Đánh giá nguồn tài nguyên du lịch nông nghiệp tại huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 240.93 KB
Lượt xem: 7
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết "Đánh giá nguồn tài nguyên du lịch nông nghiệp tại huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ" nhằm đánh giá nguồn tài nguyên du lịch nông nghiệp ở huyện Phong Điền (TPCT) thông qua quan điểm từ nhà khoa học, công ty lữ hành, hộ dân hoạt động du lịch nông nghiệp và du khách; từ đó nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm khai thác tài nguyên và phát triển du lịch nông nghiệp được hiệu quả trong thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá nguồn tài nguyên du lịch nông nghiệp tại huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ ĐÁNH GIÁ NGUỒN TÀI NGUYÊN DU LỊCH NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ Trương Trí Thông1, Nguyễn Trọng Nhân2, Nguyễn Huỳnh Phước Thiện3 Tóm tắt: Du lịch nông nghiệp được xác định là một trong những loại hình du lịch phát triển chủ đạo ở huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ. Để huyện Phong Điền (Cần Thơ) có cơ sở khoa học trong khai thác nguồn tài nguyên du lịch phục vụ phát triển du lịch nông nghiệp hợp lý, nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá nguồn tài nguyên du lịch nông nghiệp ở huyện Phong Điền với phương pháp phỏng vấn sâu, phỏng vấn bằng bản câu hỏi và quan sát thực địa. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, nguồn tài nguyên du lịch nông nghiệp ở huyện Phong Điền được các chuyên gia, công ty du lịch lữ hành, du khách và hộ nông dân đánh giá là đa dạng bao gồm cả tài nguyên du lịch nông nghiệp tự nhiên và văn hoá; qua đó một số giải pháp được đề xuất nhằm khai thác nguồn tài nguyên du lịch nông nghiệp tại huyện Phong Điền được hiệu quả trong thời gian tới. Từ khoá: Du lịch nông nghiệp, huyện Phong Điền, tài nguyên du lịch, thành phố Cần Thơ.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Vào khoảng đầu thế kỷ thứ XX, du lịch nông nghiệp (DLNN) bắt đầu được ra đời ởchâu Mỹ và châu Âu (Arroyo, 2013), đây là một loại hình du lịch đặc biệt được kết hợpvới các sản phẩm nông nghiệp (Rong-Da Liang, 2017). Và từ năm 1980 trở đi, DLNNđã dần trở nên phổ biến và lan rộng ra nhiều châu lục khác nhau (Ngô Thị Phương Lanvà cộng sự, 2021). Du lịch nông nghiệp được hiểu là bao gồm một loạt các hoạt độnggiải trí, giáo dục hoặc thư giãn được thực hiện tại các trang trại đang hoạt động hoặc cáchoạt động nông nghiệp khác để thu hút du khách (Barbieri, 2013). Một trong những thành phần tạo nên lực hấp dẫn của sản phẩm du lịch và dịchvụ là tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn để thoả mãn nhu cầutham quan, thưởng ngoạn của du khách, là những cảnh quan thiên nhiên đẹp nổi tiếng,các kỳ quan, các di sản văn hoá thế giới, các di tích lịch sử tôn giáo, phong tục tậpquán,… (Phạm Lê Hồng Nhung và cộng sự, 2022: 7). Đối với DLNN, tài nguyên củaloại hình du lịch này là tất cả những gì phục vụ cho sản xuất nông nghiệp đều thuộc vềtài nguyên DLNN, bao gồm cả tư liệu sản xuất, đất đai, sông ngòi, ao hồ, con người,quy trình sản xuất, tập quán canh tác, sản phẩm sản xuất, môi trường, khí hậu, thờitiết, di tích, tín ngưỡng, lễ hội, ẩm thực,… Đồng thời, phần lớn DLNN hướng đến trải Khoa Du lịch - Ngoại ngữ, Trường Cao đẳng Kiên Giang (ttthongcantho@gmail.com).1 Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Cần Thơ.2 Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Tây Đô.3344 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH...nghiệm một nền văn hoá mới, đó là thưởng ngoạn khung cảnh thiên nhiên với nhữngtrang trại, cánh đồng, sông nước hữu tình, được trực tiếp tham gia vào nhiều hoạt độngdân dã của người nông dân (Đoàn Mạnh Cương, 2023: 20). Do đó, việc khai thác vàphát