Danh mục

Đánh giá một số yếu tố liên quan đến hội chứng ống cổ tay trên bệnh nhân người trưởng thành

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 155.77 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 30 bệnh nhân được chẩn đoán hội chứng ống cổ tay tại Bệnh viên Đại học Y Hà Nội nhằm đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố như tuổi, giới tính, nghề nghiệp, một số liên quan khác tới hội chứng ống cổ tay trên bệnh nhân người trưởng thành. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hội chứng ống cổ tay thường gặp ở lứa tuổi lao động từ 29 đến 60. Trong đó, độ tuổi từ 50 đến 60 chiếm tỉ lệ cao nhất (53,3%).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá một số yếu tố liên quan đến hội chứng ống cổ tay trên bệnh nhân người trưởng thành TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY TRÊN BỆNH NHÂN NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH Nguyễn Văn Hướng, Lê Thị Trang Trường Đại học Y Hà Nội Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 30 bệnh nhân được chẩn đoán hội chứng ống cổ tay tại Bệnh viên Đại học Y Hà Nội nhằm đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố như tuổi, giới tính, nghề nghiệp, một số liên quan khác tới hội chứng ống cổ tay trên bệnh nhân người trưởng thành. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hội chứng ống cổ tay thường gặp ở lứa tuổi lao động từ 29 đến 60. Trong đó, độ tuổi từ 50 đến 60 chiếm tỉ lệ cao nhất (53,3%). Tỉ lệ mắc ở nữ cao hơn ở nam. Tỉ lệ nữ/nam = 14/1. Tỉ lệ mắc bệnh gặp nhiều nhất ở những người làm ruộng (33,3%). Thường gặp ở hai tay hơn là một tay (50%) và hay gặp ở tay thuận hơn. Như vậy có thể thấy bệnh nhân mắc hội chứng ống cổ tay thường đang trong trong độ tuổi lao động và thường là nữ giới. Những đối tượng thường xuyên làm công việc đòi hỏi sự vận động cổ tay lặp đi lặp lại nhiều lần dễ mắc hội chứng này như nông dân, nội trợ và giáo viên. Là hội chứng thường xảy ra ở hai bên tay, trong đó tay thuận có xu hướng cao hơn nhiều so với bên không thuận. Từ khóa: Hội chứng ống cổ tay I. ĐẶT VẤN ĐỀ Hội chứng ống cổ tay (còn gọi là hội chứng đường hầm ống cổ tay - Carpal Tunnel Syndrome) là bệnh lý của dây thần kinh giữa bị chèn ép tại vùng ống cổ tay, là một trong những hội chứng chèn ép thần kinh ngoại vi hay gặp nhất. Hậu quả của việc chèn ép dây thần kinh giữa là gây tê, đau, giảm hoặc mất cảm giác vùng bàn tay mà dây thần kinh giữa chi phối, nặng có biểu hiện hạn chế vận động nhất là ngón cái, hoặc teo ô mô cái [1 - 4]. Hội chứng ống cổ tay là một bệnh hay gặp nhưng không gây ra các biến chứng nguy hiểm gây tử vong như các bệnh lý thần kinh khác (tai biến mạch máu não, viêm não, u não…) nhưng lại gây ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống và công việc của người bệnh, đồng thời gây ra những thiệt hại không nhỏ về mặt kinh tế trong người bệnh, gia đình và xã hội [5 - 7]. Hội chứng ống cổ tay có liên quan tới một số yếu tố như độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, và phân bố vị trí tổn thương đã được tác giả Gelberman RH và cộng sự nghiên cứu [8]. Phát hiện và điều trị kịp thời hội chứng này sẽ giúp cải thiện tiến triển bệnh và chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Do đó vấn đề này luôn thu hút sự quan tâm của bác sỹ cũng như người nhà bệnh nhân. Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng tới hội chứng ống cổ tay [9; 10]. Tuy nhiên, các nghiên cứu về vấn đề này ở Việt Nam còn rất ít. Đặc thù Việt nam là đất nước hiện nay vẫn ưu thế về làm nông nghiệp, chính vì vậy mà lao động tay chân thường chiếm đa số. Trong khi đó theo nhiều tác giả nước ngoài thì yếu tố thường gặp gây ra hội chứng ống cổ đó là nghề lao Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Văn Hướng, Trường Đại học Y Hà Nội Email: vanhuong73@hotmail.com Ngày nhận: 12/10/2018 Ngày được chấp thuận: 20/11/2018 TCNCYH 117 (1) - 2019 động nhiều bằng tay [7; 10]. Xuất phát từ thực tế trên, với muốn giúp cho những người có nguy cơ mắc hội chứng ống cổ tay cách dự phòng nhằm hạn chế mắc hội chứng này. 77 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC Chúng tôi tiến hành đề tài này với mục tiêu: “Mô tả, đánh giá một số yếu tố liên quan như tuổi, giới, nghề nghiệp, vị trí tay tổn thương đến hội chứng ống cổ tay trên bệnh nhân người trưởng thành”. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 1. Đối tượng - Nghiên cứu thực hiện trên 30 bệnh nhân được chẩn đoán hội chứng ống cổ tay qua triệu chứng lâm sàng và điện sinh lý thần kinh tại Bệnh viện Đi học Y Hà Nội bởi các bác sĩ chuyên khoa thần kinh. - Giảm tốc độ dẫn truyền dây thần kinh giữa vận động đoạn qua ống cổ tay. - Kéo dài thời gian tiềm tàng ngoại vi dây thần kinh giữa vận động đoạn qua ống cổ tay. - Tiêu chuẩn loại trừ: bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu. - Thời gian nghiên cứu từ tháng 6 năm 2016 đến tháng 12 năm 2017. 2. Phương pháp: Mô tả cắt ngang. Cỡ mẫu nghiên cứu Cỡ mẫu thuận tiện: 30 bệnh nhân bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên đến khám bệnh tại - Tiêu chuẩn lựa chọn: Bệnh nhân 18 tuổi bệnh viện Đại học Y Hà nội được chẩn đoán trở lên được chẩn đoàn hội chứng ống cổ tay hội chứng ống cổ tay và đồng ý tự nguyện và đồng ý tự nguyện tham gia nghiên cứu. tham gia nghiên cứu sẽ được đưa vào nhóm Tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng ống cổ tay dựa vào tiêu chuẩn của Hiệp hội phẫu thuật thần kinh Hoa kỳ 2007 [1] bao gồm: + Về lâm sàng hội chứng ống cổ tay biểu nghiên cứu theo bệnh án mẫu. + Bệnh nhân được hỏi bệnh sử, khám lâm sàng theo bệnh án mẫu và làm điện sinh lý thần kinh tại phòng thăm dò điện sinh lý thần kinh Bệnh viện Đại học Y Hà Nội với máy đo hiện - Cảm giác tê, đau bàn tay theo chi phối của thần kinh giữa. - Nghiệm pháp Phanel dương tính, Tinel dương tính, giảm hoặc mất cảm giác châm chích vùng da thần kinh giữa chi phối. điện cơ 2 kênh Nicolet VikingQuest của hãng Ca ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: