Danh mục

Đánh giá hiệu quả của thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến phát triển kinh tế ở Việt Nam

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 0.00 B      Lượt xem: 216      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Đánh giá hiệu quả của thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến phát triển kinh tế ở Việt Nam tập trung đánh giá thực trạng và hiệu quả trong thu hút nguồn vốn FDI đến phát triển kinh tế của Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá hiệu quả của thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến phát triển kinh tế ở Việt Nam ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở VIỆT NAM TS. Phạm Thị Bạch Tuyết Trường Đại học Sài Gòn Tóm tắt Trong hơn 30 năm đổi mới đất nước, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ngày càng phát huy vai trò quan trọng và có những đóng góp đáng kể trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Bài viết tập trung đánh giá thực trạng và hiệu quả trong thu hút nguồn vốn FDI đến phát triển kinh tế của Việt Nam. Đầu tư nước ngoài đã góp phần quan trọng tạo động lực đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng cơ cấu kinh tế hiện đại; đổi mới công nghệ, tạo ra nhiều việc làm và tăng thêm thu nhập cho người lao động; đóng góp vào ngân sách nhà nước; nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy xuất khẩu, góp phần tích cực trong việc mở rộng thị trường, chủ động hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Tuy nhiên, kết quả thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI trong thời gian qua bộc lộ nhiều vấn đề hạn chế, bất cập ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững về kinh tế của đất nước đòi hỏi phải có những giải pháp phù hợp nhằm sử dụng nguồn vốn đạt hiệu quả cao hơn. Từ khóa: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), hiệu quả, kinh tế, phát triển 1. MỞ ĐẦU Sau 30 năm thực hiện chính sách mở cửa, thu hút đầu tư nước ngoài với việc Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 có hiệu lực, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ngày càng phát huy vai trò quan trọng và có những đóng góp đáng kể trong sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, trở thành một trong những động lực tăng trưởng kinh tế đất nước. Việt Nam là một trong những quốc gia thu hút FDI thành công nhất trong khu vực và trên thế giới, là địa điểm lựa chọn đầu tư tin cậy của các nhà đầu tư nước ngoài. Việt Nam có nhiều lợi thế như nằm ở vị trí địa lý chiến lược ở trung tâm Đông Nam Á rất thuận tiện cho việc giao thương; có quy mô dân số đông, nguồn lao động dồi dào và giá rẻ, lại đang nằm trong giai đoạn cơ cấu dân số “vàng”; tài nguyên thiên nhiên phong phú; cơ sở hạ tầng ngày một tốt hơn; có nền chính trị xã hội ổn định, khung pháp lý ngày càng hoàn thiện... tạo môi trường đầu tư hấp dẫn đối với các doanh nghiệp FDI. Ngoài ra, trong thời gian qua, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả khả quan với tốc độ tăng trưởng kinh tế duy trì ở tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định trong thời gian dài (trung bình khoảng 5,5 - 6,5%/năm giai đoạn 2007 - 2017), đó cũng là tín hiệu tốt cho các nhà đầu tư an tâm về tiềm năng tăng trưởng của thị trường. Việt Nam đang 347 tích cực phát huy các ưu thế, cải thiện môi trường đầu tư mạnh mẽ nhằm thu hút các nhà đầu tư FDI và đã đạt được nhiều kết quả. Trong vòng 30 năm (1988 - 2018), tổng số dự án FDI được cấp phép đã lên tới 29.893 dự án, tăng 14,9 lần (3.147 dự án năm 2018 so với 211 dự án giai đoạn 1988 - 1990). Về tổng số vốn đăng ký đạt hơn 415,07 tỷ USD, tăng 22,7 lần giai đoạn 1988 - 2018 (36.368,6/1.603,5 triệu USD). Tổng số vốn thực hiện tính đến hết năm 2018 chiếm 46,0% tổng vốn FDI đã đăng ký (191.092,9 triệu USD). Riêng trong năm 2018, Việt Nam thu hút được 3.147 dự án với tổng số vốn đầu tư đạt 36,37 tỷ USD, tăng 14,8% về số dự án nhưng tổng số vốn đầu tư lại giảm 1,97% so với năm 2017. Vốn thực hiện chiếm 52,5% tổng vốn FDI đã đăng ký. Có thể nói, trong điều kiện kinh tế toàn cầu có nhiều biến động và cạnh tranh gay gắt giữa các nước thì kết quả đạt được trong việc thu hút FDI của Việt Nam trong thời gian qua cho thấy những nỗ lực và thành công trong vận động xúc tiến đầu tư và cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh của nước ta. Trong xu thế mở cửa và hội nhập quốc tế hiện nay, FDI đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia nói chung và từng địa phương nói riêng. Vai trò của FDI đối với phát triển kinh tế - xã hội được tiếp cận theo nhiều phương diện, đặc biệt là những tác động tích cực đến tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển giao khoa học công nghệ, kinh nghiệm quản lý, mở rộng thị trường, giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng lao động… Hiện nay, khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang trở thành trụ cột phát triển năng động nhất và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong thành tựu tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Khu vực FDI chiếm 22 - 25% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, chiếm 55% giá trị sản lượng công nghiệp, 71% kim ngạch xuất khẩu, 18% tổng thu ngân sách và 20% GDP và khu vực FDI tạo công ăn việc làm cho khoảng 3,7 triệu lao động. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được thì việc thu hút sử dụng FDI cũng bộc lộ những mặt tiêu cực, hạn chế ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển bền vững của địa phương cũng như quốc gia. Vì vậy, trong bài viết này sẽ phân tích và đánh giá thực trạng và hiệu quả trong thu hút, sử dụng nguồn vốn FDI đối với phát triển kinh tế đất nước. Qua đó cũng đề xuất một số giải pháp và khuyến nghị nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập hiện nay để phát huy hiệu quả của khu vực FDI trong phát triển bền vững về kinh tế. 2. NỘI DUNG 2.1. Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam Sau 30 năm kể từ khi Luật Đầu tư nước ngoài có hiệu lực (12/1987), Việt Nam đã đạt được nhiều thành công trong thu hút FDI. Về số lượng dự án, tổng số vốn đầu tư đăng ký và thực hiện: Ngay khi Luật Đầu tư nước ngoài có hiệu lực, các nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu đầu tư vào nước ta, tuy nhiên, nguồn vốn FDI vào Việt Nam những năm đầu còn khá ít 348 và dè đặt. Trong giai đoạn từ 1988 - 1990 tổng số dự án đầu tư là 211 dự án với tổng số vốn đăng ký đạt 1,6 tỷ USD. T ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: