Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá mối quan hệ giữa các chỉ số tổng số buồng, tổng lượt khách du lịch, tổng số đêm lưu trú, số đêm lưu trú bình quân với công suất lưu trú trung bình toàn ngành lưu trú Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá mối quan hệ giữa tổng số buồng với tổng lượt khách, tổng số đêm lưu trú và công suất buồng bình quân toàn ngành lưu trú Việt Nam ĐÁNH GIÁ MỐI QUAN HỆ GIỮA TỔNG SỐ BUỒNGVỚI TỔNG LƯỢT KHÁCH, TỔNG SỐ ĐÊM LƯU TRÚVÀ CÔNG SUẤT BUỒNG BÌNH QUÂN TOÀN NGÀNH LƯU TRÚ VIỆT NAM Nguyễn Xuân Vinh1 Tóm tắt: Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá mối quan hệ giữa các chỉ sốtổng số buồng, tổng lượt khách du lịch, tổng số đêm lưu trú, số đêm lưu trú bình quânvới công suất lưu trú trung bình toàn ngành lưu trú Việt Nam. Dựa trên dữ liệu thu thậpđược từ website của Cục du lịch Quốc gia Việt Nam và Tổng cục thống kê từ năm 2008đến 2019, mô hình hồi quy đa biến được sử dụng để kiểm tra mối liên hệ. Kết quả nghiêncứu cho thấy sự tồn tại mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa các biến trong mô hình. Vềý nghĩa, bài báo không chỉ góp phần làm sáng tỏ thêm lí luận về chủ đề này, mà còn làcơ sở tham khảo có giá trị đối với các cơ quan quản lí nhà nước về du lịch và các đơn vịkinh doanh lưu trú trong việc hoạch định chính sách và phát triển kế hoạch kinh doanh. Từ khóa: khách sạn, nguồn cung buồng, tổng lượt khách, công suất buồng trungbình, hồi quy đa biến 1. Giới thiệu Là một hoạt động kinh tế, ngành du lịch phụ thuộc vào hệ thống cơ sở hạ tầng cụthể để thực hiện các hoạt động kinh doanh và cung cấp dịch vụ cho du khách. Cơ sở lưutrú, trong trường hợp này, đóng một vai trò quan trọng và không thể thiếu trong hệ thốnghạ tầng du lịch. Chúng là nền tảng quan trọng cho việc tổ chức các hoạt động du lịch.Trong khi đó kết quả nghiên cứu khác thì cho rằng, “các đơn vị lưu trú là yếu tố quantrọng nhất trong hệ thống hạ tầng du lịch” [1]. Điều này chỉ ra rằng sự tồn tại của các cơsở lưu trú là điều kiện tiên quyết để thực hiện các hoạt động du lịch, vì khả năng cung cấpchỗ ở đóng một vai trò quan trọng trong việc tận dụng tiềm năng du lịch của một khu vựccụ thể. Thiếu hụt về số lượng và chất lượng cơ sở lưu trú có thể gây ra khó khăn trongviệc đón tiếp và phục vụ khách du lịch. Hơn nữa, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng cácdoanh nghiệp thương mại khác thường tập trung xung quanh các cơ sở lưu trú, bao gồmnhà hàng, cửa hàng quà tặng và các câu lạc bộ đêm [2]. Điều này thể hiện sự quan trọngcủa các cơ sở lưu trú không chỉ trong việc đón tiếp du khách mà còn trong việc thúc đẩysự kết nối và tạo điểm thu hút cho ngành du lịch. Cơ sở lưu trú trong ngành du lịch và khách sạn không chỉ đáp ứng nhu cầu lưu trúcủa du khách mà còn có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác.Nó tạo ra nhu cầu về lao động, sản xuất hàng hóa và cung cấp dịch vụ, đóng góp vào sựkích thích của hoạt động kinh tế trong một khu vực. Quy mô của các cơ sở lưu trú cũngđóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành các điểm đến du lịch. Tính sẵn sàng vàkhả năng của cơ sở lưu trú (biểu thị bằng tổng số buồng) cũng được xem xét như một chỉsố quan trọng liên quan đến đặc điểm kinh tế toàn ngành du lịch. Việc hiểu rõ tác động1. Thạc sĩ, Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng122 NGUYỄN XUÂN VINHcủa quy mô này lên lưu lượng du khách có vai trò quan trọng trong việc phân tích vàquản lí hiệu quả nguồn cung cấp lưu trú đối với nhu cầu ngày càng biến đổi của du khách. Để đánh giá khả năng đáp ứng của quy mô buồng hiện có trong toàn ngành kháchsạn, việc xem xét sự ảnh hưởng của các chỉ số liên quan đang trở nên vô cùng quan trọng.Do đó, mục tiêu của nghiên cứu là tìm hiểu mối quan hệ giữa quy mô tổng số buồng vàcác chỉ số liên quan như tổng lượt khách du khách, tổng số đêm lưu trú, công suất và sốđêm lưu trú bình quân thông qua việc sử dụng phân tích hồi quy đa biến. Kết quả củanghiên cứu sẽ cung cấp cơ sở để hiểu mức độ tận dụng và đáp ứng của quy mô buồnghiện có toàn ngành khách sạn, cũng như đưa ra một số hàm ý kiến nghị có giá trị thamkhảo. 2. Tổng quan về hoạt động lưu trú ở Việt Nam 2.1. Đặc điểm về nguồn cung lưu trú Thị trường du lịch, tương tự như bất kỳ thị trường kinh tế nào khác, phụ thuộcvào sự cân nhắc giữa cung ứng và cầu đối với dịch vụ du lịch. Trong khi nhu cầu du lịchthường bị hạn chế bởi số lượng du khách và sở thích cá nhân, thì cung cấp dịch vụ dulịch bao gồm một loạt các yếu tố phức tạp hơn nhiều. Cung ứng dịch vụ du lịch đòi hỏi sựkết hợp của nhiều yếu tố, bao gồm tiềm năng du lịch, cơ sở hạ tầng đặc thù cho du lịch,nhân lực trong ngành du lịch và các dịch vụ du lịch [3]. Trong bối cảnh này, khả năngđáp ứng chỗ lưu trú, thể hiện thông qua số lượng cơ sở lưu trú và quy mô tổng số buồng,là một phần quan trọng của cung ứng dịch vụ du lịch, đặc biệt là trong lĩnh vực cơ sở hạtầng đặc thù cho du lịch. Theo Pop và đồng nghiệp (2020, 552), khả năng đáp ứng vềchỗ ở, hoặc cụ thể hơn là tổng số buồng hiện có của toàn ngành khách sạn, đóng vai tròquan trọng trong nguồn cung du lịch. Khả năng chỗ ở hiện ...