Danh mục

Đánh giá khả năng phân huỷ và rò rỉ kim loại nặng của bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp Sóng Thần 1

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 1,015.25 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá khả năng phân hủy của bùn thải khu công nghiệp Sóng Thần 1 bằng phương pháp phân huỷ hiếu khí và phân huỷ tự nhiên (có tuần hoàn và không tuần hoàn nước).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá khả năng phân huỷ và rò rỉ kim loại nặng của bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp Sóng Thần 1 Tạp chí Khoa học Công nghệ và Thực phẩm 19 (2) (2019) 67-76 ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHÂN HUỶ VÀ RÒ RỈ KIM LOẠI NẶNG CỦA BÙN THẢI TỪ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP SÓNG THẦN 1 Phạm Ngọc Hòa Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM Email: pnh8110@gmail.com Ngày nhận bài: 05/10/2019; Ngày chấp nhận đăng: 06/12/2019 TÓM TẮT Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá khả năng phân hủy của bùn thải khu công nghiệp Sóng Thần 1 bằng phương pháp phân huỷ hiếu khí và phân huỷ tự nhiên (có tuần hoàn và không tuần hoàn nước). Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả phân huỷ của phương pháp phân huỷ bùn hiếu khí cao hơn hơn quá trình phân huỷ bùn tự nhiên (cụ thể hàm lượng TS đạt 59,91%, TVS đạt 67,99%, độ ẩm giảm còn 40,09%, hiệu quả khử TN, TOC là 41,86% và 55,59%), giá trị này không quá lớn so với mô hình phân huỷ tự nhiên không tuần hoàn nước trong thời gian 12 ngày. Tuy nhiên, mô hình này lại tiêu tốn năng lượng trong quá trình cấp khí liên tục. Đối với mô hình phân huỷ tự nhiên có tuần hoàn nước, khả năng xử lý TOC đạt 56,77% cao hơn nhưng thời gian chạy mô hình này dài gấp đôi so với 2 mô hình còn lại. Về khả năng rò rỉ kim loại nặng của bùn sau phân huỷ của 3 mô hình theo phương pháp đánh giá rủi ro bán định lượng cho thấy RQZn, RQNi < 0,01 và RQCr tổng nằm trong khoảng 0,01- 0,1 (rủi ro rất thấp) và hàm lượng kim loại nặng của bùn không vượt quá QCVN 07:2009/BTNMT, có thể ứng dụng cho quá trình chế biến chất thải (phân compost, làm gạch,...). Từ khóa: Bùn thải, KCN Sóng Thần 1, phân huỷ bùn hiếu khí, phân huỷ bùn tự nhiên, xử lý nước thải. 1. MỞ ĐẦU Với tốc độ phát triển kinh tế liên tục tăng trưởng trong những năm gần đây, kinh tế tỉnh Bình Dương là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Cùng với tốc độ tăng trưởng này, hiện nay Bình Dương đang phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường từ nhiều nguồn thải khác nhau như nước thải, bùn thải [1]. Bùn thải phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải của các nhà máy, các cơ sở công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp có chứa nhiều thành phần ô nhiễm và được thải bỏ vào môi trường ngày càng nhiều làm gia tăng khả năng rò rỉ chất ô nhiễm từ bùn thải vào môi trường tiếp nhận [2]. Quá trình thải bùn nếu không được kiễm soát tốt sẽ ảnh hưởng đến môi trường đất, ô nhiễm nguồn nước ngầm, gây hại thủy sinh vật và có thể hình thành khí độc gây ô nhiễm môi trường [1, 2]. Quá trình xử lý bùn công nghiệp hiện nay ở Bình Dương chủ yếu là quá trình đốt và chôn lấp nên không tận dụng được nguồn chất thải này nhiều. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu xử lý bùn thải cho mục đích tái sử dụng còn hạn chế do chi phí xử lý cao. Do đó, việc nghiên cứu khả năng phân huỷ của bùn và đánh giá rủi ro khả năng rò rỉ kim loại nặng (KLN) trong bùn 67 Phạm Ngọc Hòa thải khu công nghiệp (KCN) góp phần tạo tiềm năng tái sử dụng chất thải và làm giảm lượng chất thải phát thải vào môi trường. 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nội dung nghiên cứu Nghiên cứu thực hiện 2 nội dung chính để đánh giá khả năng ứng dụng của bùn sau xử lý được thể hiện ở Hình 1: Bùn thải từ hệ thống XLNT KCN Sóng Thần 1 Đánh giá khả năng phân hủy bùn bằng Đánh giá khả năng rò rỉ kim loại phương pháp hiếu khí và phân hủy tự nhiên nặng của bùn thải vào môi trường Mô hình phân Mô hình phân Xác định hàm Đánh giá rủi Mô hình huỷ tự nhiên huỷ tự nhiên lượng KLN ro theo phân huỷ không tuần có tuần hoàn linh động theo phương pháp hiếu khí – hoàn nước – nước – MH phương pháp bán định MH (3) MH (1) (2) TCLP lượng Hình 1. Nội dung nghiên cứu 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Vật liệu nghiên cứu Bùn thải được lấy từ bể chứa bùn của hệ thống xử lý nước ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: