Kết quả điều tra đánh giá hiện trạng nguồn gien Nấm Hương rừng tại tỉnh Bắc Kạn cho thấy: Nấm Hương rừng sinh trưởng, phát triển và phân bố ở những khu rừng có nhiều cây Sau Sau, Sồi, Dẻ... Người dân địa phương thường khai thác Nấm Hương từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau với sản lượng khoảng 15,3 kg/hộ/năm và bán tại các chợ địa phương với giá dao động từ 120-180.000 đồng/kg. Một số hộ nuôi trồng Nấm Hương trên giá thể là cây Sau Sau với quy mô từ 13 – 18 m3gỗ/năm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá hiện trạng và một số giải pháp kỹ thuật để phát triển nấm hương đặc sản tại tỉnh Bắc Kạn
Lê Sỹ Lợi và Đtg
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ
123(09): 147 - 152
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT ĐỂ PHÁT
TRIỂN NẤM HƯƠNG ĐẶC SẢN TẠI TỈNH BẮC KẠN
Lê Sỹ Lợi*, Nguyễn Mạnh Tuấn, Phạm Thị Phương Lan
Viện Khoa học Sự sống – Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Kết quả điều tra đánh giá hiện trạng nguồn gien Nấm Hương rừng tại tỉnh Bắc Kạn cho thấy: Nấm
Hương rừng sinh trưởng, phát triển và phân bố ở những khu rừng có nhiều cây Sau Sau, Sồi, Dẻ...
Người dân địa phương thường khai thác Nấm Hương từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau với sản
lượng khoảng 15,3 kg/hộ/năm và bán tại các chợ địa phương với giá dao động từ 120-180.000
đồng/kg. Một số hộ nuôi trồng Nấm Hương trên giá thể là cây Sau Sau với quy mô từ 13 – 18
m3gỗ/năm. Năng suất đạt 80-180 kg nấm tươi/năm/hộ. Thời gian thu hoạch nấm từ tháng 11 đến
tháng 3 năm sau. Kết quả theo dõi mô hình thí nghiệm sản xuất Nấm Hương trên thân gỗ tại tỉnh
Bắc Kạn cho thấy: Vào giống ngay sau khi chặt cây, xuất hiện quả thể sớm hơn 17 – 25 ngày so
với công thức vào giống sau khi chặt cây 5 – 10 ngày. Chiều dài cuống Nấm Hương dao động từ
4,7 – 5,0 cm. Cuống nấm có đường kính từ 0,42 – 0,50 cm. Đường kính mũ nấm dao động từ 2,4 –
2,7 cm. Năng suất Nấm Hương tươi sau thu hoạch 3 lần dao động từ 29,5 đến 37,0 kg/công thức.
Lợi nhuận thu được dao động từ 866.000 đến 1.241.000 đ/m3.
Từ khóa: Bắc Kạn; cây Sau Sau, Nấm Hương; quả thể; thân gỗ;
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Nấm Hương (Đông cô, Hương cô, Shiitake)
có tên khoa học là Lentiluna edodes. Nấm
Hương có giá trị dinh dưỡng cao, sử dụng
Nấm Hương làm rau như một loại thực phấm
cao cấp cung cấp vitamin (như vitamin
B1,B2, vitamin pp, vitamin D2...) chất khoáng
(Fe, Mn, K, Ca, Mg, Cd, Cu, p và Zn) cho cơ
thể con người[1]; [2]; [5]. Bắc Kạn là một
tỉnh miền núi vùng Đông Bắc Việt Nam với
tài nguyên rừng khá đa dạng, phong phú, còn
nhiều loài động vật, thực vật quý hiếm, có giá
trị trong đó có Nấm Hương rừng đặc sản. Bắc
Kạn có khí hậu nhiệt đới ẩm, nhiệt độ trung
bình hàng năm từ 20 - 220C, thích hợp cho
nhiều lại nấm sinh trưởng và phát triển[6].
Nhằm phát huy thế mạnh sẵn có của địa
phương, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu
nhập cho người dân, nhiệm vụ nghiên cứu,
nuôi trồng Nấm Hương là một vấn đề cần
được quan tâm.
NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nội dung nghiên cứu
* Điều tra đánh giá thực trạng Nấm Hương
rừng ở tỉnh Bắc Kạn.
*
Tel: 0912 551516, Email: lesyloi@yahoo.com
- Thuận lợi, khó khăn trong khai thác nguồn
Nấm Hương đặc sản.
- Xác định những khó khăn và đưa ra các giải
pháp nhằm phát triển nguồn lợi Nấm Hương
đặc sản và nâng cao thu nhập cho người dân.
* Thử nghiệm trồng giống Nấm Hương trên
giá thể thân gỗ.
- Theo dõi chỉ tiêu sinh trưởng phát triển,
năng suất Nấm Hương.
Phương pháp nghiên cứu
-Điều tra đánh giá thực trạng khai thác và sử
dụngNấm Hương bằng phương pháp đánh giá
nông thôn có sự tham gia (PRA). Thu thập dữ
liệu thứ cấp và phỏng vấn 90 hộ nông dân tại 2
huyện Ngân Sơn và huyện Ba Bể-tỉnh Bắc Kạn.
- Thử nghiệm sản xuất Nấm Hương được bố
trí tại hộ nông dân thuộc xã Vân Tùng-huyện
Ngân Sơn-tỉnh Bắc Kạn. Thí nghiệm gồm 3
công thức được bố trí theo kiểu khối ngẫu
nhiên hoàn chỉnh (RCBD), 3 lần nhắc lại, mỗi
ô thí nghiệm bố trí 1 m3 gỗ Sau Sau có đường
kính 18 - 25 cm, dài 1,2 -1,3 m.
Công thức 1 - Vào giống ngay sau khi chặt cây;
Công thức 2 - Vào giống sau khi chặt cây 5 ngày;
Công thức 3 - Vào giống sau khi chặt cây
10 ngày;
147
Lê Sỹ Lợi và Đtg
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ
123(09): 147 - 152
Số liệu thu thập được qua điều tra và nghiên
cứu được tổng hợp và tính toán trên
Microsoft Excel và xử lý thống kê trên phần
mềm SAS 5.0.
kg nấm tươi/hộ/năm, chủ yếu được sử dụng
để phơi khô và bán (97%), chỉ sử dụng 3%,
người dân coi Nấm Hương là loại thực phẩm
đắt đỏ và xa xỉ.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Khu vực phân bố Nấm Hương rừng tại huyện
Ngân Sơn và huyện Ba Bể tập trung ở những
khu còn tồn tại nhiều loại cây là giá thể phù hợp
đối với Nấm Hương như: Sau Sau, Sồi, Dẻ.
Đánh giá hiện trạng vùng nghiên cứu.
Điều tra thực trạng khai thác và sử dụng
nguồn tài nguyên rừng cho thấy, các nguồn
tài nguyên rừng chủ yếu của các địa phương
được thể hiện qua bảng 1.
Nấm Hương tươi thu hái được sơ chế bằng
cách phơi khô và tiêu thụ chủ yếu ngay tại địa
phương với hình thức bán lẻ hàng ngày tại các
chợ trong huyện, thị trấn với giá bán từ 120180.000 đ/kg khô. Mộc nhĩ và một số loại
nấm khác thường được sử dụng trong gia đình
với lượng từ 0,1 – 1,3 kg/hộ/năm.
Đời sống của người dân tại địa phương còn
gặp nhiều khó khăn vì thế họ vẫn phải dựa
vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên để sinh
sống như vào rừng lấy củi để sử dụng và để
bán, tuy nhiên 100% hộ dân được hỏi đều cho
rằng các nguồn tài nguyên trên đã cạn kiệt và
còn rất ít, do vậy sản lượng thu được không
lớn. Đối với nấm các loại, chủ yếu là Nấm
Hương được người dân khai thác ...