 trang 250 1 0 -
Bài giảng Kinh tế vi mô - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai
92 trang 241 0 0 -
Một vài khía cạnh của phân tích dữ liệu lớn trong kinh tế
10 trang 225 0 0 -
Hai mô hình phát triển và sự đổi mới kinh tế thông qua thực tiễn phát triển nông nghiệp ở Việt Nam
348 trang 219 0 0