Danh mục

ĐÁNH GIÁ NHU CẦU HỖ TRỢ LIÊN QUAN ĐẾN THƯƠNG MẠI GIAI ĐOẠN 2007 - 2012

Số trang: 331      Loại file: pdf      Dung lượng: 3.13 MB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 22,000 VND Tải xuống file đầy đủ (331 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Công cuộc cải cách kinh tế từ giữa những năm 80 đã đưa Việt Nam trở thành nước có nền kinh tế tăng trưởng cao. Thương mại đã tăng 3 lần trong 10 năm qua, trong đó xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tăng trên 20% năm. Việt nam có quan hệ thương mại và là bạn hàng tiềm năng của hơn 180 nước và vùng lãnh thổ và đang nỗ lực để sớm kết thúc đàm phán gia nhập WTO.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐÁNH GIÁ NHU CẦU HỖ TRỢ LIÊN QUAN ĐẾN THƯƠNG MẠI GIAI ĐOẠN 2007 - 2012 Liên Minh Châu Âu Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt namPHÁI ĐOÀN ỦY BAN CHÂU ÂU TẠI VIỆT NAM BỘ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM ĐÁNH GIÁ NHU CẦU HỖ TRỢ LIÊN QUAN ĐẾN THƯƠNG MẠI GIAI ĐOẠN 2007 - 2012 Báo cáo cuối cùng 31 tháng 10 năm 20051 LỜI TỰA Công cuộc cải cách kinh tế từ giữa những năm 80 đã đưa Việt Nam trở thành nước có nền kinh tế tăng trưởng cao. Thương mại đã tăng 3 lần trong 10 năm qua, trong đó xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tăng trên 20% năm. Việt nam có quan hệ thương mại và là bạn hàng tiềm năng của hơn 180 nước và vùng lãnh thổ và đang nỗ lực để sớm kết thúc đàm phán gia nhập WTO. Chính phủ Việt Nam đang đẩy nhanh cải cách thể chế nhằm cải thiện khung pháp lý cần thiết cho nền kinh tế Việt Nam hội nhập khu vực và thế giới. Trong bối cảnh đó, hoạt động thương mại cần tiếp tục được đổi mới ở cấp độ quản lý nhà nước và hoạt động của doanhnghiệp.Thời gian qua, cộng đồng quốc tế đã có nhiều đóng góp trong công cuộc đổi mới của Việt Nam và Việt Nam tiếp tụccần sự giúp đỡ của các nhà tài trợ quốc tế trong lĩnh vực thương mại, đặc biệt khi Việt Nam là thành viên của WTO.Với sự hỗ trợ của Bộ Thương mại và các Bộ ngành hữu quan Việt Nam cùng với sự trợ giúp có hiệu quả của Pháiđoàn Uỷ ban châu Âu tại Việt Nam, nhóm Chuyên gia nghiên cứu đã hoàn thành bản “Đánh giá nhu cầu hỗ trợthương mại của Việt Nam thời kỳ 2007 – 2012”. Đây là tài liệu hữu ích cho các Cơ quan hoạch định chính sách ViệtNam, các nhà nghiên cứu cũng như các nhà tài trợ quốc tế tham khảo.Xin trân trọng giới thiệu tài liệu này và mong rằng ngành Thương mại tiếp tục nhận được sự quan tâm, giúp đỡ củacác cơ quan trong nước và quốc tế. Trương Đình Tuyển Bộ trưởng Bộ Thương mại 2 LỜI TỰA Sáng kiến xây dựng báo cáo này xuất phát từ cam kết của Liên minh châu Âu hỗ trợ Việt Nam đối phó với những thách thức nảy sinh từ việc gia nhập WTO cũng như từ cam kết cải thiện và góp phần tăng cường công tác điều phối giữa các nhà tài trợ trong lĩnh vực Hỗ trợ Liên quan đến Thương mại. Các ý kiến phản hồi tích cực và các nhận xét thú vị của nhiều cơ quan Việt nam và các nhà tài trợ khác có hỗ trợ liên quan đến thương mại đã được kết hợp đầy đủ trong báo cáo.Bản báo cáo phân tích mối quan hệ qua lại giữa chính sách thương mại với công cuộc giảm nghèo,những thách thức trong công tác hoạch định chính sách thương mại sau khi gia nhập WTO, các biệnpháp để cải thiện sự tương tác giữa chính phủ, doanh nghiệp và khu vực dân sự, đồng thời rà soát cácluật lệ và thể chế thương mại. Báo cáo cũng xem xét kỹ lưỡng hoạt động hiện nay của các nhà tài trợ vàđưa ra một tập hợp gồm 11 khuyến nghị ưu tiên. Phụ lục 1 đưa ra một Bảng Đề xuất Hành động với 180hoạt động hỗ trợ kỹ thuật liên quan đến thương mại - một số trong đó hiện đang được triển khai, tuy vậy,nhiều hoạt động là xuất phát từ những thách thức mới có thể nảy sinh trong giai đoạn sau khi gia nhậpWTO.Như vậy, báo cáo này không chỉ cố gắng xác định những lĩnh vực mà Ủy ban châu Âu sẽ tiếp tục hỗ trợcho Việt Nam, mà quan trọng hơn, báo cáo còn nhằm mục tiêu cung cấp cho Chính phủ một công cụ đểcải thiện công tác điều phối trong lĩnh vực đa ngành và mang tính toàn diện này, đồng thời tạo thuận lợicho quá trình Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Markus Cornaro Đại sứ - Trưởng Phái đoàn Ủy ban Châu Âu tại Việt nam Tháng 1 năm 2006 3Báo cáo được thực hiện bởi: Peter Naray (Trưởng nhóm) David Luff (chuyên gia pháp lý) Paul Baker (chuyên gia kinh tế) Hợp đồng Khung – Gói 6: Thương mại ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: