Danh mục

Đánh giá khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp thông qua mô hình H-score

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.95 MB      Lượt xem: 24      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (14 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu này được thực hiện với mục đích đánh giá tính chính xác của mô hình H-score trong dự báo khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp thông qua thu thập dữ liệu của 30 doanh nghiệp khu vực Châu Á và 30 doanh nghiệp ở Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp thông qua mô hình H-score ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 569 ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG HOẠT ĐỘNG LIÊN TỤC CỦA DOANH NGHIỆP THÔNG QUA MÔ HÌNH H-SCORE Hoàng Thị Hồng Vân Học viện Ngân hàng Tóm tắt Nghiên cứu này được thực hiện với mục đích đánh giá tính chính xác của mô hình H- score trong dự báo khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp thông qua thu thập dữ liệu của 30 doanh nghiệp khu vực Châu Á và 30 doanh nghiệp ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu chỉ ra độ chính xác của mô hình H-score cho dự báo các doanh nghiệp hoạt động liên tục đạt độ chính xác là 83.33% và hoạt động không liên tục là 80% cho các báo cáo tài chính tại những doanh nghiệp ở các nước châu Á và Việt Nam. Theo đó, các đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp hoàn toàn có thể sử dụng mô hình H-score cho đánh giá rủi ro trước khi đưa ra quyết định. Từ khóa: H-Score, hoạt động liên tục, phá sản ASSESSING THE CONTINUOUS OPERATION OF THE BUSINESS USING H-SCORE MODEL Abstracts This study was conducted with the aim of evaluating the accuracy of the H-score model in predicting the going concern of enterprises through the datas were collected from financial statements of 30 Asian’s enterprises and 30 enterprises in Vietnam. The research results show that the accuracy of the H-score model for forecasting continuously operating enterprises is 83.33% and the intermittent operation is 80% for the financial statements of the enterprises. industries in Asia and Vietnam. Therefore, investors who are interested in the financial situation of enterprises can completely use the H-score model for risk assessment before making decisions. Keywords: H-Score, going concern, bankruptcy. 570 ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 1. Giới thiệu Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam (VSA 570) – Hoạt động liên tục, một doanh nghiệp được coi là hoạt động liên tục khi mà có thể tiếp tục hoạt động trong một tương lai gần có thể tự đoán được (ít nhất là một năm kể từ ngày kết thúc niên độ kế toán) có nghĩa doanh nghiệp đó không có ý định hoặc yêu cầu phải giải thể, ngừng hoạt động, hoặc thu hẹp đáng kể qui mô hoạt động của mình. Một doanh nghiệp có nguy cơ có thể dẫn đến khả năng có thể phá sản trong tương lai gần cũng được coi là dấu hiệu hoạt động không liên tục. Việc đánh giá khả năng hoạt động liên tục của một doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà đầu tư, bởi việc nhận diện một doanh nghiệp hoạt động không liên tục hoặc có nguy cơ giải thể, phá sản... sẽ giúp các nhà đầu tư hạn chế được tổn thất và rủi ro từ hoạt động đầu tư. Sử dụng những mô hình đã được nghiên cứu và xây dựng bởi các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước là một phương thức đơn giản, hiệu quả giúp các nhà đầu tư đánh giá nhanh nhất hoạt động của doanh nghiệp, từ đó đưa ra các quyết định phù hợp. Đã có nhiều mô hình được các nhà nghiên cứu xây dựng để đánh giá và dự báo rủi ro hoạt động không liên tục của doanh nghiệp như rủi ro phá sản của doanh nghiệp dựa trên các thông tin tài chính doanh nghiệp công bố. Mỗi mô hình có những ưu điểm, nhược điểm riêng. Mô hình hệ số H-Score được Giáo sư John G. Fulmer (1984) nghiên cứu và phát triển để kiểm tra báo cáo tài chính của các công ty niêm yết. Hệ số H-Score được áp dụng khá hiệu quả ở phương Tây cũng như các quốc gia châu Á (Ấn Độ, Thái Lan…) trong việc đánh giá độ an toàn của doanh nghiệp. Mục đích của nghiên cứu là xem xét khả năng ứng dụng mô hình H-score để đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam thay thế cho phương pháp truyền thống đang được sử dụng phổ biến (phân tích riêng lẻ các chỉ tiêu tài chính). Với dữ liệu của 60 doanh nghiệp đang hoạt động và đã ngừng hoạt động hoặc có nguy cơ ngừng hoặt động (30 ở khu vực Châu Á và 30 doanh nghiệp ở Việt Nam), nghiên cứu đánh giá tính chính xác của mô hình H-score trong việc dự báo khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp Bài viết tập trung vào hai nội dung: Một là, phân tích các chỉ tiêu tài chính của hai nhóm doanh nghiệp (đang hoạt động và đã ngừng hoạt động) đê nhận thấy sự khác biệt về các chỉ tiêu của hai nhóm đối tượng nghiên cứu. Hai là, áp dụng mô hình hệ số H-score với các dữ liệu của hai nhóm doanh nghiệp này làm cơ sở cho đánh giá tính chính xác của mô hình trong dự báo khả năng hoạt động liên tục của các doanh nghiệp 2. Tổng quan nghiên cứu Các nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng, đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp (trọng tâm là đánh giá hiệu quả hoạt động) chủ yếu thông qua kết quả phân tích các chỉ tiêu tài chính. Một số mô hình dự báo phá sản đã được sử dụng trong thế kỷ qua bao gồm 2 phương pháp chính là phân tích đơn biến (đánh giá từng chỉ số tài chính) và phân tích đa biệt thức (kết hợp các chỉ số). Fitzpatrick (1931) là người tiên phong sử dụng phân tích tỷ số tài chính để dự đoán khả năng phá sản của các doanh nghiệp. Số liệu nghiên cứu của ông được thu thập từ các báo cáo tài chính của 20 doanh nghiệp không tham gia vào ngành công nghiệp sản xuất và kinh ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 571 doanh trong những năm 1920-1929 tại Hoa Kỳ. Có tổng cộng 13 tỷ số tài chính đã được lựa chọn dựa trên việc sử dụng thường xuyên bởi các nhà phân tích hàng đầu tại thời điểm đó. Các phát hiện cho thấy rằng các tỷ số tài chính tốt nhất để dự đoán sự phá sản từ báo cáo cuối cùng hàng năm trước khi kinh doanh phá sản là Khả năng sinh lời của tài sản; Vòng quay tài sản cố định; Tỷ số nợ trên tài sản; và Tỷ số thanh toán nhanh. Một trong những nghiên cứu đầu tiên nữa phân tích tiềm n ...

Tài liệu được xem nhiều: