Danh mục

Đánh giá năng lực thích ứng nghề của sinh viên ngành giáo dục mầm non – sư phạm tiếng Anh trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 374.89 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày đánh giá năng lực thích ứng nghề của sinh viên ngành giáo dục mầm non – sư phạm tiếng Anh trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Bài viết cũng chỉ ra rằng, yếu tố tự tin liên quan chặt chẽ nhất trong việc hình thành năng lực thích ứng nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành GDMN-SPTA.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá năng lực thích ứng nghề của sinh viên ngành giáo dục mầm non – sư phạm tiếng Anh trường Đại học Sư phạm Hà NộiHNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2022-0102Educational Sciences, 2022, Volume 67, Issue 4A, pp. 153-159This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC THÍCH ỨNG NGHỀ CỦA SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON – SƯ PHẠM TIẾNG ANH TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI Nguyễn Mạnh Tuấn Khoa Giáo dục Mầm non, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Dựa trên nghiên cứu lí luận, bài báo đề xuất tiêu chí đánh giá năng lực thích ứng nghề của sinh viên ngành Giáo dục mầm non – Sư phạm tiếng Anh (GDMN-SPTA), tiến hành khảo sát 32 sinh viên về năng lực thích ứng nghề. Kết quả khảo sát cho thấy sinh viên ngành GDMN-SPTA có kết quả tương đối cao về các yếu tố như hứng thú, khả năng kiểm soát và sự tự tin. Bài báo cũng chỉ ra rằng, yếu tố tự tin liên quan chặt chẽ nhất trong việc hình thành năng lực thích ứng nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành GDMN-SPTA. Từ khóa: thích ứng, thích ứng nghề, năng lực, giáo dục mầm non, sinh viên.1. Mở đầu Nghề nghiệp và đặc điểm nghề nghiệp đã có những thay đổi nhanh chóng cùng với sự pháttriển của kinh tế và công nghệ trong thế kỉ XXI, khác với những giai đoạn trước đây bởi tínhnăng động, phức tạp, không chắc chắn và cạnh tranh cao của nó. Các lựa chọn việc làm lâu dàitrong thế kỉ qua đã được thay thế bằng các công việc ngắn hạn và tạm thời [1]. Thời đại ngàynay, nhân viên phải là những người có thể sử dụng công nghệ tiên tiến, áp dụng linh hoạt, tạo ranhiều cơ hội khác nhau và tham gia học tập suốt đời. Khả năng thích ứng nghề nghiệp là một cấu trúc tâm lí xã hội bao gồm nguồn lực cầnchuẩn bị để đối phó với những thay đổi và nhiệm vụ nghề nghiệp. Các nhân tố tiêu chuẩn về khảnăng thích ứng như quan tâm, kiểm soát và tự tin. Quan tâm liên quan đến việc ghi nhớ nền tảngnghề nghiệp của cá nhân, suy nghĩ về tình trạng nghề nghiệp hiện tại của bản thân, dự đoán vàlập kế hoạch tương lai nghề nghiệp của mình. Kiểm soát cho phép cá nhân chịu trách nhiệmtrong việc định hình bản thân và môi trường của mình bằng cách sử dụng quyết tâm, kỉ luật, vànỗ lực [1]. Sự tự tin thể hiện niềm tin về hiệu quả của bản thân rằng cá nhân có thể đưa ra nhữnglựa chọn phù hợp về sự nghiệp của chính mình và cá nhân sẽ thành công khi hành động phù hợpvới những lựa chọn này [2]. Đã có nhiều nghiên cứu về năng lực thích ứng nghề của sinh viên nhưng việc nghiên cứunăng lực thích ứng nghề của sinh viên ngành GDMN-SPTA chưa được quan tâm đúng mức. Vìvậy, việc nghiên cứu về năng lực thích ứng nghề của sinh viên ngành GDMN-SPTA trườngĐHSP Hà Nội có ý nghĩa về lí luận và thực tiễn.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Năng lực thích ứng nghề Theo Từ điển Tiếng Việt: “Thích ứng là những thay đổi cho phù hợp với các điều kiện mớiNgày nhận bài: 2/8/2022. Ngày sửa bài: 22/8/2022. Ngày nhận đăng: 10/9/2022.Tác giả liên hệ: Nguyễn Mạnh Tuấn. Địa chỉ e-mail: nguyenmanhtuan@hnue.edu.vn 153 Nguyễn Mạnh Tuấnyêu cầu mới, lối làm việc thích ứng với tình hình mới” [3]. Biểu hiện khách quan nhất, rõ nétnhất của thích ứng là có được hành động phù hợp và đáp ứng yêu cầu mới của hoạt động. Kếtquả của thích ứng là chủ thể hình thành cấu tạo tâm lí mới bao gồm nhận thức, thái độ và hànhđộng nhằm đáp ứng yêu cầu mới của hoạt động hoặc môi trường mới. Như vậy, thích ứng làviệc cá nhân tích cực, chủ động thay đổi nhận thức, thái độ, hành động để đáp ứng ngày càngcao yêu cầu của hoạt động trong các điều kiện cụ thể. Thích ứng nghề nghiệp là một dạng thích ứng xã hội, đó là quá trình con người lao độngthâm nhập vào hoạt động nghề nghiệp nhằm chiếm lĩnh những yêu cầu đòi hỏi của nghề nghiệpđể có những hành vi ứng xử phù hợp. Trong quá trình này, người lao động phải huy động cácchức năng tâm lí của mình để khắc phục mọi khó khăn khi gặp phải, đồng thời rèn luyện cácchức năng đó để đạt hiệu quả cao trong hoạt động”. Có nhiều quan niệm khác nhau về năng lực, trong nghiên cứu này, tác giả chọn hướng tiếpcận năng lực: “Năng lực là tổng hợp những thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với nhữngyêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định, nhằm đảm bảo việc hoàn thành có kết quả tốttrong lĩnh vực hoạt động ấy” [4]. Từ những nghiên cứu về năng lực, thích ứng nghề, có thể hiểu: “Năng lực thích ứng nghềlà tổng hợp những thuộc tính độc đáo của cá nhân đảm bảo việc cá nhân đó thay đổi nhận thức,thái độ, hành động về nghề để đáp ứng ngày càng cao yêu cầu của nghề” [5]. “Năng lực thíchứng nghề của sinh viên ngành GDMN-SPTA là tổng hợp những thuộc tính độc đáo của cánhân sinh viên đảm bảo việc cá nhân đó thay đổi nhận thức, t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: