Danh mục

Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị gãy xương đòn

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 271.58 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phẫu thuật điều trị gãy xương đòn ngày càng phổ biến. Khoa Chấn thương Chỉnh hình bệnh viện Nhật Tân đã thực hiện được 38 cas trong 308 trường hợp gãy xương đòn với kết quả khả quan, giúp bệnh nhân sớm phục hồi chức năng khớp vai.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị gãy xương đònHội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật 2017 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ GÃY XƢƠNG ĐÕN Nguyễn Quốc Thái, BV Nhật TânTÓM TẮT Phẫu thuật điều trị gãy xương đòn ngày càng phổ biến. Khoa Chấn thươngChỉnh hình bệnh viện Nhật Tân đã thực hiện được 38 cas trong 308 trườnghợp gãy xương đòn với kết quả khả quan, giúp bệnh nhân sớm phục hồi chứcnăng khớp vai.SUMMARY Surgery for clavicle fractures is more and more common. Traumatology &Orthopaedics Department of of Nhat Tan Hospital has operated 38 cases in308 cases of clavicle fractures with good results, helping patients earlyrecover shoulder function.ĐẶT VẤN ĐỀ Gãy xương đòn là loại gãy xương thường gặp, có xu hướng ngày càng giatăng do tai nạn giao thông, tai nạn lao động ngày càng nhiều. Trước đây, điềutrị chủ yếu là bảo tồn. Tuy nhiên, do tai nạn ngày càng nặng, tổn thương ngàycàng phức tạp và do nhu cầu cuộc sống ngày càng tăng nên chỉ định phẫu thuậtcàng rộng nhằm phục hồi chức năng sớm, tập vận động khớp vai sớm, giúpngười bệnh sớm trở lại cuộc sống hằng ngày. Tại khoa Chấn thương Chỉnh hình của bệnh viện Nhật Tân đã áp dụng phẫuthuật điều trị gãy xương đòn trong vài năm gần đây với kết quả khả quan. Từnăm 2015 đến tháng 3/2107 khoa đã đưa ra đề cương nghiên cứu “Đánh giákết quả phẫu thuật điều trị gãy xương đòn”.TỔNG QUAN Gãy xương đòn chiếm 5% tổng số gãy, chiếm 44% gãy ở đai vai (1). Allmanxếp loại gãy xương đòn thành 3 nhóm dựa vào vị trí. Nhóm I: gãy xương đòn ở1/3 giữa, nhóm II: gãy ở 1/3 ngoài và nhóm III: gãy ở 1/3 trong. Gãy xương đòn 1/3 trong: Trong các nghiên cứu trước đây, gãy xương đòn1/3 trong chỉ chiếm 2-3%. Tuy nhiên các nghiên cứu sau này cho thấy gãy 1/3trong có thể lên đến 9,3% và đưa ra giả thuyết rằng do dùng CT để chẩn đoán(22% gãy xương đòn 1/3 trong chỉ thấy khi CT-scan). Gãy xương đòn 1/3trong thường do chấn thương và tổn thương cơ quan nặng nề. cần được phẫuthuật(7). Nếu không có tổn thương kết hợp và gãy xương không di lệch, điều trịbằng treo tay bất động. Rạn xương do mỏi (stress fracture) liên quan đến cáchoạt động, bao gồm chèo thuyền, thể dục. Điều trị bảo tồn thường thànhcông(7). Gãy xương đòn 1/3 giữa: Thường di lệch, nhiều mảnh. Điều trị tùy theongười bệnh và dựa vào các yếu tố như mức độ di lệch, tình trạng vỡ vụn xươngcũng như mối quan tâm về chức năng và thẩm mỹ. Nhiều nghiên cứu khôngcho thấy lợi ích rõ ràng của phẫu thuật so với bảo tồn trong nhiều trường hợp.Đối với bệnh nhân gãy xương đòn 1/3 giữa không di lệch hoặc di lệch tối thiểuđược điều trị bằng treo tay, giảm đau và tập vận động khớp vai đều đặn. Đốivới các bệnh nhân di lệch hoàn toàn cần được phẫu thuật, bất động bằng cáchBệnh viện đa khoa khu vực tỉnh An Giang 46Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật 2017dùng băng số 8 để giúp điều chỉnh và dự phòng xương ngắn đi, nhưng treo taycũng được chấp nhận(7). Gãy xương đòn 1/3 ngoài: Phân loại gãy xương đòn 1/3 ngoài theo AO,chia thành 3 type, dựa vào tương quan với dây chằng quạ-đòn(9). Đa số gãyxương đòn 1/3 ngoài nên phẫu thuật, ngoại trừ type I có thể treo tay và tập vậnđộng khớp vai đều đặn càng sớm càng tốt khi triệu chứng cho phép. Cận lâm sàng chủ yếu là X-quang: Chụp vai trước sau, chếch 450 về phíađầu để xác định kiểu gãy. Chụp phổi để phát hiện các tổn thương tràn khí, máumàng phổi hoặc gãy xương sườn nếu có(2).Thường chỉ cần một hình X-quangtrước-sau là đủ để đánh giá. Tuy nhiên một phim sau-trước giúp so sánh chiềudài xương đòn 2 bên và đo chính xác chiều dài xương đòn (7). Điều trị bảo tồn: Chườm lạnh, thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm chốngphù nề. Bất động ổ gãy bằng đai số 8, băng thun, băng dán, băng treo tay từ 3-6 tuần ở trẻ em, 6-12 tuần ở người trưởng thành(2). Trước đây gãy xương đòn hiếm khi được phẫu thuật dựa vào các nghiêncứu thấy tỷ lệ khớp giả (nonunion) rất thấp khi được điều trị bảo tồn. Tuynhiên, các nghiên cứu gần đây đã cho thấy tình trạng khớp giả đã tăng lên sovới các báo cáo trước đây. Các báo cáo khác đã nhấn mạnh đến tổn thươngchức năng do xương đòn bị ngắn đi và kết hợp kém (malunion), biến dạngxương tồn lưu và yếu bên đai vai bị tổn thương cũng đau khớp vai kéo dài (5). Điều trị phẫu thuật Các chỉ định phẫu thuật tuyệt đối(6)  Di lệch hoàn toàn  Di lệch có nguy cơ gây thủng da  Gãy xương đòn làm ngắn đi 2 cm.  Gãy vụn xương đòn (comminuted) với một đoạn ngang dời chỗ(hoặc hình Z)  Gãy xương đòn 1/3 trong di lệch có nguy cơ cho cấu trúc trung thất.  Đa chấn thương với gãy nhiều xương: cần phục hồi nhanh.  Gãy xương hở  Bệnh nhân không chịu được khi điều trị kín  Tổn thương thần kinh mạch máu  Gãy xương có cơ chèn vào  Khớp giả có triệu chứng, có nhiều khớp giả không có triệu chứngkhông cần điều trị.  Gãy cổ xương ổ chảo kết hợp: Khớp vai ...

Tài liệu được xem nhiều: