Đánh giá nguồn thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp tại Việt Nam hiện nay
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 187.96 KB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết phân tích những vấn đề về lý luận của thuế đất, kinh nghiệm đánh thuế đất ở một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới hiện nay. Phân tích thực trạng, hiệu quả nguồn thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp tại Việt Nam kể từ khi triển khai Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (2010). Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài viết!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá nguồn thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp tại Việt Nam hiện nay ĐÁNH GIÁ NGUỒN THU THUẾ SỬ DỤNG ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY ThS Trần Thu Thủy Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Bài viết phân tích những vấn đề về lý luận của thuế đất, kinh nghiệm đánh thuế đất ở một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới hiện nay. Phân tích thực trạng, hiệu quả nguồn thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp tại Việt Nam kể từ khi triển khai Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (2010) đến nay và đưa ra một số kiến nghị nhằm cải thiện sắc thuế này trong thời gian tới. Từ khóa: thuế đất, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (thuế SDĐPNN), tăng nguồn thu. 1. Lời mở đầu Sau gần 7 năm thực thi chính sách thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp tại Việt Nam, chính sách thuế này đã cho thấy hiệu quả giúp bù đắp các khoản chi của chính quyền địa phương và giảm một phần gánh nặng cho ngân sách trung ương. Đặc biệt đây cũng được coi là một trong những nguồn thu có tính chất ổn định trong bối cảnh hạn chế sự phụ thuộc các nguồn thu từ dầu mỏ, ngoại thương…Tuy nhiên trong thực tiễn triển khai cũng đã xuất hiện nhiều vướng mắc và những vấn đề tồn tại với chính sách thuế này. Để nâng cao vai trò giúp tăng nguồn thu ổn định từ đất đai, việc phân tích kinh nghiệm đánh thuế của một số nước cũng như thực trạng thu thuế SDĐPNN của Việt Nam trong thời gian qua là rất cần thiết để chính sách thuế này phát huy một cách hiệu quả. 2. Những vấn đề chung về thuế đất và kinh nghiệm đánh thuế của một số nước 2.1. Những vấn đề chung về thuế đất Hệ thống thuế là một bộ phận gắn liền với sự hình thành và phát triển của nhà nước và là nguồn thu quan trọng đóng góp chủ yếu cho ngân sách nhà nước của mọi quốc gia trên thế giới. Mỗi quốc gia tùy thuộc vào những mục tiêu, chính sách của mình sẽ có những sắc thuế, chính sách thu thuế khác nhau trên những đối tượng chịu thuế khác nhau. Đối với đất đai, trong cuốn “ Của cải của các dân tộc” Adam Smith đã chỉ ra rằng nguồn lực đến từ đất đai và thuế đất đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của một quốc gia. Tiếp theo sau đó Henry George đã đưa ra nhiều cải cách về lý luận kinh tế - chính trị học đối với thuế đất trong tác phẩm rất nổi tiếng “Sự tiến bộ và nghèo đói” (1879), trong đó có nguyên lý thuế đất đánh trên giá trị đất đai. Những nghiên cứu về lý thuyết địa tô của George đã đặt nền móng cho các quốc gia xây dựng và triển khai hệ thống thuế đất đai và bất động sản. Ở đây có sự tách biệt giữa một bên là giá trị của tài sản do người sở hữu đất tạo ra, giá trị sẵn có trong tự nhiên của đất đai và giá trị đất đai mà xã hội mang lại. Theo lý thuyết này, địa tô là phần giá trị của đất không được tạo ra bởi người sở hữu đất. Người sở hữu đất có thể đầu tư vào cải thiện đất, xây dựng các công trình nằm trên đất, cơ sở hạ tầng và do đó làm tăng giá trị của đất. Tuy nhiên, phần lớn giá trị của đất lại 479 không đến từ hoạt động đầu tư của chủ sở hữu mà đến từ giá trị về mặt địa điểm của đất. Đất cung cấp một vị trí và không gian để các hoạt động kinh tế diễn ra trên đó. Với nguồn cung giới hạn, diện tích đất trên đầu người sẽ dần giảm xuống cùng với sự gia tăng dân số, dẫn tới đất ngày càng trở nên khan hiếm và giá đất sẽ có xu hướng tăng trong dài hạn. Thêm vào đó, sự phát triển kinh tế luôn kéo theo sự phát triển của cơ sở hạ tầng, cũng dẫn tới việc giá đất sẽ ngày càng tăng do các mảnh đất ở vị trí tốt sẽ giúp người sở hữu khai thác được các lợi ích từ cơ sở hạ tầng công cộng tốt hơn. Tất cả các yếu tố trên, bao gồm xu hướng gia tăng dân số, đầu tư cơ sở hạ tầng công cộng, nguồn cung cố định của đất, đều là các yếu tố dẫn đến giá trị của đất ngày càng gia tăng mà không xuất phát từ các nỗ lực cải thiện đất của người sở hữu. Và vì vậy người nắm giữ đất chỉ nên sở hữu những thành quả do họ đầu tư cải tạo trên đất còn địa tô cần phải thuộc về sở hữu xã hội, hay nói cách khác cần có thuế để nhằm tái phân phối lợi ích công bằng cho những cá nhân khác. Henry George đánh giá nguồn thu thuế đất có xu hướng tăng và thậm chí có thể thay thế các loại thuế khác. Vai trò của thuế đất thể hiện ở những điểm sau: - Giúp tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước; - Hạn chế đầu cơ, tích trữ đất đai: Hoạt động đầu cơ đất xuất phát từ kỳ vọng của người mua về giá cả của đất sẽ tăng liên tục trong tương lai, do sự gia tăng liên tục của dân số và tăng trưởng kinh tế. Kỳ vọng này thúc đẩy người dân tích trữ đất như một biện pháp tích lũy của cải, khiến có nhiều mảnh đất không được đưa vào sản xuất mà chỉ được giữ để đợi tăng giá và bán lại. Khi có thuế đất, các động lực này sẽ không còn do khoản chênh lệch giá trị này đã bị đánh thuế, và do đó thuế đất sẽ thúc đẩy người dân đầu tư, cải thiện đất thay vì tích lũy đất để đợi tăng giá; - Đảm bảo công bằng về quyền tiếp cận đất đai: thuế đất đai góp phần phân phối lại địa tô cho các cá nhân khác trong xã hội đảm bảo không để tình trạng bất bình đẳng do quyền tư hữu đất gây ra; 2.2. Kinh nghiệm đánh thuế đất trên thế giới Các quốc gia trên thế giới đều có quy định đối tượng chịu thuế là nhà ở, đất ở, đất sử dụng vào các mục đích kinh doanh, sản xuất… mặc dù tên gọi của các sắc thuế ở mỗi quốc gia dưới tên gọi Thuế tài sản, thuế bất động sản, thuế đất, thuế sử dụng đất nhưng nhìn chung đều là những khoản thu trong quá trình sử dụng đất. Có khoảng hơn 30 quốc gia bao gồm cả các nước đang phát triển đã và đang sử dụng một vài dạng thuế đất (Bird and Slack, 2004; Dye and England, 2010; McCluskey and Franzsen, 2005; Milan et al., 2016). Thuế đất đa dạng ở thuế suất, thẩm quyền quyết định mức thuế suất và đối tượng chịu thuế, ở một số nước chính quyền trung ương quy định thuế suất và áp dụng cho toàn bộ đất nước nhưng cũng có nước chính quyền địa phương được ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá nguồn thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp tại Việt Nam hiện nay ĐÁNH GIÁ NGUỒN THU THUẾ SỬ DỤNG ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY ThS Trần Thu Thủy Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Bài viết phân tích những vấn đề về lý luận của thuế đất, kinh nghiệm đánh thuế đất ở một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới hiện nay. Phân tích thực trạng, hiệu quả nguồn thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp tại Việt Nam kể từ khi triển khai Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (2010) đến nay và đưa ra một số kiến nghị nhằm cải thiện sắc thuế này trong thời gian tới. Từ khóa: thuế đất, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (thuế SDĐPNN), tăng nguồn thu. 1. Lời mở đầu Sau gần 7 năm thực thi chính sách thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp tại Việt Nam, chính sách thuế này đã cho thấy hiệu quả giúp bù đắp các khoản chi của chính quyền địa phương và giảm một phần gánh nặng cho ngân sách trung ương. Đặc biệt đây cũng được coi là một trong những nguồn thu có tính chất ổn định trong bối cảnh hạn chế sự phụ thuộc các nguồn thu từ dầu mỏ, ngoại thương…Tuy nhiên trong thực tiễn triển khai cũng đã xuất hiện nhiều vướng mắc và những vấn đề tồn tại với chính sách thuế này. Để nâng cao vai trò giúp tăng nguồn thu ổn định từ đất đai, việc phân tích kinh nghiệm đánh thuế của một số nước cũng như thực trạng thu thuế SDĐPNN của Việt Nam trong thời gian qua là rất cần thiết để chính sách thuế này phát huy một cách hiệu quả. 2. Những vấn đề chung về thuế đất và kinh nghiệm đánh thuế của một số nước 2.1. Những vấn đề chung về thuế đất Hệ thống thuế là một bộ phận gắn liền với sự hình thành và phát triển của nhà nước và là nguồn thu quan trọng đóng góp chủ yếu cho ngân sách nhà nước của mọi quốc gia trên thế giới. Mỗi quốc gia tùy thuộc vào những mục tiêu, chính sách của mình sẽ có những sắc thuế, chính sách thu thuế khác nhau trên những đối tượng chịu thuế khác nhau. Đối với đất đai, trong cuốn “ Của cải của các dân tộc” Adam Smith đã chỉ ra rằng nguồn lực đến từ đất đai và thuế đất đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của một quốc gia. Tiếp theo sau đó Henry George đã đưa ra nhiều cải cách về lý luận kinh tế - chính trị học đối với thuế đất trong tác phẩm rất nổi tiếng “Sự tiến bộ và nghèo đói” (1879), trong đó có nguyên lý thuế đất đánh trên giá trị đất đai. Những nghiên cứu về lý thuyết địa tô của George đã đặt nền móng cho các quốc gia xây dựng và triển khai hệ thống thuế đất đai và bất động sản. Ở đây có sự tách biệt giữa một bên là giá trị của tài sản do người sở hữu đất tạo ra, giá trị sẵn có trong tự nhiên của đất đai và giá trị đất đai mà xã hội mang lại. Theo lý thuyết này, địa tô là phần giá trị của đất không được tạo ra bởi người sở hữu đất. Người sở hữu đất có thể đầu tư vào cải thiện đất, xây dựng các công trình nằm trên đất, cơ sở hạ tầng và do đó làm tăng giá trị của đất. Tuy nhiên, phần lớn giá trị của đất lại 479 không đến từ hoạt động đầu tư của chủ sở hữu mà đến từ giá trị về mặt địa điểm của đất. Đất cung cấp một vị trí và không gian để các hoạt động kinh tế diễn ra trên đó. Với nguồn cung giới hạn, diện tích đất trên đầu người sẽ dần giảm xuống cùng với sự gia tăng dân số, dẫn tới đất ngày càng trở nên khan hiếm và giá đất sẽ có xu hướng tăng trong dài hạn. Thêm vào đó, sự phát triển kinh tế luôn kéo theo sự phát triển của cơ sở hạ tầng, cũng dẫn tới việc giá đất sẽ ngày càng tăng do các mảnh đất ở vị trí tốt sẽ giúp người sở hữu khai thác được các lợi ích từ cơ sở hạ tầng công cộng tốt hơn. Tất cả các yếu tố trên, bao gồm xu hướng gia tăng dân số, đầu tư cơ sở hạ tầng công cộng, nguồn cung cố định của đất, đều là các yếu tố dẫn đến giá trị của đất ngày càng gia tăng mà không xuất phát từ các nỗ lực cải thiện đất của người sở hữu. Và vì vậy người nắm giữ đất chỉ nên sở hữu những thành quả do họ đầu tư cải tạo trên đất còn địa tô cần phải thuộc về sở hữu xã hội, hay nói cách khác cần có thuế để nhằm tái phân phối lợi ích công bằng cho những cá nhân khác. Henry George đánh giá nguồn thu thuế đất có xu hướng tăng và thậm chí có thể thay thế các loại thuế khác. Vai trò của thuế đất thể hiện ở những điểm sau: - Giúp tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước; - Hạn chế đầu cơ, tích trữ đất đai: Hoạt động đầu cơ đất xuất phát từ kỳ vọng của người mua về giá cả của đất sẽ tăng liên tục trong tương lai, do sự gia tăng liên tục của dân số và tăng trưởng kinh tế. Kỳ vọng này thúc đẩy người dân tích trữ đất như một biện pháp tích lũy của cải, khiến có nhiều mảnh đất không được đưa vào sản xuất mà chỉ được giữ để đợi tăng giá và bán lại. Khi có thuế đất, các động lực này sẽ không còn do khoản chênh lệch giá trị này đã bị đánh thuế, và do đó thuế đất sẽ thúc đẩy người dân đầu tư, cải thiện đất thay vì tích lũy đất để đợi tăng giá; - Đảm bảo công bằng về quyền tiếp cận đất đai: thuế đất đai góp phần phân phối lại địa tô cho các cá nhân khác trong xã hội đảm bảo không để tình trạng bất bình đẳng do quyền tư hữu đất gây ra; 2.2. Kinh nghiệm đánh thuế đất trên thế giới Các quốc gia trên thế giới đều có quy định đối tượng chịu thuế là nhà ở, đất ở, đất sử dụng vào các mục đích kinh doanh, sản xuất… mặc dù tên gọi của các sắc thuế ở mỗi quốc gia dưới tên gọi Thuế tài sản, thuế bất động sản, thuế đất, thuế sử dụng đất nhưng nhìn chung đều là những khoản thu trong quá trình sử dụng đất. Có khoảng hơn 30 quốc gia bao gồm cả các nước đang phát triển đã và đang sử dụng một vài dạng thuế đất (Bird and Slack, 2004; Dye and England, 2010; McCluskey and Franzsen, 2005; Milan et al., 2016). Thuế đất đa dạng ở thuế suất, thẩm quyền quyết định mức thuế suất và đối tượng chịu thuế, ở một số nước chính quyền trung ương quy định thuế suất và áp dụng cho toàn bộ đất nước nhưng cũng có nước chính quyền địa phương được ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Đất phi nông nghiệp Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp Nguồn thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp Kinh nghiệm đánh thuế đất Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (2010)Gợi ý tài liệu liên quan:
-
33 trang 131 0 0
-
Tờ khai tổng hợp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (Mẫu số: 03/TKTH-SDDPNN)
2 trang 109 0 0 -
76 trang 68 0 0
-
1 trang 52 0 0
-
1 trang 48 0 0
-
1 trang 46 0 0
-
1 trang 45 0 0
-
Quyết định 26/2013/QĐ-UBND 2013
5 trang 44 0 0 -
109 trang 43 1 0
-
1 trang 42 0 0