triển DLNN sẽ tận dụng các nguồn tài nguyên du lịch tại vùng nông thôn baogồm cả tài nguyên tự nhiên (sông ngòi, sinh vật, thực vật,…) và văn hoá (lễ hội, ẩmthực, công trình tín ngưỡng,…). Huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ (TPCT) có tài nguyên DLNN đa dạngvà độc đáo, mang đậm nét văn hoá sông nước miệt vườn, chính vì vậy, huyện đượcxác định là một trong những địa bàn có tiềm năng và cần khai thác phát triển mạnhloại hình DLNN trong Đề án “Phát triển du lịch nông nghiệp trên địa bàn thành phốCần Thơ giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến 2030”. Trong thời gian qua, nhiều nhànghiên cứu đã tập trung phát triển du lịch tại huyện Phong Điền như phát triển dulịch cộng đồng (Trần Thị Kiều Trang và cộng sự, 2021), du lịch homestay (NguyễnNgọc Minh và cộng sự, 2019), du lịch nông thôn (Nguyễn Quốc Nghi, 2019), dulịch trải nghiệm (Huỳnh Văn Đà và Trần Thái Di, 2021),... thế nhưng nghiên cứuvề tài nguyên DLNN ở huyện còn rất hạn chế. Chính vì vậy, nhằm cung cấp cơ sởkhoa học và thông tin hữu ích cho chính quyền địa phương, cơ quan quản lý nhànước về du lịch và hộ kinh doanh, hoạt động DLNN khai thác tài nguyên DLNN tạihuyện được bài bản và hiệu quả, nghiên cứu này được thực hiện. Nghiên cứu thựchiện đánh giá nguồn tài nguyên DLNN ở huyện Phong Điền (TPCT) thông qua quanđiểm từ nhà khoa học, công ty lữ hành, hộ dân hoạt động DLNN và du khách; từ đónghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm khai thác tài nguyên và phát triển DLNNđược hiệu quả trong thời gian tới.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1. Phương pháp phỏng vấn sâu Theo Creswell (2007), với kỹ thuật phỏng vấn để đảm bảo độ tin cậy và đạt đượcsự bão hoà thông tin thì cần phỏng vấ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá nguồn tài nguyên du lịch nông nghiệp tại huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ ĐÁNH GIÁ NGUỒN TÀI NGUYÊN DU LỊCH NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ Trương Trí Thông1, Nguyễn Trọng Nhân2, Nguyễn Huỳnh Phước Thiện3 Tóm tắt: Du lịch nông nghiệp được xác định là một trong những loại hình du lịch phát triển chủ đạo ở huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ. Để huyện Phong Điền (Cần Thơ) có cơ sở khoa học trong khai thác nguồn tài nguyên du lịch phục vụ phát triển du lịch nông nghiệp hợp lý, nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá nguồn tài nguyên du lịch nông nghiệp ở huyện Phong Điền với phương pháp phỏng vấn sâu, phỏng vấn bằng bản câu hỏi và quan sát thực địa. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, nguồn tài nguyên du lịch nông nghiệp ở huyện Phong Điền được các chuyên gia, công ty du lịch lữ hành, du khách và hộ nông dân đánh giá là đa dạng bao gồm cả tài nguyên du lịch nông nghiệp tự nhiên và văn hoá; qua đó một số giải pháp được đề xuất nhằm khai thác nguồn tài nguyên du lịch nông nghiệp tại huyện Phong Điền được hiệu quả trong thời gian tới. Từ khoá: Du lịch nông nghiệp, huyện Phong Điền, tài nguyên du lịch, thành phố Cần Thơ.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Vào khoảng đầu thế kỷ thứ XX, du lịch nông nghiệp (DLNN) bắt đầu được ra đời ởchâu Mỹ và châu Âu (Arroyo, 2013), đây là một loại hình du lịch đặc biệt được kết hợpvới các sản phẩm nông nghiệp (Rong-Da Liang, 2017). Và từ năm 1980 trở đi, DLNNđã dần trở nên phổ biến và lan rộng ra nhiều châu lục khác nhau (Ngô Thị Phương Lanvà cộng sự, 2021). Du lịch nông nghiệp được hiểu là bao gồm một loạt các hoạt độnggiải trí, giáo dục hoặc thư giãn được thực hiện tại các trang trại đang hoạt động hoặc cáchoạt động nông nghiệp khác để thu hút du khách (Barbieri, 2013). Một trong những thành phần tạo nên lực hấp dẫn của sản phẩm du lịch và dịchvụ là tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn để thoả mãn nhu cầutham quan, thưởng ngoạn của du khách, là những cảnh quan thiên nhiên đẹp nổi tiếng,các kỳ quan, các di sản văn hoá thế giới, các di tích lịch sử tôn giáo, phong tục tậpquán,… (Phạm Lê Hồng Nhung và cộng sự, 2022: 7). Đối với DLNN, tài nguyên củaloại hình du lịch này là tất cả những gì phục vụ cho sản xuất nông nghiệp đều thuộc vềtài nguyên DLNN, bao gồm cả tư liệu sản xuất, đất đai, sông ngòi, ao hồ, con người,quy trình sản xuất, tập quán canh tác, sản phẩm sản xuất, môi trường, khí hậu, thờitiết, di tích, tín ngưỡng, lễ hội, ẩm thực,… Đồng thời, phần lớn DLNN hướng đến trải Khoa Du lịch - Ngoại ngữ, Trường Cao đẳng Kiên Giang (ttthongcantho@gmail.com).1 Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Cần Thơ.2 Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Tây Đô.3344 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH...nghiệm một nền văn hoá mới, đó là thưởng ngoạn khung cảnh thiên nhiên với nhữngtrang trại, cánh đồng, sông nước hữu tình, được trực tiếp tham gia vào nhiều hoạt độngdân dã của người nông dân (Đoàn Mạnh Cương, 2023: 20). Do đó, việc khai thác vàphát triển DLNN sẽ tận dụng các nguồn tài nguyên du lịch tại vùng nông thôn baogồm cả tài nguyên tự nhiên (sông ngòi, sinh vật, thực vật,…) và văn hoá (lễ hội, ẩmthực, công trình tín ngưỡng,…). Huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ (TPCT) có tài nguyên DLNN đa dạngvà độc đáo, mang đậm nét văn hoá sông nước miệt vườn, chính vì vậy, huyện đượcxác định là một trong những địa bàn có tiềm năng và cần khai thác phát triển mạnhloại hình DLNN trong Đề án “Phát triển du lịch nông nghiệp trên địa bàn thành phốCần Thơ giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến 2030”. Trong thời gian qua, nhiều nhànghiên cứu đã tập trung phát triển du lịch tại huyện Phong Điền như phát triển dulịch cộng đồng (Trần Thị Kiều Trang và cộng sự, 2021), du lịch homestay (NguyễnNgọc Minh và cộng sự, 2019), du lịch nông thôn (Nguyễn Quốc Nghi, 2019), dulịch trải nghiệm (Huỳnh Văn Đà và Trần Thái Di, 2021),... thế nhưng nghiên cứuvề tài nguyên DLNN ở huyện còn rất hạn chế. Chính vì vậy, nhằm cung cấp cơ sởkhoa học và thông tin hữu ích cho chính quyền địa phương, cơ quan quản lý nhànước về du lịch và hộ kinh doanh, hoạt động DLNN khai thác tài nguyên DLNN tạihuyện được bài bản và hiệu quả, nghiên cứu này được thực hiện. Nghiên cứu thựchiện đánh giá nguồn tài nguyên DLNN ở huyện Phong Điền (TPCT) thông qua quanđiểm từ nhà khoa học, công ty lữ hành, hộ dân hoạt động DLNN và du khách; từ đónghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm khai thác tài nguyên và phát triển DLNNđược hiệu quả trong thời gian tới.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1. Phương pháp phỏng vấn sâu Theo Creswell (2007), với kỹ thuật phỏng vấn để đảm bảo độ tin cậy và đạt đượcsự bão hoà thông tin thì cần phỏng vấ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỷ yếu Hội thảo du lịch Quốc gia Công nghệ số Phát triển du lịch bền vững Du lịch nông nghiệp Nguồn tài nguyên du lịch nông nghiệp Du lịch Cần Thơ Tài nguyên du lịch nhân vănGợi ý tài liệu liên quan:
-
Phát triển du lịch bền vững tại Hòa Bình: Vai trò của các bên liên quan
10 trang 305 0 0 -
4 trang 209 0 0
-
6 trang 203 0 0
-
Sử dụng Chat GPT làm công cụ hỗ trợ trong việc dạy và học ngành truyền thông
6 trang 167 1 0 -
Xu hướng thay đổi của truyền thông đô thị trong thời kỳ chuyển đổi số
8 trang 159 0 0 -
Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực du lịch trong bối cảnh toàn cầu hóa
6 trang 151 0 0 -
167 trang 127 1 0
-
Ngành Hải quan ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp
4 trang 105 0 0 -
Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm trực tuyến của người dân ở thành phố Thủ Dầu Một
10 trang 79 0 0 -
101 trang 70 0 0