Danh mục

Đánh giá quan hệ thương mại Việt Nam và Nga trong bối cảnh của FTA Việt Nam – EAEU: Tiếp cận từ chỉ số thương mại

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.08 MB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và liên minh kinh tế Á – Âu (EAEU) đã được ký kết và có hiệu lực từ năm 2016. Việc phân tích và đánh giá tác động của FTA Việt Nam – EAEU đến các ngành của Việt Nam với EAEU và Nga có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam. Bài viết sử dụng các chỉ số thương mại để đánh giá tác động theo ngành của FTA Việt Nam – EAEU tới thương mại Việt Nam và Nga trong giai đoạn 2015-2019.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá quan hệ thương mại Việt Nam và Nga trong bối cảnh của FTA Việt Nam – EAEU: Tiếp cận từ chỉ số thương mại ĐÁNH GIÁ QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM VÀ NGA TRONG BỐI CẢNH CỦA FTA VIỆT NAM – EAEU: TIẾP CẬN TỪ CHỈ SỐ THƯƠNG MẠI NCS. ThS. Bùi Quý Thuấn1Tóm tắt: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và liên minh kinh tế Á – Âu (EAEU) đã được ký kết và có hiệu lực từ năm 2016. Việc phân tích và đánh giá tác động của FTA Việt Nam – EAEU đến các ngành của Việt Nam với EAEU và Nga có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam. Bài viết sử dụng các chỉ số thương mại để đánh giá tác động theo ngành của FTA Việt Nam – EAEU tới thương mại Việt Nam và Nga trong giai đoạn 2015-2019.Từ khóa: FTA Việt Nam – EAEU, Chỉ số thương mại, RCA, RO, TII1. GIỚI THIỆU CHUNG Liên minh kinh tế Á – Âu (EAEU) là liên kết kinh tế khu vực SNG bao gồm các quốc gia thuộcLiên Xô cũ (Nga, Belarus, Kazakhstan, Armenia, Kyrgystan), thành viên của liên minh kinh tế Á – Âuđều là những đối tác truyền thống của Việt Nam. Hiện nay, chủ trương hội nhập và liên kết kinh tế củaNga với các nước thành viên trong liên minh kinh tế Á – Âu nói riêng, khu vực châu Á – Thái BìnhDương nói chung rất mạnh mẽ. Việt Nam được coi là một đối tác quan trọng của các nước thành viênliên minh ở khu vực này cả về khía cạnh kinh tế và thương mại. Thúc đẩy quan hệ hợp tác với ViệtNam sẽ tạo cơ hội cho các nước thuộc liên minh kinh tế Á Âu tiếp cận thị trường khu vực ASEANtrong thời gian tới. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EAEU được ký kết nhằm mục đích tạothuận lợi cho quan hệ kinh tế, thương mại hàng hóa, dịch vụ và vốn đầu tư của các bên. Hiệp định nàyyêu cầu các bên tham gia sẽ mở cửa có lộ trình, đến năm 2025 mức thuế hải quan trung bình trongEAEU sẽ giảm từ 9,7% xuống còn 2%, đối với Việt Nam mức thuế sẽ giảm từ 10% xuống còn 1%.FTA Việt Nam – EAEU có phạm vi điều chỉnh toàn diện, cam kết cao và cân bằng lợi ích tạo điều kiệnthúc đẩy thương mại, dịch vụ, đầu tư giữa Việt Nam và các nước thành viên của liên minh kinh tế Á –Âu, đặc biệt là đối tác chiến lược toàn diện liên bang Nga. Là đối tác chiến lược của Việt Nam từ năm2001, đến năm 2012 hai nước nâng cấp trở thành đối tác chiến lược toàn diện, đánh dấu bước phát triểnmới trong quan hệ hai bên. Nga đóng một vai trò then chốt trong việc điều tiết và định hướng phát triểncủa Liên minh. Việc phân tích thương mại Việt Nam và Nga để thấy xu hướng vận động của kimngạch, cơ cấu thương mại giữa hai bên và đánh giá được tác động theo ngành của FTA Việt Nam –Nga có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU FTA nhằm thúc đẩy quá trình cải cách và hội nhập kinh tế quốc tế, đang trở thành mối quan tâmcủa các quốc gia trên thế giới đặc biệt là các quốc gia đang phát triển. Hiệp định thương mại tự do(FTA) xóa bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan thương mại giữa các thành viên, FTA có tác độngkinh tế mạnh mẽ đến các thành viên tham gia và cả các quốc gia không phải là thành viên. Theo Viner(1950) chỉ ra tác động tự do hóa thương mại tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế xuất phát từ tạo lập thươngmại và chuyển hướng thương mại. Có nhiều nghiên cứu về tác động của FTA tới thương mại nhưKrueger (1997), Hiratsuka D., Hayakawa K., Shino K. and Sukegawa S. (2009), Plummer M.G.,Cheong D., Hamanaka S. (2010), Cooper H. William H. (2014), Adarov and Ghodsi (2020). Ở Việt1 Học viện Chính sách và phát triển – Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 483Nam cũng có một số nghiên cứu đánh giá tác động của FTA như Thai Tri Do (2006), Tô Minh Thu(2010), Nguyễn Tiến Dũng (2011), Veena Jha et al. (2014), Claudio Dordi et al. (2015), Nguyen BinhDuong (2016), Vũ Thanh Hương (2017), Trần Toàn Thắng và Trần Anh Sơn (2018), Kikuchi,Yanagida, Huong Vo (2018). Các nghiên cứu sử dụng các phương pháp sau để đánh giá tác động củamột FTA như (1) chỉ số thương mại; (2) cân bằng tổng thể (CGE); (3) mô hình dự án phân tích thươngmại toàn cầu (GTAP); và (4) mô hình trọng lực. Mỗi phương pháp có thể được sử dụng để đánh giá các khía cạnh tác động cụ thể khác nhau củaFTA và có những ưu điểm, nhược điểm riêng. Để lựa chọn được phương pháp nghiên cứu thích hợp,cần phải dựa vào mục tiêu và các câu hỏi nghiên cứu cũng như nguồn số liệu hiện có. Với mục tiêu làđánh giá tác động FTA Việt Nam – EAEU đến thương mại Việt Nam và Nga thông qua việc xác địnhcác ngành có lợi thế và các ngành bị ảnh hưởng tiêu cực, chứ không phải định lượng hóa tác động củaFTA Việt Nam – EAEU đến sự thay đổi dòng thương mại trong từng ngành, bài nghiên cứu này sửdụng các chỉ số thương mại. Ưu điểm của phương pháp chỉ số thương mại là các số liệu xuất nhập khẩugiữa hai quốc gia chi tiết đến ngành hàng được sử dụng để tính toán các chỉ số thương mại có thể thuthập khá dễ dàng, trong khi những nhậ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: