Đánh giá khả năng xử lý nước thải thuộc da bằng công nghệ MBR kết hợp giá thể di động
Số trang: 3
Loại file: pdf
Dung lượng: 382.31 KB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nghiên cứu sử dụng công nghệ màng sinh học MBR kết hợp giá thể di động được thực hiện ở quy mô phòng thí nghiệm để đánh giá khả năng xử lý chất hữu cơ và nito của hệ thống. Với thời gian lưu bùn và lưu nước lần lượt là 30 ngày và 2 ngày, tải trọng hữu cơ 1 ± 0.2 kgCOD/m3 ngày và thông lượng màng được duy trì ở 3.75 L/m2 h, màng sợi rỗng đã được sử dụng để đánh giá hiệu quả của hệ thống.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá khả năng xử lý nước thải thuộc da bằng công nghệ MBR kết hợp giá thể di động Kỷ yếu Hội nghị: Nghiên cứu cơ bản trong “Khoa học Trái đất và Môi trường” DOI: 10.15625/vap.2019.000191 ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG XỬ LÝ NƢỚC THẢI THUỘC DA BẰNG CÔNG NGHỆ MBR KẾT HỢP GIÁ THỂ DI ĐỘNG Ngô Thị Trà My1,2*, Trương Minh Nhựt1, Lê Thị Hiếu1, Phạm Thị Tốt1, Bùi Xuân Thành1 1 Trường Đại học Bách Khoa Tp.HCM, Đại học Quốc gia Việt Nam. 2 Trường Đại học Nagasaki, Nagasaki 852-8521, Nhật Bản. * Email: tramyngo1310@gmail.com TÓM TẮT Ngày nay, các vấn đề ô nhiễm nước thải từ ngành thuộc da đang trở thành mối lo ngại lớn mà chính phủ cũng như nhiều doanh nghiệp đang phải đối mặt. Với hàm lượng cao của các chất ô nhiễm như các chất hữu cơ, muối, sulfua, crom, các kim loại nặng, việc xử lý nước thải này bằng công nghệ sinh học trở nên khó khăn. Nghiên cứu sử dụng công nghệ màng sinh học MBR kết hợp giá thể di động được thực hiện ở quy mô phòng thí nghiệm để đánh giá khả năng xử lý chất hữu cơ và nito của hệ thống. Với thời gian lưu bùn và lưu nước lần lượt là 30 ngày và 2 ngày, tải trọng hữu cơ 1 ± 0.2 kgCOD/m3ngày và thông lượng màng được duy trì ở 3.75 L/m2h, màng sợi rỗng đã được sử dụng để đánh giá hiệu quả của hệ thống. Kết quả của nghiên cứu cho thấy khả năng loại bỏ COD, amonia, TP lần lượt khoảng 82%, 56% và 84%. Hơn nữa, nhờ chuyển động của sponge va chạm lên bề mặt màng đã làm giảm bẩn màng một cách đáng kể. Từ khóa: MBR, giá thể di động, nước thải thuộc da. 1. GIỚI THIỆU Ngành công nghiệp thuộc da là một trong những ngành gây ô nhiễm bởi việc góp phần tạo ra khối lượng lớn chất thải độc hại đặc trưng bởi chất hữu cơ và nồng độ muối cao (sulfua và crom). Với nhu cầu tăng của ngành thuộc da, các công ty thuộc da đang đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Vì vậy, có rất nhiều phương pháp xử lý nước thải thuộc da đã được nghiên cứu và ứng dụng, nhưng hầu như các phương pháp này còn gặp phải nhiều nhược điểm. Chẳng hạn, đối với công nghệ oxy hóa điện hóa, do nhu cầu tiêu thụ năng lượng cao của hệ thống và khả năng ăn mòn của nước thải, các điện cực trong hệ thống bị tác động và làm giảm hiệu quả cũng như tuổi thọ của hệ thống. Đối với phương pháp keo tụ-tạo bông, mặc dù mang lại hiệu quả xử lý cao nhưng công nghệ này lại tiêu tốn nhiều chi phí về năng lượng, hóa chất đặc biệt, hệ thống này tạo ra một lượng lớn bùn nguy hạn, làm phát sinh thêm chi phí xử lý và thải bỏ bùn này. Do đó, việc ứng dụng công nghệ màng MBR trong xử lý nước thải thuộc da đang dần được quan tâm. Tuy nhiên, công nghệ này cũng gặp phải một số nhược điểm. Một trong những vấn đề điển hình của việc ứng dụng công nghệ màng vào xử lý nước thải là bẩn màng (Lofrano và cộng sự, 2013). Để khắc phục vấn đề trên, giá thể sponge được thêm vào bể phản ứng sinh học, điều này vừa giúp hạn chế khả năng hình thành lớp bánh bùn bám trên bề mặt và lỗ màng, vừa giúp tăng hiệu quả xử lý Nitơ và Photpho trong hệ thống. Bên cạnh đó, nước thải thuộc da có độ mặn cao gây khó khăn cho quá trình xử lý bằng các phương pháp sinh học truyền thống. Vì vậy, việc kết hợp giữa sử dụng giá thể di động xáo trộn hoàn toàn và màng sinh học được đặt ngập trong bể phản ứng là một hướng nghiên cứu mới đang được quan tâm để xử lý nước thải thuộc da độc hại này. 2.VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP 2.1. Nƣớc thải thuộc da Nước thải thuộc da và bùn hoạt tính được lấy từ bể điều hòa của công ty Đặng Tư Ký Tp.HCM. Thành phần và tính chất nước thải được thể hiện trong Bảng 1. Bùn hoạt tính với nồng độ MLSS khoảng 2000 mg/L và được thích nghi trong thời gian khoảng 80 ngày trước khi vận hành. 508 Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2019 Bảng 1. Thành phần, tính chất nước thải thuộc da Thông số Đơn vị Giá trị pH - 7.5-8.5 TDS ppm 12870 Độ kiềm mg/L 2961±570 COD mg/L 3403±1143 TKN mg/L 320±113 NH4+-N mg/L 235±70 — NO2 N mg/L 0.065±0 019 NO3—N ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá khả năng xử lý nước thải thuộc da bằng công nghệ MBR kết hợp giá thể di động Kỷ yếu Hội nghị: Nghiên cứu cơ bản trong “Khoa học Trái đất và Môi trường” DOI: 10.15625/vap.2019.000191 ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG XỬ LÝ NƢỚC THẢI THUỘC DA BẰNG CÔNG NGHỆ MBR KẾT HỢP GIÁ THỂ DI ĐỘNG Ngô Thị Trà My1,2*, Trương Minh Nhựt1, Lê Thị Hiếu1, Phạm Thị Tốt1, Bùi Xuân Thành1 1 Trường Đại học Bách Khoa Tp.HCM, Đại học Quốc gia Việt Nam. 2 Trường Đại học Nagasaki, Nagasaki 852-8521, Nhật Bản. * Email: tramyngo1310@gmail.com TÓM TẮT Ngày nay, các vấn đề ô nhiễm nước thải từ ngành thuộc da đang trở thành mối lo ngại lớn mà chính phủ cũng như nhiều doanh nghiệp đang phải đối mặt. Với hàm lượng cao của các chất ô nhiễm như các chất hữu cơ, muối, sulfua, crom, các kim loại nặng, việc xử lý nước thải này bằng công nghệ sinh học trở nên khó khăn. Nghiên cứu sử dụng công nghệ màng sinh học MBR kết hợp giá thể di động được thực hiện ở quy mô phòng thí nghiệm để đánh giá khả năng xử lý chất hữu cơ và nito của hệ thống. Với thời gian lưu bùn và lưu nước lần lượt là 30 ngày và 2 ngày, tải trọng hữu cơ 1 ± 0.2 kgCOD/m3ngày và thông lượng màng được duy trì ở 3.75 L/m2h, màng sợi rỗng đã được sử dụng để đánh giá hiệu quả của hệ thống. Kết quả của nghiên cứu cho thấy khả năng loại bỏ COD, amonia, TP lần lượt khoảng 82%, 56% và 84%. Hơn nữa, nhờ chuyển động của sponge va chạm lên bề mặt màng đã làm giảm bẩn màng một cách đáng kể. Từ khóa: MBR, giá thể di động, nước thải thuộc da. 1. GIỚI THIỆU Ngành công nghiệp thuộc da là một trong những ngành gây ô nhiễm bởi việc góp phần tạo ra khối lượng lớn chất thải độc hại đặc trưng bởi chất hữu cơ và nồng độ muối cao (sulfua và crom). Với nhu cầu tăng của ngành thuộc da, các công ty thuộc da đang đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Vì vậy, có rất nhiều phương pháp xử lý nước thải thuộc da đã được nghiên cứu và ứng dụng, nhưng hầu như các phương pháp này còn gặp phải nhiều nhược điểm. Chẳng hạn, đối với công nghệ oxy hóa điện hóa, do nhu cầu tiêu thụ năng lượng cao của hệ thống và khả năng ăn mòn của nước thải, các điện cực trong hệ thống bị tác động và làm giảm hiệu quả cũng như tuổi thọ của hệ thống. Đối với phương pháp keo tụ-tạo bông, mặc dù mang lại hiệu quả xử lý cao nhưng công nghệ này lại tiêu tốn nhiều chi phí về năng lượng, hóa chất đặc biệt, hệ thống này tạo ra một lượng lớn bùn nguy hạn, làm phát sinh thêm chi phí xử lý và thải bỏ bùn này. Do đó, việc ứng dụng công nghệ màng MBR trong xử lý nước thải thuộc da đang dần được quan tâm. Tuy nhiên, công nghệ này cũng gặp phải một số nhược điểm. Một trong những vấn đề điển hình của việc ứng dụng công nghệ màng vào xử lý nước thải là bẩn màng (Lofrano và cộng sự, 2013). Để khắc phục vấn đề trên, giá thể sponge được thêm vào bể phản ứng sinh học, điều này vừa giúp hạn chế khả năng hình thành lớp bánh bùn bám trên bề mặt và lỗ màng, vừa giúp tăng hiệu quả xử lý Nitơ và Photpho trong hệ thống. Bên cạnh đó, nước thải thuộc da có độ mặn cao gây khó khăn cho quá trình xử lý bằng các phương pháp sinh học truyền thống. Vì vậy, việc kết hợp giữa sử dụng giá thể di động xáo trộn hoàn toàn và màng sinh học được đặt ngập trong bể phản ứng là một hướng nghiên cứu mới đang được quan tâm để xử lý nước thải thuộc da độc hại này. 2.VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP 2.1. Nƣớc thải thuộc da Nước thải thuộc da và bùn hoạt tính được lấy từ bể điều hòa của công ty Đặng Tư Ký Tp.HCM. Thành phần và tính chất nước thải được thể hiện trong Bảng 1. Bùn hoạt tính với nồng độ MLSS khoảng 2000 mg/L và được thích nghi trong thời gian khoảng 80 ngày trước khi vận hành. 508 Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2019 Bảng 1. Thành phần, tính chất nước thải thuộc da Thông số Đơn vị Giá trị pH - 7.5-8.5 TDS ppm 12870 Độ kiềm mg/L 2961±570 COD mg/L 3403±1143 TKN mg/L 320±113 NH4+-N mg/L 235±70 — NO2 N mg/L 0.065±0 019 NO3—N ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Khoa học Trái đất và Môi trường Giá thể di động Nước thải thuộc da Công nghệ màng sinh học MBR Ô nhiễm chất thải độc hạiTài liệu liên quan:
-
4 trang 40 0 0
-
Nghiên cứu các tác động ảnh hưởng của hệ thống điện mặt trời tới ô nhiễm môi trường trong tương lai
5 trang 38 0 0 -
Xây dựng mô hình học sâu đánh giá nguy cơ cháy rừng tại Lâm Đồng
4 trang 35 0 0 -
5 trang 26 0 0
-
Xác định chênh lệch độ cao chính thông qua truyền tần số bằng sợi cáp quang
4 trang 22 0 0 -
11 trang 22 0 0
-
Sinh khí hậu và phát triển rừng ngập mặn ven biển Thái Bình
10 trang 20 0 0 -
Nghiên cứu đánh giá nón xâm nhập mặn từ phía dưới lên công trình khai thác nước dưới đất
12 trang 19 0 0 -
Môi trường trầm tích tập miocene khu vực Đông Bắc bể Malay - Thổ Chu
5 trang 19 0 0 -
16 trang 18 0 0