Đánh giá hiệu năng mạng chuyển mạch burst quang bằng mô hình giải tích toán học sử dụng nguyên lý hàng đợi M/M/w/w và mô phỏng trên OMNeT++
Số trang: 12
Loại file: pdf
Dung lượng: 793.69 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài báo tập trung nghiên cứu các mô hình đánh giá hiệu quả thực thi của mạng chuyển mạch burst quang, đặc biệt là xác suất nghẽn burst trong mạng. Chúng tôi đề xuất một mô hình mô phỏng mạng chuyển mạch burst quang có tên OBSWDM-Simu được triển khai trên OMNeT++.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá hiệu năng mạng chuyển mạch burst quang bằng mô hình giải tích toán học sử dụng nguyên lý hàng đợi M/M/w/w và mô phỏng trên OMNeT++ Tạp chí Tin học và Điều khiển học, T.29, S.1 (2013), 43–54 ĐÁNH GIÁ HIỆU NĂNG MẠNG CHUYỂN MẠCH BURST QUANG BẰNG MÔ HÌNH GIẢI TÍCH TOÁN HỌC SỬ DỤNG NGUYÊN LÝ HÀNG ĐỢI M/M/w/w VÀ MÔ PHỎNG TRÊN OMNeT++ LÊ HỮU BÌNH1 , LÊ NGUYÊN BÌNH2 , HOÀNG VĂN VÕ3 1 Khoa 2 Huawei Công nghệ thông tin, Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế Technologies, European Research Center, Riesstr. 25, C3.0G, D-80992, Munich, Deutschland 3 Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông Việt Nam Tóm t t. Chuyển mạch burst quang là xu hướng của công nghệ mạng quang thế hệ mới. Việc nghiên cứu các mô hình đánh giá hiệu quả thực thi của mạng chuyển mạch burst quang là điều cần thiết và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Bài báo tập trung nghiên cứu các mô hình đánh giá hiệu quả thực thi của mạng chuyển mạch burst quang, đặc biệt là xác suất nghẽn burst trong mạng. Chúng tôi đề xuất một mô hình mô phỏng mạng chuyển mạch burst quang có tên OBSWDM-Simu được triển khai trên OMNeT++. Mô hình OBSWDM-Simu cho phép mô phỏng các giao thức điều khiển trong mạng chuyển mạch burst quang tốc độ cao có xét đến ảnh hưởng của các hiệu ứng lớp vật lý. Các mô hình phân tích mạng chuyển mạch burst quang dựa trên lý thuyết hàng đợi cũng được đưa ra và so sánh với kết quả mô phỏng thực hiện bởi mô hình OBSWDM-Simu. T khóa. Chuyển mạch burst quang, Mô phỏng mạng, OBSWDM-Simu. Abstract. Optical Burst Switching (OBS) has become one of the most important techniques for next generations of ultra-high speed optical internetworking. Performance evaluation of OBS networking models is thus very critical in the evaluation of the effectiveness of different routing and switching algorithms. This paper presents both computer simulation and analytical models for evaluating the effectiveness of OBS networking, especially the burst blocking probability. We develop a simulation model for OBS networking, namely OBSWDM-Simu based on OMNeT++ platform. The model is capable of simulating control protocols of OBS networks and simultaneously incorporating the impacts of physical layer effects on the blocking probability. We also present the analytical models for OBS networking based on the queuing theory in order to compare with the results of OBSWDM-Simu model. Key words. Optical burst switching, network simulation, OBSWDM-simu. 1. GIỚI THIỆU Công nghệ truyền dẫn quang ghép kênh phân chia theo bước sóng mật độ cao (DWDM - Dense Wavelength Division Multiplexing) đã và đang phát triển với tốc độ nhanh chóng. Đặc biệt, với các kỹ thuật điều chế và xử lý tín hiệu quang tiên tiến như QPSK (Quadrature 44 LÊ HỮU BÌNH, LÊ NGUYÊN BÌNH, HOÀNG VĂN VÕ Hình 1.1. Nguyên lý hoạt động của mạng chuyển mạch burst quang Phase-Shift Keying), PDM-QPSK (Polarization Division Multiplexing - QPSK) cho phép nâng tốc độ truyền tải của mỗi kênh bước sóng lên đến 112 Gbit/s hoặc 448 Gbit/s qua khoảng cách truyền tải lớn [1, 2, 3, 4]. Để khai thác một cách hiệu quả khoảng băng thông cực lớn trên các tuyến truyền dẫn DWDM thế hệ mới, kỹ thuật chuyển mạch burst quang (OBS - Optical Burst Switching) [5] đang được nghiên cứu rộng rãi trên thế giới nhằm tìm ra các giao thức điều khiển tối ưu cho việc truyền lưu lượng IP qua mạng quang DWDM. Nguyên lý hoạt động của mạng OBS được minh họa như ở Hình 1.1. Lưu lượng từ các mạng truy nhập được truyền đến nút biên đầu vào của mạng OBS. Tại đây, nút biên đầu vào thực hiện chức năng tập hợp lưu lượng thành các burst quang. Tương ứng với mỗi burst quang, một gói điều khiển sẽ được tạo ra và gửi đi trước để xử lý báo hiệu cho việc truyền burst. Dựa trên thông tin xử lý báo hiệu, nút biên còn thực hiện chức năng lập lịch burst, định tuyến và gán bước sóng để truyền burst qua mạng. Chức năng chính của nút lõi là xử lý gói điều khiển để cấu hình chuyển mạch cho việc truyền burst. Nếu xảy ra tranh chấp, nút lõi thực hiện chức năng giải quyết tranh chấp bằng các phương pháp như định tuyến chuyển hướng, chuyển đổi bước sóng, đệm quang và phân đoạn burst [5] nhằm hạn chế tỷ lệ tổn thất burst. Sau khi burst được truyền thành công qua mạng lõi, nút biên đầu ra thực hiện chức năng khôi phục dữ liệu gốc từ các burst và truyền đến đích. Trong tiến trình phát triển của công nghệ mạng quang, để khai thác một cách hiệu quả khoảng băng thông cực lớn của các tuyến truyền dẫn quang thế hệ mới sử dụng siêu kênh bước sóng (superchannels) [6, 7], OBS là một xu hướng tất yếu mà chúng ta phải hướng tới. Nó phù hợp với việc tích hợp đa dịch vụ, đa loại hình lưu lượng vào mạng truyền tải quang. Hiện nay, có nhiều nhóm nghiên cứu trên thế giới đang tập trung nghiên cứu để tìm ra các chuẩn giao thức nhằm sớm đưa OBS vào triển khai trong thực tế. Các hướng nghiên cứu ĐÁNH GIÁ HIỆU NĂNG MẠNG CHUYỂN MẠCH BURST QUANG 45 chủ yếu tập trung vào các giao thức điều khiển trong mạng như: các giao thức báo hiệu, các phương pháp giải quyết tranh chấp, các thuật toán định tuyến burst [10, 13, 16]. Hầu hết các kết qủa nghiên cứu đều được đánh giá bằng phương pháp mô phỏng hoặc mô hình giải tích toán học, vì việc đánh giá bằng thực nghiệm là chưa thể thực hiện được. Về mô phỏng, đã có một số mô hình được triển khai cho OBS [8, 10, 11]. Tuy nhiên, các mô hình này chưa đề cập đến mạng quang tốc độ cao có ảnh hưởng của các hiệu ứng vật lý. Với công nghệ hiện tại, tốc độ của mỗi kênh bước sóng đã đạt đến 448Gbit/s và có thể lên đến hàng Terabits/s trong tương lai gần, ảnh hưởng của các hiệu ứng vật lý là điều cần phải được xem xét. Vì vậy, việc triển khai mô hình mô phỏng mạng OBS tốc độ cao có xét đến ảnh hưởng của các hiệu ứng vật lý là điều cần thiết. Với ý tưởng này, chúng tôi đã triển khai một mô hình mô phỏng OBSWDM-Simu trên OMNeT++ [9], đồng thời cũng nghiên cứu các mô hình giải tính toán học dùng lý thuyết hàng đợi để phân tích mạng OBS, so sánh kết quả mô phỏng và mô hình toán học để kiểm nghiệm tính đúng đắn của kết ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá hiệu năng mạng chuyển mạch burst quang bằng mô hình giải tích toán học sử dụng nguyên lý hàng đợi M/M/w/w và mô phỏng trên OMNeT++ Tạp chí Tin học và Điều khiển học, T.29, S.1 (2013), 43–54 ĐÁNH GIÁ HIỆU NĂNG MẠNG CHUYỂN MẠCH BURST QUANG BẰNG MÔ HÌNH GIẢI TÍCH TOÁN HỌC SỬ DỤNG NGUYÊN LÝ HÀNG ĐỢI M/M/w/w VÀ MÔ PHỎNG TRÊN OMNeT++ LÊ HỮU BÌNH1 , LÊ NGUYÊN BÌNH2 , HOÀNG VĂN VÕ3 1 Khoa 2 Huawei Công nghệ thông tin, Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế Technologies, European Research Center, Riesstr. 25, C3.0G, D-80992, Munich, Deutschland 3 Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông Việt Nam Tóm t t. Chuyển mạch burst quang là xu hướng của công nghệ mạng quang thế hệ mới. Việc nghiên cứu các mô hình đánh giá hiệu quả thực thi của mạng chuyển mạch burst quang là điều cần thiết và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Bài báo tập trung nghiên cứu các mô hình đánh giá hiệu quả thực thi của mạng chuyển mạch burst quang, đặc biệt là xác suất nghẽn burst trong mạng. Chúng tôi đề xuất một mô hình mô phỏng mạng chuyển mạch burst quang có tên OBSWDM-Simu được triển khai trên OMNeT++. Mô hình OBSWDM-Simu cho phép mô phỏng các giao thức điều khiển trong mạng chuyển mạch burst quang tốc độ cao có xét đến ảnh hưởng của các hiệu ứng lớp vật lý. Các mô hình phân tích mạng chuyển mạch burst quang dựa trên lý thuyết hàng đợi cũng được đưa ra và so sánh với kết quả mô phỏng thực hiện bởi mô hình OBSWDM-Simu. T khóa. Chuyển mạch burst quang, Mô phỏng mạng, OBSWDM-Simu. Abstract. Optical Burst Switching (OBS) has become one of the most important techniques for next generations of ultra-high speed optical internetworking. Performance evaluation of OBS networking models is thus very critical in the evaluation of the effectiveness of different routing and switching algorithms. This paper presents both computer simulation and analytical models for evaluating the effectiveness of OBS networking, especially the burst blocking probability. We develop a simulation model for OBS networking, namely OBSWDM-Simu based on OMNeT++ platform. The model is capable of simulating control protocols of OBS networks and simultaneously incorporating the impacts of physical layer effects on the blocking probability. We also present the analytical models for OBS networking based on the queuing theory in order to compare with the results of OBSWDM-Simu model. Key words. Optical burst switching, network simulation, OBSWDM-simu. 1. GIỚI THIỆU Công nghệ truyền dẫn quang ghép kênh phân chia theo bước sóng mật độ cao (DWDM - Dense Wavelength Division Multiplexing) đã và đang phát triển với tốc độ nhanh chóng. Đặc biệt, với các kỹ thuật điều chế và xử lý tín hiệu quang tiên tiến như QPSK (Quadrature 44 LÊ HỮU BÌNH, LÊ NGUYÊN BÌNH, HOÀNG VĂN VÕ Hình 1.1. Nguyên lý hoạt động của mạng chuyển mạch burst quang Phase-Shift Keying), PDM-QPSK (Polarization Division Multiplexing - QPSK) cho phép nâng tốc độ truyền tải của mỗi kênh bước sóng lên đến 112 Gbit/s hoặc 448 Gbit/s qua khoảng cách truyền tải lớn [1, 2, 3, 4]. Để khai thác một cách hiệu quả khoảng băng thông cực lớn trên các tuyến truyền dẫn DWDM thế hệ mới, kỹ thuật chuyển mạch burst quang (OBS - Optical Burst Switching) [5] đang được nghiên cứu rộng rãi trên thế giới nhằm tìm ra các giao thức điều khiển tối ưu cho việc truyền lưu lượng IP qua mạng quang DWDM. Nguyên lý hoạt động của mạng OBS được minh họa như ở Hình 1.1. Lưu lượng từ các mạng truy nhập được truyền đến nút biên đầu vào của mạng OBS. Tại đây, nút biên đầu vào thực hiện chức năng tập hợp lưu lượng thành các burst quang. Tương ứng với mỗi burst quang, một gói điều khiển sẽ được tạo ra và gửi đi trước để xử lý báo hiệu cho việc truyền burst. Dựa trên thông tin xử lý báo hiệu, nút biên còn thực hiện chức năng lập lịch burst, định tuyến và gán bước sóng để truyền burst qua mạng. Chức năng chính của nút lõi là xử lý gói điều khiển để cấu hình chuyển mạch cho việc truyền burst. Nếu xảy ra tranh chấp, nút lõi thực hiện chức năng giải quyết tranh chấp bằng các phương pháp như định tuyến chuyển hướng, chuyển đổi bước sóng, đệm quang và phân đoạn burst [5] nhằm hạn chế tỷ lệ tổn thất burst. Sau khi burst được truyền thành công qua mạng lõi, nút biên đầu ra thực hiện chức năng khôi phục dữ liệu gốc từ các burst và truyền đến đích. Trong tiến trình phát triển của công nghệ mạng quang, để khai thác một cách hiệu quả khoảng băng thông cực lớn của các tuyến truyền dẫn quang thế hệ mới sử dụng siêu kênh bước sóng (superchannels) [6, 7], OBS là một xu hướng tất yếu mà chúng ta phải hướng tới. Nó phù hợp với việc tích hợp đa dịch vụ, đa loại hình lưu lượng vào mạng truyền tải quang. Hiện nay, có nhiều nhóm nghiên cứu trên thế giới đang tập trung nghiên cứu để tìm ra các chuẩn giao thức nhằm sớm đưa OBS vào triển khai trong thực tế. Các hướng nghiên cứu ĐÁNH GIÁ HIỆU NĂNG MẠNG CHUYỂN MẠCH BURST QUANG 45 chủ yếu tập trung vào các giao thức điều khiển trong mạng như: các giao thức báo hiệu, các phương pháp giải quyết tranh chấp, các thuật toán định tuyến burst [10, 13, 16]. Hầu hết các kết qủa nghiên cứu đều được đánh giá bằng phương pháp mô phỏng hoặc mô hình giải tích toán học, vì việc đánh giá bằng thực nghiệm là chưa thể thực hiện được. Về mô phỏng, đã có một số mô hình được triển khai cho OBS [8, 10, 11]. Tuy nhiên, các mô hình này chưa đề cập đến mạng quang tốc độ cao có ảnh hưởng của các hiệu ứng vật lý. Với công nghệ hiện tại, tốc độ của mỗi kênh bước sóng đã đạt đến 448Gbit/s và có thể lên đến hàng Terabits/s trong tương lai gần, ảnh hưởng của các hiệu ứng vật lý là điều cần phải được xem xét. Vì vậy, việc triển khai mô hình mô phỏng mạng OBS tốc độ cao có xét đến ảnh hưởng của các hiệu ứng vật lý là điều cần thiết. Với ý tưởng này, chúng tôi đã triển khai một mô hình mô phỏng OBSWDM-Simu trên OMNeT++ [9], đồng thời cũng nghiên cứu các mô hình giải tính toán học dùng lý thuyết hàng đợi để phân tích mạng OBS, so sánh kết quả mô phỏng và mô hình toán học để kiểm nghiệm tính đúng đắn của kết ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Chuyển mạch burst quang Mô phỏng mạng OBSWDM-Simu Đánh giá hiệu năng mạng Chuyển mạch burst quang bằng Optical burst switching Network simulationTài liệu liên quan:
-
Đánh giá hiệu năng trong mạng có kết nối không liên tục DTN
8 trang 94 0 0 -
Hiệu năng mạng máy tính: Phần 2
94 trang 35 0 0 -
Giải pháp kết hợp giữa thước đo định tuyến chất lượng liên kết và năng lượng trong giao thức IRPL
7 trang 24 0 0 -
Hiệu năng mạng máy tính: Phần 1
78 trang 22 0 0 -
Ebook Optical burst switched networks: Part 1
99 trang 17 0 0 -
49 trang 17 0 0
-
Ebook An analytical approach to optical burst switched networks: Part 1
161 trang 15 0 0 -
24 trang 13 0 0
-
Lecture Wireless and mobile computing – Chapter 27: Wireless and mobile computing simulations
66 trang 13 0 0 -
Giới thiệu về Omnet++ - Bách khoa Hà Nội
82 trang 12 0 0