Danh mục

Đánh giá hiệu quả một số mô hình sử dụng đất sau tích tụ, tập trung đất nông nghiệp tại tỉnh Hưng Yên

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 681.65 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả một số mô hình sử dụng đất sau tích tụ, tập trung đất nông nghiệp tại tỉnh Hưng Yên, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Các phương pháp sử dụng là thu thập số liệu thứ cấp, thu thập số liệu sơ cấp, phương pháp đánh giá hiệu quả và phương pháp phân tích SWOT.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá hiệu quả một số mô hình sử dụng đất sau tích tụ, tập trung đất nông nghiệp tại tỉnh Hưng Yên Kinh tế, Xã hội & Phát triển ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MỘT SỐ MÔ HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT SAU TÍCH TỤ, TẬP TRUNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH HƯNG YÊN Trương Thu Loan1, Nguyễn Thị Hồng Hạnh2, Hồ Thị Lam Trà3 1 Học viện Nông nghiệp Việt Nam 2 Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội 3 Hội Khoa học Đất Việt Nam https://doi.org/10.55250/jo.vnuf.2023.3.155-166 TÓM TẮT Nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả một số mô hình sử dụng đất (SDĐ) sau tích tụ, tập trung đất nông nghiệp tại tỉnh Hưng Yên, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả SDĐ. Các phương pháp sử dụng là thu thập số liệu thứ cấp, thu thập số liệu sơ cấp, phương pháp đánh giá hiệu quả và phương pháp phân tích SWOT. Kết quả nghiên cứu cho thấy các mô hình sử dụng đất cho trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản đều cho hiệu quả kinh tế cao. Đối với mô hình SDĐ trồng trọt cho GTSX bình quân là 1.560 triệu đồng/ha; GTGT bình quân đạt 331 triệu đồng/ha; hiệu quả đồng vốn (HQĐV) đạt 1,27 lần. Đối với mô hình SDĐ chăn nuôi GTSX bình quân đạt 12.960 triệu đồng/ha; GTGT bình quân đạt 6.200 triệu đồng/ha. Mô hình SDĐ nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) cho GTSX bình quân đạt 607,5 triệu đồng/ha; GTGT bình quân đạt 323,5 triệu đồng/ha; HQĐV đạt 2,14 lần. Mô hình VAC cho GTSX bình quân đạt 675 triệu đồng/ha; GTGT bình quân đạt 297 - 312 triệu đồng/ha; HQĐV đạt 1,79 - 1,85 lần. Để nâng cao hiệu quả SDĐ sau tích tụ, tập trung đất nông nghiệp cần thực hiện đồng bộ các giải pháp: (i) định hướng tích tụ, tập trung đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa; (ii) phát triển thị trường quyền SDĐ nông nghiệp gắn với thị trường lao động nông thôn; (iii) hoàn thiện chính sách đất đai về tích tụ, tập trung đất nông nghiệp; (iv) xây dựng thể chế phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; (v) phát huy hiệu quả các chính sách hỗ trợ. Từ khóa: mô hình sử dụng đất, quản lý đất đai, tập trung, tích tụ, tỉnh Hưng Yên. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ nghiệp của tỉnh năm 2021 là 58.158,37 ha (chiếm Sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam được 62,52% tổng diện tích tự nhiên của toàn tỉnh) và thực hiện dưới các hình thức chính là hộ nông có xu hướng giảm trong 10 năm gần đây (năm nghiệp, trang trại, doanh nghiệp nông 2010 có 60.525 ha giảm xuống còn 58.158,37 ha nghiệp…[1-3]. Trong đó, có khoảng 90% đất năm 2021, bình quân giảm 215,15 ha/năm [6]. nông nghiệp thuộc các hộ nông nghiệp, các Những năm gần đây, lĩnh vực công nghiệp - trang trại và 6% thuộc các doanh nghiệp. Nhóm dịch vụ phát triển mạnh mẽ đã thu hút một lực có quy mô sản xuất nhỏ dưới 0,2 ha chiếm lượng lao động lớn nên tại một số địa phương khoảng 35%; nhóm có quy mô trên 2 ha chiếm trong tỉnh đã xuất hiện tình trạng nông dân “bỏ khoảng 6% [3]. Đảng và Nhà nước ta luôn xác ruộng”, “trả ruộng” hoặc sản xuất cầm chừng định nông nghiệp, nông dân và nông thôn rất với tâm lý giữ đất nên năng suất, chất lượng sản quan trọng trong tiến trình phát triển đất nước. phẩm thấp. Hơn nữa, một số doanh nghiệp, tổ Nghị quyết số 19-NQ/TW khẳng định vai trò chức, cá nhân đã tự triển khai việc tích tụ, tập của nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong trung đất nông nghiệp theo quy mô lớn để đầu công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc tư sản xuất ở các lĩnh vực của sản xuất nông và xác định nguồn lực của đất nước phải tiếp tục nghiệp, kết quả bước đầu đã mang lại hiệu quả. ưu tiên đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông Do vậy, việc đánh giá thực trạng và đề xuất giải thôn [4]. Mặc dù vậy, nông nghiệp nước ta phát pháp nâng cao hiệu quả của mô hình SDĐ sau triển chưa bền vững, chưa hình thành được chuỗi tích tụ, tập trung đất nông nghiệp tại tỉnh Hưng giá trị nông sản bền vững và hiệu quả [2, 5]. Yên là rất cần thiết nhằm góp phần thúc đẩy sản Hưng Yên là tỉnh nằm ở cửa ngõ phía Đông xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa Nam của thủ đô Hà Nội. Diện tích đất nông chất lượng cao và bền vững. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 3 - 2023 155 Kinh tế, Xã hội & Phát triển 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU các khoản chi phí vật chất mà hộ bỏ ra thuê hoặc - Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: số mua các yếu tố đầu vào và dịch vụ sử dụng trong liệu thứ cấp được thu thập từ các cơ quan trung quá trình sản xuất; ương, các sở, ban ngành của tỉnh Hưng Yên và (3) giá trị gia tăng (GTGT) = GTSX – CPTG; từ các nghiên cứu đã công bố trên các tạp chí, (4) hiệu quả đồng vốn (HQĐV) = sách, báo chuyên ngành. GTGT/CPTG. - Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: số liệu - Phương pháp phân tích SWOT: ứng dụng sơ cấp được thu thập thông qua việc lựa chọn SWOT để tìm ra những thuận lợi, khó khăn, cơ điều tra điển hình và điều tra bổ sung từ thực hội và thách thức để phát triển các mô hình địa. Tiêu chí chọn hộ là các hộ có tích tụ, tập SDĐ sau tích tụ, tập trung đất nông nghiệp tại trung đất nông nghiệp tại địa phương do cán bộ tỉnh Hưng Yên. huyện/xã đề xuất. Các mô hình SD điển hình 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN (trồng trọt, chăn nuôi, NTTS, VAC) được chọn 3.1. Hiện trạng và biến động sử dụng đất theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, mỗi nông nghiệp tỉnh Hưng Yên mô hình lựa chọn 1 hộ. Phương pháp điều tra là ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: