Đánh giá một số nhân tố tác động đến chính sách cổ tức của các công ty ngành xây dựng được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 255.36 KB
Lượt xem: 92
Lượt tải: 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Mục tiêu của nghiên cứu này là đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam. Số liệu sử dụng trong nghiên cứu này là số liệu dạng bảng được thu thập chủ yếu từ các báo cáo tài chính của 39 công ty lĩnh vực xây dựng niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán trong giai đoạn 2013 đến 2017.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá một số nhân tố tác động đến chính sách cổ tức của các công ty ngành xây dựng được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Đàm Thị Phương Thảo và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 188(12/3): 215 - 220<br /> <br /> ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA<br /> CÁC CÔNG TY NGÀNH XÂY DỰNG ĐƯỢC NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG<br /> CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM<br /> Đàm Thị Phương Thảo*, Nguyễn Tiến Mạnh<br /> Trường Đại học Công nghệ Thông tin & Truyền thông - ĐH Thái Nguyên<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Chính sách cổ tức là một trong những nội dung rất quan trọng trong tài chính doanh nghiệp và đây<br /> cũng là vấn đề mà cho đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi. Mục tiêu của nghiên cứu này là đo lường<br /> các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên sàn<br /> giao dịch chứng khoán Việt Nam. Số liệu sử dụng trong nghiên cứu này là số liệu dạng bảng được<br /> thu thập chủ yếu từ các báo cáo tài chính của 39 công ty lĩnh vực xây dựng niêm yết trên sàn giao<br /> dịch chứng khoán trong giai đoạn 2013 đến 2017. Nhóm tác giả đưa ra 10 biến độc lập và tiến<br /> hành đánh giá sơ bộ bằng hệ số tự tương quan Pearson, sau đó phân tích hồi quy tuyến tính và đưa<br /> ra kết quả. Nghiên cứu chỉ ra rằng khả năng kiểm soát; hình thức chi trả cổ tức bằng tiền hoặc cổ<br /> phiếu; sở hữu nhà nước là các nhân tố có tác động sâu sắc đến chính sách cổ tức của các công ty<br /> lĩnh vực xây dựng niêm yết. Ngoài ra, các công ty cần chú ý xây dựng quy trình chi trả cổ tức dựa<br /> trên hai nhân tố chính là kết quả kinh doanh và chi phí lãi vay.<br /> Từ khóa: chính sách cổ tức, công ty cổ phần xây dựng, thị trường, chứng khoán, hồi quy<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ*<br /> Do khủng hoảng kinh tế trên thế giới dẫn đến<br /> sự suy giảm tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam,<br /> khiến cho thị trường chứng khoán gặp nhiều<br /> biến động, đặc biệt là giá cổ phiếu lên xuống<br /> thất thường. Các doanh nghiệp và các cổ đông<br /> rất chú trọng đến lợi ích của họ khi đầu tư cổ<br /> phiếu vào một mã chứng khoán. Thêm vào<br /> đó, chính sách cổ tức là một thước đo thể hiện<br /> hiệu quả hoạt động kinh doanh của một doanh<br /> nghiệp, nó ảnh hưởng lớn đến cấu trúc vốn và<br /> lợi nhuận của công ty.<br /> Ngành xây dựng là ngành có những đặc thù<br /> riêng, đòi hỏi cơ cấu vốn và tỷ trọng vốn cao<br /> bởi sản phẩm có quy mô lớn, kết cấu phức<br /> tạp, thời gian sử dụng lâu dài và giá trị lớn.<br /> Theo mặt bằng chung, công ty nào có khả<br /> năng tiếp cận nguồn vốn hạn chế hơn sẽ ưu<br /> tiên nhiều hơn cho việc giữ lại lợi nhuận tái<br /> đầu tư đáp ứng nhu cầu tăng trưởng.<br /> Theo thống kê của nhóm tác giả ở bảng 2,<br /> trong giai đoạn từ 2013 đến 2017, tỷ lệ các<br /> công ty chi trả cổ tức bằng tiền mặt giảm từ<br /> 83,3% trong năm 2013 xuống còn 51,9%<br /> trong năm 2016 và đến năm 2017 thì tăng nhẹ<br /> lên 76,7%; Hình thức chi trả cổ tức bằng cổ<br /> *<br /> <br /> Tel: 0983 498333, Email: dtpthao@ictu.edu.vn<br /> <br /> phiếu tăng dần từ 11,1% trong năm 2013 lên<br /> vọt 22,2% trong năm 2016 và giảm mạnh<br /> xuống 6,6% trong năm 2017. Hình thức chi<br /> trả bằng cả tiền mặt và cổ phiếu ngày càng<br /> được nhiều công ty áp dụng. Cụ thể từ 5,6%<br /> trong năm 2013 lên 16,7% trong năm 2017.<br /> Tại Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu về<br /> chính sách cổ tức của các DN niêm yết trên<br /> thị trường [1][3]. Tuy nhiên, những nghiên<br /> cứu này chủ yếu sử dụng giá cổ phiếu để đo<br /> lường giá trị doanh nghiệp, trong khi giá cổ<br /> phiếu phụ thuộc rất nhiều yếu tố. Do vậy,<br /> nhóm tác giả sẽ tập trung nghiên cứu các<br /> nhân tố tác động trực tiếp đến chính sách cổ<br /> tức các công ty trong ngành xây dựng, từ đó<br /> đề xuất giải pháp nhằm hỗ trợ các công ty có<br /> được chính sách cổ tức tối ưu nhất.<br /> CƠ SỞ LÝ THUYẾT<br /> Trên thế giới và tại Việt Nam đã có rất nhiều<br /> nghiên cứu của về chính sách cổ tức và tác động<br /> của các nhân tố đến chính sách của các công ty<br /> được niêm yết trên thị trường chứng khoán.<br /> Theo Al-Kuwari (2009), diễn biến lợi nhuận<br /> trong tương lai và số lượng cổ phiếu thường<br /> lưu hành sẽ ảnh hưởng đến việc hoạch định<br /> chính sách cổ tức của công ty. Thước đo ảnh<br /> hưởng của lợi nhuận hoạt động là Thu nhập<br /> trên mỗi cổ phần (X1). [5]<br /> 215<br /> <br /> Đàm Thị Phương Thảo và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> Ho. H (2003) cho rằng một công ty có Cơ hội<br /> tăng doanh thu (X2) cao sẽ cần nhiều nguồn<br /> vốn bên ngoài để mở rộng tái đầu tư, vì vậy<br /> cơ hội tăng trưởng có cùng chiều với tỷ lệ chi<br /> trả cổ tức. Cơ hội tăng doanh thu được đo<br /> lường bằng tỷ lệ tăng trưởng doanh thu hàng<br /> năm. [8]<br /> Tỷ số nợ (X3) được một số các nghiên cứu<br /> của Jensen cùng cộng sự (1992), Al-Malkawi<br /> (2008) chỉ ra rằng có mối quan hệ ngược<br /> chiều với c ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá một số nhân tố tác động đến chính sách cổ tức của các công ty ngành xây dựng được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Đàm Thị Phương Thảo và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 188(12/3): 215 - 220<br /> <br /> ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA<br /> CÁC CÔNG TY NGÀNH XÂY DỰNG ĐƯỢC NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG<br /> CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM<br /> Đàm Thị Phương Thảo*, Nguyễn Tiến Mạnh<br /> Trường Đại học Công nghệ Thông tin & Truyền thông - ĐH Thái Nguyên<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Chính sách cổ tức là một trong những nội dung rất quan trọng trong tài chính doanh nghiệp và đây<br /> cũng là vấn đề mà cho đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi. Mục tiêu của nghiên cứu này là đo lường<br /> các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên sàn<br /> giao dịch chứng khoán Việt Nam. Số liệu sử dụng trong nghiên cứu này là số liệu dạng bảng được<br /> thu thập chủ yếu từ các báo cáo tài chính của 39 công ty lĩnh vực xây dựng niêm yết trên sàn giao<br /> dịch chứng khoán trong giai đoạn 2013 đến 2017. Nhóm tác giả đưa ra 10 biến độc lập và tiến<br /> hành đánh giá sơ bộ bằng hệ số tự tương quan Pearson, sau đó phân tích hồi quy tuyến tính và đưa<br /> ra kết quả. Nghiên cứu chỉ ra rằng khả năng kiểm soát; hình thức chi trả cổ tức bằng tiền hoặc cổ<br /> phiếu; sở hữu nhà nước là các nhân tố có tác động sâu sắc đến chính sách cổ tức của các công ty<br /> lĩnh vực xây dựng niêm yết. Ngoài ra, các công ty cần chú ý xây dựng quy trình chi trả cổ tức dựa<br /> trên hai nhân tố chính là kết quả kinh doanh và chi phí lãi vay.<br /> Từ khóa: chính sách cổ tức, công ty cổ phần xây dựng, thị trường, chứng khoán, hồi quy<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ*<br /> Do khủng hoảng kinh tế trên thế giới dẫn đến<br /> sự suy giảm tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam,<br /> khiến cho thị trường chứng khoán gặp nhiều<br /> biến động, đặc biệt là giá cổ phiếu lên xuống<br /> thất thường. Các doanh nghiệp và các cổ đông<br /> rất chú trọng đến lợi ích của họ khi đầu tư cổ<br /> phiếu vào một mã chứng khoán. Thêm vào<br /> đó, chính sách cổ tức là một thước đo thể hiện<br /> hiệu quả hoạt động kinh doanh của một doanh<br /> nghiệp, nó ảnh hưởng lớn đến cấu trúc vốn và<br /> lợi nhuận của công ty.<br /> Ngành xây dựng là ngành có những đặc thù<br /> riêng, đòi hỏi cơ cấu vốn và tỷ trọng vốn cao<br /> bởi sản phẩm có quy mô lớn, kết cấu phức<br /> tạp, thời gian sử dụng lâu dài và giá trị lớn.<br /> Theo mặt bằng chung, công ty nào có khả<br /> năng tiếp cận nguồn vốn hạn chế hơn sẽ ưu<br /> tiên nhiều hơn cho việc giữ lại lợi nhuận tái<br /> đầu tư đáp ứng nhu cầu tăng trưởng.<br /> Theo thống kê của nhóm tác giả ở bảng 2,<br /> trong giai đoạn từ 2013 đến 2017, tỷ lệ các<br /> công ty chi trả cổ tức bằng tiền mặt giảm từ<br /> 83,3% trong năm 2013 xuống còn 51,9%<br /> trong năm 2016 và đến năm 2017 thì tăng nhẹ<br /> lên 76,7%; Hình thức chi trả cổ tức bằng cổ<br /> *<br /> <br /> Tel: 0983 498333, Email: dtpthao@ictu.edu.vn<br /> <br /> phiếu tăng dần từ 11,1% trong năm 2013 lên<br /> vọt 22,2% trong năm 2016 và giảm mạnh<br /> xuống 6,6% trong năm 2017. Hình thức chi<br /> trả bằng cả tiền mặt và cổ phiếu ngày càng<br /> được nhiều công ty áp dụng. Cụ thể từ 5,6%<br /> trong năm 2013 lên 16,7% trong năm 2017.<br /> Tại Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu về<br /> chính sách cổ tức của các DN niêm yết trên<br /> thị trường [1][3]. Tuy nhiên, những nghiên<br /> cứu này chủ yếu sử dụng giá cổ phiếu để đo<br /> lường giá trị doanh nghiệp, trong khi giá cổ<br /> phiếu phụ thuộc rất nhiều yếu tố. Do vậy,<br /> nhóm tác giả sẽ tập trung nghiên cứu các<br /> nhân tố tác động trực tiếp đến chính sách cổ<br /> tức các công ty trong ngành xây dựng, từ đó<br /> đề xuất giải pháp nhằm hỗ trợ các công ty có<br /> được chính sách cổ tức tối ưu nhất.<br /> CƠ SỞ LÝ THUYẾT<br /> Trên thế giới và tại Việt Nam đã có rất nhiều<br /> nghiên cứu của về chính sách cổ tức và tác động<br /> của các nhân tố đến chính sách của các công ty<br /> được niêm yết trên thị trường chứng khoán.<br /> Theo Al-Kuwari (2009), diễn biến lợi nhuận<br /> trong tương lai và số lượng cổ phiếu thường<br /> lưu hành sẽ ảnh hưởng đến việc hoạch định<br /> chính sách cổ tức của công ty. Thước đo ảnh<br /> hưởng của lợi nhuận hoạt động là Thu nhập<br /> trên mỗi cổ phần (X1). [5]<br /> 215<br /> <br /> Đàm Thị Phương Thảo và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> Ho. H (2003) cho rằng một công ty có Cơ hội<br /> tăng doanh thu (X2) cao sẽ cần nhiều nguồn<br /> vốn bên ngoài để mở rộng tái đầu tư, vì vậy<br /> cơ hội tăng trưởng có cùng chiều với tỷ lệ chi<br /> trả cổ tức. Cơ hội tăng doanh thu được đo<br /> lường bằng tỷ lệ tăng trưởng doanh thu hàng<br /> năm. [8]<br /> Tỷ số nợ (X3) được một số các nghiên cứu<br /> của Jensen cùng cộng sự (1992), Al-Malkawi<br /> (2008) chỉ ra rằng có mối quan hệ ngược<br /> chiều với c ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí Khoa học & Công nghệ Chính sách cổ tức Công ty cổ phần xây dựng Thị trường chứng khoán Việt Nam Sàn giao dịch chứng khoán Việt NamGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Thị trường chứng khoán: Phần 1 - PGS.TS. Bùi Kim Yến, TS. Thân Thị Thu Thủy
281 trang 973 34 0 -
Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp: Phần 2 - TS. Nguyễn Thu Thủy
186 trang 422 12 0 -
12 trang 339 0 0
-
Làm giá chứng khoán qua những con sóng nhân tạo
3 trang 287 0 0 -
11 trang 210 0 0
-
6 trang 205 0 0
-
10 trang 198 0 0
-
66 trang 188 0 0
-
32 trang 166 0 0
-
59 trang 123 0 0