Thông tin tài liệu:
Bài viết này trình bày về thiết kế, thi công và phân tích hiệu suất của hệ thống solar tracking năng lượng mặt trời trục đơn (Single Axis Solar Tracking System). Hệ thống tracking năng lượng mặt trời sẽ tự động hướng theo vị trí của mặt trời để thu được tối đa cường độ ánh sáng phát xạ từ mặt trời.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá hiệu suất của hệ thống solar tracking trục đơn sử dụng quang trở
Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 4(47)-2020
ĐÁNH GIÁ HIỆU SUẤT CỦA HỆ THỐNG SOLAR TRACKING
TRỤC ĐƠN SỬ DỤNG QUANG TRỞ
Nguyễn Bá Thành(1), Văn Hoàng Phương(1)
(1) Trường Đại học Thủ Dầu Một
Ngày nhận bài 22/02/2020; Ngày gửi phản biện 20/03/2020; Chấp nhận đăng 28/06/2020
Liên hệ email: thanhnb@tdmu.edu.vn
https://doi.org/10.37550/tdmu.VJS/2020.04.057
Tóm tắt
Năng lượng mặt trời ngày càng được chú trọng khai thác, tuy nhiên một nhược điểm
của năng lượng mặt trời là phụ thuộc vào thời gian, phụ thuộc vào đường đi của mặt trời so
với trái đất. Do trái đất xoay quanh mặt trời nên hướng chiếu tia bức xạ thay đổi và năng
lượng thu được theo đó cũng thay đổi. Bài báo này trình bày về thiết kế, thi công và phân
tích hiệu suất của hệ thống solar tracking năng lượng mặt trời trục đơn (Single Axis Solar
Tracking System). Hệ thống tracking năng lượng mặt trời sẽ tự động hướng theo vị trị của
mặt trời để thu được tối đa cường độ ánh sáng phát xạ từ mặt trời. Khi mà cường độ ánh
sáng đang giảm, hệ thống này tự động thay đổi hướng của nó để có được cường độ ánh
sáng tối đa. Hai động cơ servo nhận tín hiệu từ bộ xử lý trung tâm sẽ xoay tấm pin mặt trời
(solar panel) đến vị trí thích hợp để đạt hiệu suất tối ưu. Kết quả năng lượng thu được của
hệ thống trục đơn tốt hơn 9.622% so sánh với hệ thống cố định. Kết quả của nghiên cứu
này cung cấp một giải pháp tối ưu cho năng lượng mặt trời, giúp cải thiện hiệu quả của hệ
thống năng lượng mặt trời, phục vụ hiệu quả cho quá trình sản xuất năng lượng.
Từ khóa: arduino, hệ thống solar tracking trục đơn, điện trở quang
Abtracts
PERFORMANCE EVALUATION OF A SINGLE AXIS SOLAR TRACKING
SYSTEM USING LIGHT DEPENDENT RESISTOR
Solar energy is increasingly being exploited, but one drawback of solar energy is
time-dependent, depending on the path of the sun compared to the earth. Because the earth
revolves around the sun, the direction of the radiation beam changes and the energy that
changes accordingly. This paper presents the design, construction and performance
analysis of the Single Axis Solar Tracking System. The solar tracking system will
automatically follow the sun's position to maximize the intensity of the light emitted from the
sun. When the light intensity is decreasing, the system automatically changes its direction to
get the maximum light intensity. Two servo motors that receive signals from the central
processor will rotate the solar panel (solar panel) to the appropriate location for optimum
performance. The energy result of single axis system is 9,622% better than that of fixed
system. The results of this study provide an optimal solution for solar energy, helping to
improve the efficiency of the solar system, effectively serving the energy production process.
51
https://doi.org/10.37550/tdmu.VJS/2020.04.057
1. Đặt vấn đề
Ngày nay, ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng, nguồn năng lượng truyền
thống (dầu, than đá…) dần cạn kiệt và cùng khi đó nhu cầu năng lượng ngày càng tăng
cao nên các nước trên thế giới đang hối hả phát triển nguồn năng lượng thay thế
(Rezvani và nnk., 2015). Năng lượng tái tạo là nguồn năng lượng không tiêu thụ tài
nguyên hữu hạn của trái đất và có thể dễ dàng, nhanh chóng bổ sung. Năng lượng tái tạo
đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu năng lượng tiêu thụ và góp phần
kiểm soát biến đổi khí hậu (Mallick và nnk., 2014). Trong các nguồn năng lượng tái tạo
như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng sinh khối, năng lượng thủy triều
thì năng lượng mặt trời rất thuận lợi để khai thác ở nước ta bởi Việt Nam có mức độ bức
xạ mặt trời cao, và những tiến bộ của công nghệ năng lượng mặt trời phát triển nhanh
chóng đã giúp cho giá thành sản xuất ngày càng hợp lý hơn (Polo và nnk., 2015).
Bởi vì trái đất luôn luôn quay xung quanh trục của mình, góc của ánh sáng mặt
trời liên tục thay đổi, ảnh hưởng đến lượng bức xạ mặt trời chiếu lên giàn pin năng
lượng. Để tăng hiệu suất hấp thụ ánh sáng từ mặt trời chúng ta cần có một hệ thống thiết
bị giúp các tấm pin quang điện định hướng theo mặt trời gọi là hệ thống tracking năng
lượng mặt trời (solar tracking). Hệ thống tracking năng lượng mặt trời bao gồm hệ
thống lắp đặt theo dõi, tấm pin mặt trời và hệ thống điều khiển theo dõi. Cấu trúc gắn
kết là cơ thể của hệ thống, và hệ thống điều khiển là bộ não của nó, điều khiển chuyển
động của hệ thống giàn pin năng lượng mặt trời.
Hiện đã có nhiều tác giả nghiên cứu về solar tracking. Lokhande và Mayank
Kumar (2014) đã trình bày một hệ thống solar tracking tự động. Tác giả đã thiết kế một
hệ thống theo dõi bảng năng lượng mặt trời dựa trên vi điều khiển và quan sát thấy rằng
bộ solar tracking trục đơn tăng hiệu suất lên 30% so với cố định. Guiha Li, Runsheng,
Tanf, Hao Zhong (2011) đã thực nghiệm hệ thống solar tracking trục đơn nằm ngang.
Nghiên cứu đã thu được kết quả là hệ thống đặt theo hướng đông – tây hiệu suất năng
lượng không cải thiện đáng kể còn hệ thống đặt theo hướng nam – bắc là tốt nhất. Hiệu
quả tăng đối với trục đông tây là dưới 8% trong khi đối với trục nam – bắc tăng 10-24%.
Chaiko và Rizk (2008) đã phát triển một hệ thống solar tracking một cách hiệu quả.
Họ đã thiết kế một theo dõi trục đơn giản hệ thống sử dụng động cơ bước và cảm biến ánh
sáng. Họ quan sát thấy rằng hệ thống này tăng hiệu quả của việc thu thập năng lượng bằng
cách giữ một tấm pin mặt trời vuông góc với các tia mặt trời. Và họ cũng nhận thấy rằng
mức tăng công suất đã tăng 30% so với hệ thống tĩnh. Imam Abadi, Adi Soeprijanto, Ali
Musyafa (2015) đã thiết kế bộ solar tracking trục đơn dựa trên logic mờ và ...