Đánh giá mức độ phục hồi sinh kế của ngư dân khai thác thủy sản tại tỉnh Thừa Thiên Huế sau ảnh hưởng của sự cố Formosa năm 2016
Số trang: 13
Loại file: pdf
Dung lượng: 650.40 KB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nghiên cứu này đánh giá mức độ phục hồi sinh kế khai thác biển của ngư hộ sau 2 năm kể từ sự cố môi trường do công ty Formosa gây ra vào tháng 4 năm 2016. Hoạt động khảo sát được tiến hành trên 210 hộ khai thác thủy sản ở 3 xã đại diện cho vùng bờ biển của tỉnh Thừa Thiên Huế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá mức độ phục hồi sinh kế của ngư dân khai thác thủy sản tại tỉnh Thừa Thiên Huế sau ảnh hưởng của sự cố Formosa năm 2016 Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; ISSN 2588–1191 Tập 128, Số 3D, 2019, Tr. 53–65; DOI: 10.26459/hueuni-jard.v128i3D.5334 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ PHỤC HỒI SINH KẾ CỦA NGƯ DÂN KHAI THÁC THỦY SẢN TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ SAU ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ CỐ FORMOSA NĂM 2016 Nguyễn Ngọc Truyền*, Nguyễn Tiến Dũng, Dương Ngọc Phước Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế, 102 Phùng Hưng, Huế, Việt Nam Tóm tắt: Nghiên cứu này đánh giá mức độ phục hồi sinh kế khai thác biển của ngư hộ sau 2 năm kể từ sự cố môi trường do công ty Formosa gây ra vào tháng 4 năm 2016. Hoạt động khảo sát được tiến hành trên 210 hộ khai thác thủy sản ở 3 xã đại diện cho vùng bờ biển của tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết quả cho thấy sự cố ô nhiễm môi trường biển đã khiến ngư hộ buộc ngừng khai thác trong 4,8 tháng, giảm khai thác trong 3,9 tháng, sản lượng khai thác giảm bình quân 6,7 kg/chuyến đi, tương đương tổn thất bình quân 1.368 kg thủy sản/hộ trong giai đoạn khủng hoảng. Sinh kế khai thác biển có dấu hiệu phục hồi sau 2 năm từ thời điểm xảy ra khủng hoảng, khi phục hồi vốn đầu tư đạt 77,37%, phục hồi sản lượng 73,5%, phục hồi thu nhập từ khai thác thủy sản đạt 65,74%. Nghiên cứu cũng cho thấy ngư hộ đã đưa ra nhiều giải pháp trong và sau giai đoạn khủng hoảng, trong đó 42,86% ngư hộ cho rằng nhận tiền đền bù là giải pháp hữu ích nhất để đối phó với khủng hoảng, một số ít ngư hộ đã thích ứng với sinh kế mới như khai thác và nuôi trồng thủy sản đầm phá, trong khi khoảng 20% ngư hộ áp dụng biện pháp chuyển đổi sinh kế khi cho thành viên gia đình di cư lao động hoặc xuất khẩu lao động. Nhìn chung, các biện pháp đến từ Nhà nước và người dân vẫn chưa hiệu quả để phục hồi sinh kế cho ngư dân. Để làm điều này cần thiết phải có nhiều giải pháp cụ thể cũng như thời gian để phục hồi hoàn toàn sinh kế khai thác thủy sản cho ngư dân ven biển Thừa Thiên Huế. Từ khóa: ô nhiễm biển, sự cố môi trường, phục hồi sinh kế, ngư dân, 1 Đặt vấn đề Thừa Thiên Huế có bờ biển dài 126 km với diện tích mặt nước khoảng 20.000 km2 được xem là vùng có vị trí chiến lược trong phát triển kinh tế – xã hội và giữ vững quốc phòng an ninh và bảo vệ môi trường sinh thái. Đây là vùng biển với khoảng 600 loài thủy sản, trong đó cá từ 300 đến 400 loài, 50 loài tôm biển và 20 loài mực có tiềm năng cao về sản lượng và giá trị [1]. Tổng sản lượng khai thác thủy sản của toàn tỉnh năm 2016 là 36.365 tấn, trong đó khai thác hải sản là 32.359 tấn và khai thác thủy sản sông đầm là 4.006 tấn. iá trị sản xuất của riêng khai thác thủy sản TT thực tế năm 2016 trong toàn tỉnh đạt khoảng 1.400 t đồng, chiếm 18,2% giá trị sản xuất toàn ngành nông lâm và thủy sản 4 . Tháng 4/2016, sự cố môi trường biển do công ty Formosa Hà Tĩnh gây ra đã tác động lớn đến môi trường và sinh kế của người dân 4 tỉnh ven biển Miền Trung bao gồm Hà Tĩnh, * Liên hệ: nguyenngoctruyen@huaf.edu.vn Nhận bài: 19–7–2019; Hoàn thành phản biện: 7–8–2019; Ngày nhận đăng: 25–9–2019 Nguyễn Ngọc Truyền và CS Tập 128, Số 3D, 2019 Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Theo báo cáo của Chính phủ Việt Nam đến ngày 30/6/2016, sự cố đã làm khoảng 100 tấn hải sản chết và trôi dạt vào bờ, ảnh hưởng đến hoạt động của hơn 17.600 tàu đánh bắt cá; gần 41.000 người đã bị ảnh hưởng trực tiếp và hơn 176.000 người phụ thuộc bị ảnh hưởng theo [3]. Sự cố đã gây ô nhiễm độc tố như sắt, phenol, amoni… rất nghiêm trọng ở đáy biển tại các khu vực đá cứng, gây hại lâu dài đến các rạn san hô, phù du sinh vật, đa dạng sinh vật và nguồn lợi thủy sản. Do không thể đánh bắt trong vùng biển bị ô nhiễm từ gần bờ đến 20 hải lý nên có tới 90% tàu lắp máy công suất thấp và gần 4.000 tàu không lắp máy đã phải nằm bờ. Sản lượng khai thác thủy sản ven bờ sụt giảm khoảng 1.600 tấn/tháng 3 . Ở Thừa Thiên Huế, hiện tượng cá chết hàng loạt đã xảy ra ở hầu hết các địa phương thuộc huyện Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang và Phú Lộc. Theo đánh giá bước đầu của chính quyền địa phương, ước tính thiệt hại do tình trạng cá chết là khoảng 135 t đồng. Số tàu thuyền bị ảnh hưởng là 2.939 chiếc với 6.212 hộ và 30.450 nhân khẩu. Số lồng bè nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại là 1.240 lồng 5 . Ngoài những thiệt hại đối với lĩnh vực nuôi trồng và đánh bắt thu sản, sự cố môi trường biển cũng tác động tiêu cực đến hoạt động dịch vụ hậu cần nghề cá, kinh doanh dịch vụ du lịch tại các bãi biển cũng như đời sống của người dân 6 . Nhiều nhóm giải pháp đã được các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương phối hợp với cộng đồng triển khai như đền bù thiệt hại, miễn giảm học phí, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp hoặc hỗ trợ xuất khẩu lao động nhằm nhanh chống khắc phục thiệt hại, ổn định đời sống cho người dân 6 . Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào khẳng định sinh kế khai thác biển của ngư dân đã phục hồi hay sản lượng khai thác thủy sản và thu nhập của ngư dân bị ảnh hưởng sau sự cố đã ổn định. Điều này gây ra những khó khăn cho các địa phương trong việc tiếp tục thực hiện các chính sách phục hồi hay phát triển khai thác biển cũng như cho các hoạt động ngành nghề khác. Vì vậy, nghiên cứu đánh giá mức độ phục hồi sinh kế khai thác thủy sản tại vùng ven biển Thừa Thiên Huế sau 2 năm xảy ra sự cố Formosa có ý nghĩa thực tiễn, nhằm khái quát tác động của sự cố đối với hoạt động khai thác biển và đánh giá mức độ phục hồi về đầu tư, sản lượng và thu nhập từ khai thác biển của ngư dân. 2 Phương pháp Phương pháp tiếp cận: Tác động tiêu cực của thiên tai và những cú sốc đến những người sống phụ thuộc vào tài nguyên, đặc biệt là người nghèo sống ven biển là lớn nhất vì họ có ít tài nguyên nhất và khả năng phục hồi của họ cũng yếu nhất [8]. Những đặc điểm sinh kế của cộng đồng cư dân ven biển đòi hỏi phả ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá mức độ phục hồi sinh kế của ngư dân khai thác thủy sản tại tỉnh Thừa Thiên Huế sau ảnh hưởng của sự cố Formosa năm 2016 Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; ISSN 2588–1191 Tập 128, Số 3D, 2019, Tr. 53–65; DOI: 10.26459/hueuni-jard.v128i3D.5334 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ PHỤC HỒI SINH KẾ CỦA NGƯ DÂN KHAI THÁC THỦY SẢN TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ SAU ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ CỐ FORMOSA NĂM 2016 Nguyễn Ngọc Truyền*, Nguyễn Tiến Dũng, Dương Ngọc Phước Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế, 102 Phùng Hưng, Huế, Việt Nam Tóm tắt: Nghiên cứu này đánh giá mức độ phục hồi sinh kế khai thác biển của ngư hộ sau 2 năm kể từ sự cố môi trường do công ty Formosa gây ra vào tháng 4 năm 2016. Hoạt động khảo sát được tiến hành trên 210 hộ khai thác thủy sản ở 3 xã đại diện cho vùng bờ biển của tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết quả cho thấy sự cố ô nhiễm môi trường biển đã khiến ngư hộ buộc ngừng khai thác trong 4,8 tháng, giảm khai thác trong 3,9 tháng, sản lượng khai thác giảm bình quân 6,7 kg/chuyến đi, tương đương tổn thất bình quân 1.368 kg thủy sản/hộ trong giai đoạn khủng hoảng. Sinh kế khai thác biển có dấu hiệu phục hồi sau 2 năm từ thời điểm xảy ra khủng hoảng, khi phục hồi vốn đầu tư đạt 77,37%, phục hồi sản lượng 73,5%, phục hồi thu nhập từ khai thác thủy sản đạt 65,74%. Nghiên cứu cũng cho thấy ngư hộ đã đưa ra nhiều giải pháp trong và sau giai đoạn khủng hoảng, trong đó 42,86% ngư hộ cho rằng nhận tiền đền bù là giải pháp hữu ích nhất để đối phó với khủng hoảng, một số ít ngư hộ đã thích ứng với sinh kế mới như khai thác và nuôi trồng thủy sản đầm phá, trong khi khoảng 20% ngư hộ áp dụng biện pháp chuyển đổi sinh kế khi cho thành viên gia đình di cư lao động hoặc xuất khẩu lao động. Nhìn chung, các biện pháp đến từ Nhà nước và người dân vẫn chưa hiệu quả để phục hồi sinh kế cho ngư dân. Để làm điều này cần thiết phải có nhiều giải pháp cụ thể cũng như thời gian để phục hồi hoàn toàn sinh kế khai thác thủy sản cho ngư dân ven biển Thừa Thiên Huế. Từ khóa: ô nhiễm biển, sự cố môi trường, phục hồi sinh kế, ngư dân, 1 Đặt vấn đề Thừa Thiên Huế có bờ biển dài 126 km với diện tích mặt nước khoảng 20.000 km2 được xem là vùng có vị trí chiến lược trong phát triển kinh tế – xã hội và giữ vững quốc phòng an ninh và bảo vệ môi trường sinh thái. Đây là vùng biển với khoảng 600 loài thủy sản, trong đó cá từ 300 đến 400 loài, 50 loài tôm biển và 20 loài mực có tiềm năng cao về sản lượng và giá trị [1]. Tổng sản lượng khai thác thủy sản của toàn tỉnh năm 2016 là 36.365 tấn, trong đó khai thác hải sản là 32.359 tấn và khai thác thủy sản sông đầm là 4.006 tấn. iá trị sản xuất của riêng khai thác thủy sản TT thực tế năm 2016 trong toàn tỉnh đạt khoảng 1.400 t đồng, chiếm 18,2% giá trị sản xuất toàn ngành nông lâm và thủy sản 4 . Tháng 4/2016, sự cố môi trường biển do công ty Formosa Hà Tĩnh gây ra đã tác động lớn đến môi trường và sinh kế của người dân 4 tỉnh ven biển Miền Trung bao gồm Hà Tĩnh, * Liên hệ: nguyenngoctruyen@huaf.edu.vn Nhận bài: 19–7–2019; Hoàn thành phản biện: 7–8–2019; Ngày nhận đăng: 25–9–2019 Nguyễn Ngọc Truyền và CS Tập 128, Số 3D, 2019 Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Theo báo cáo của Chính phủ Việt Nam đến ngày 30/6/2016, sự cố đã làm khoảng 100 tấn hải sản chết và trôi dạt vào bờ, ảnh hưởng đến hoạt động của hơn 17.600 tàu đánh bắt cá; gần 41.000 người đã bị ảnh hưởng trực tiếp và hơn 176.000 người phụ thuộc bị ảnh hưởng theo [3]. Sự cố đã gây ô nhiễm độc tố như sắt, phenol, amoni… rất nghiêm trọng ở đáy biển tại các khu vực đá cứng, gây hại lâu dài đến các rạn san hô, phù du sinh vật, đa dạng sinh vật và nguồn lợi thủy sản. Do không thể đánh bắt trong vùng biển bị ô nhiễm từ gần bờ đến 20 hải lý nên có tới 90% tàu lắp máy công suất thấp và gần 4.000 tàu không lắp máy đã phải nằm bờ. Sản lượng khai thác thủy sản ven bờ sụt giảm khoảng 1.600 tấn/tháng 3 . Ở Thừa Thiên Huế, hiện tượng cá chết hàng loạt đã xảy ra ở hầu hết các địa phương thuộc huyện Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang và Phú Lộc. Theo đánh giá bước đầu của chính quyền địa phương, ước tính thiệt hại do tình trạng cá chết là khoảng 135 t đồng. Số tàu thuyền bị ảnh hưởng là 2.939 chiếc với 6.212 hộ và 30.450 nhân khẩu. Số lồng bè nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại là 1.240 lồng 5 . Ngoài những thiệt hại đối với lĩnh vực nuôi trồng và đánh bắt thu sản, sự cố môi trường biển cũng tác động tiêu cực đến hoạt động dịch vụ hậu cần nghề cá, kinh doanh dịch vụ du lịch tại các bãi biển cũng như đời sống của người dân 6 . Nhiều nhóm giải pháp đã được các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương phối hợp với cộng đồng triển khai như đền bù thiệt hại, miễn giảm học phí, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp hoặc hỗ trợ xuất khẩu lao động nhằm nhanh chống khắc phục thiệt hại, ổn định đời sống cho người dân 6 . Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào khẳng định sinh kế khai thác biển của ngư dân đã phục hồi hay sản lượng khai thác thủy sản và thu nhập của ngư dân bị ảnh hưởng sau sự cố đã ổn định. Điều này gây ra những khó khăn cho các địa phương trong việc tiếp tục thực hiện các chính sách phục hồi hay phát triển khai thác biển cũng như cho các hoạt động ngành nghề khác. Vì vậy, nghiên cứu đánh giá mức độ phục hồi sinh kế khai thác thủy sản tại vùng ven biển Thừa Thiên Huế sau 2 năm xảy ra sự cố Formosa có ý nghĩa thực tiễn, nhằm khái quát tác động của sự cố đối với hoạt động khai thác biển và đánh giá mức độ phục hồi về đầu tư, sản lượng và thu nhập từ khai thác biển của ngư dân. 2 Phương pháp Phương pháp tiếp cận: Tác động tiêu cực của thiên tai và những cú sốc đến những người sống phụ thuộc vào tài nguyên, đặc biệt là người nghèo sống ven biển là lớn nhất vì họ có ít tài nguyên nhất và khả năng phục hồi của họ cũng yếu nhất [8]. Những đặc điểm sinh kế của cộng đồng cư dân ven biển đòi hỏi phả ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bài viết về nông nghiệp Ô nhiễm biển Sự cố môi trường Phục hồi sinh kế Công ty FormosaGợi ý tài liệu liên quan:
-
Hiện trạng và nguyên nhân biến động sử dụng đất của tỉnh Bình Dương giai đoạn 1997–2017
19 trang 208 0 0 -
Nghiên cứu sử dụng chế phẩm nano trong nuôi cấy mô cây mía (Saccharum offcinarum L.)
6 trang 38 0 0 -
4 trang 34 0 0
-
5 trang 33 0 0
-
Hiện trạng kỹ thuật và tài chính của mô hình nuôi lươn đồng (Monopterus albus) thương phẩm
7 trang 33 0 0 -
Một số giải pháp bảo vệ môi trường biển: Phần 1
154 trang 28 0 0 -
6 trang 28 0 0
-
Đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc ở Vườn Quốc gia Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang
0 trang 28 0 0 -
7 trang 26 0 0
-
Đề tài Quản lý sự cố môi trường
10 trang 25 0 0