Đánh giá sự hài lòng của nông dân đối với dịch vụ tài chính vi mô của quỹ tài chính vi mô và phát triển cộng đồng Hà Nội
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá sự hài lòng của nông dân đối với dịch vụ tài chính vi mô của quỹ tài chính vi mô và phát triển cộng đồng Hà Nội Đỗ Xuân Luận và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 103(03): 145 - 149 ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA NÔNG DÂN ĐỐI VỚI DỊCH VỤ TÀI CHÍNH VI MÔ CỦA QUỸ TÀI CHÍNH VI MÔ VÀ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG HÀ NỘI Đỗ Xuân Luận1, Dương Thanh Tình2* 1 2 Trường Đại học Nông lâm – ĐH Thái Nguyên Trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Đánh giá sự hài lòng của nông dân đối với dịch vụ tài chính vi mô là một nội dung quan trọng đối với các tổ chức tài chính vi mô nhằm phục vụ tốt hơn người dân nghèo, đồng thời là cơ sở đảm bảo tính bền vững về tài chính cho các tổ chức tài chính vi mô nói chung và Qũy tài chính vi mô & Phát triển cộng đồng (MFCD) nói riêng. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, nhìn chung nông dân hài lòng với các dịch vụ mà MFCD cung cấp, đặc biệt là sự đơn giản trong thủ tục, sự giảm chi phí giao dịch và tín dụng vi mô không cần tài sản thế chấp. Tuy nhiên, nông dân cũng chưa thực sự hài lòng về lượng tín dụng vi mô, lượng và lãi suất tiết kiệm bắt buộc, kế hoạch giải ngân vốn và sự tư vấn, hỗ trợ nông dân cách thức sử dụng vốn hiệu quả. Sử dụng phương pháp phân tích nhân tố, kiểm định cặp mẫu và phương pháp phân tích hồi quy bội, kết quả nghiên cứu còn cho thấy nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất đến sự hài lòng của nông dân đó chính là cảm nhận về tính đơn giản của thủ tục tham gia dịch vụ, sự tiết kiệm trong chi phí giao dịch và tăng khả năng tiếp cận dịch vụ. Từ khóa: Sự hài lòng của nông dân, tài chính vi mô, giảm nghèo. ĐẶT VẤN ĐỀ* Ở nước ta, chương trình quốc gia về xóa đói giảm nghèo trong hơn một thập kỷ được thế giới công nhận về hiệu quả hoạt động. Có được kết quả đó là nhờ sự đóng góp quan trọng của chương trình tài chính vi mô trong việc giúp người nghèo phát triển kinh tế, từng bước cải thiện nâng cao chất lượng cuộc sống. Quỹ tài chính vi mô vì sự phát triển cộng đồng (MFCD) được thành lập và hoạt động từ năm 2007 dưới sự quản lý trực tiếp của Viện tài chính vi mô và phát triển cộng đồng Hà Nội. MFCD có địa chỉ tại số 15 ngách 22 ngõ 324- Thụy Khuê- Tây Hồ- Hà Nội. Quỹ hoạt động vì mục tiêu đem lại cơ hội cho người nghèo bằng việc cung cấp các dịch vụ tài chính và phi tài chính tốt nhất cho họ. Ngoài dịch vụ phi tài chính như đào tạo và tổ chức hoạt động cộng đồng, từ cuối năm 2011 tới nay, Quỹ bắt đầu triển khai thí điểm chương trình tài chính vi mô cho 150 hộ nông dân nghèo tại hai huyện Sóc Sơn – Hà Nội và huyện Lạc Sơn – Hòa Bình thông qua hai dịch vụ là tín dụng và tiết kiệm vi mô. Đến nay, tổng dư nợ tín dụng phục vụ 150 hộ là 1,5 tỷ đồng và tổng giá trị tiết kiệm bắt buộc đạt 720 * Tel: 0975 266789 triệu đồng, tỷ lệ đóng tiết kiệm bắt buộc đạt 100%, tỷ lệ hoàn trả vốn đạt 97% [5]. Do mới được triển khai nên vấn đề được lãnh đạo Quỹ quan tâm cho sự phát triển lâu dài của Quỹ đó chính là sự phản hồi của người dân đối với dịch vụ của Quỹ như thế nào? Liệu các sản phẩm và dịch vụ của Quỹ có mang lại lợi ích và mang lại sự hài lòng cho họ? Bên cạnh đó, thực tế kinh doanh đã chỉ ra rằng, một doanh nghiệp nếu gia tăng được 5% khách hàng trung thành nhờ sự hài lòng của họ về sản phẩm, dịch vụ, thì lợi nhuận sẽ tăng lên được khoảng 25% đến 85% [3]. Điều này cũng hoàn toàn đúng với các tổ chức tài chính vi mô nói chung và MFCD nói riêng. Xuất phát từ ý nghĩa trên, nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá sự hài lòng của nông dân và xác định những nhân tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của họ đối với dịch vụ tài chính vi mô của MFCD. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần giúp MFCD cải thiện chất lượng dịch vụ, mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng hoạt động cho các năm tiếp theo. Ngoài ra, nghiên cứu này còn có giá trị tham khảo cho các tổ chức tài chính vi mô nói chung và đặc biệt là các tổ chức tài chính vi mô mới đi vào hoạt động. 145 148Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Đỗ Xuân Luận và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu này dựa trên khung lý thuyết của Oliver (1980) về sự hài lòng của khách hàng. Vận dụng lý thuyết này vào dịch vụ tài chính vi mô, có thể hiểu sự hài lòng của nông dân được hình thành từ sự so sánh giữa cảm nhận mà hiệu quả của dịch vụ tài chính vi mô mang lại với những gì mà họ kỳ vọng trước khi tham gia dịch vụ. Nghiên cứu sử dụng bảng hỏi để thu thập thông tin. Bảng hỏi được thiết kế gồm 20 thuộc tính cấu thành đặc trưng của dịch vụ tài chính vi mô, được thể hiện trên thang điểm Li-kert từ 1 đến 4, tương ứng mức 1 là rất không hài lòng, mức 2 là không hài lòng, mức 3 là hài lòng và mức 4 là rất hài lòng về yếu tố cấu thành dịch vụ tài chính vi mô. Những 103(03): 145 - 149 người nông dân được phỏng vấn cũng được đề nghị đánh giá một cách tổng thể về sự hài lòng của mình ở câu hỏi cuối cùng bằng cách cho điểm số trên thang điểm Li-kert tương tự ở phần cuối của bảng câu hỏi. Để phân tích nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của nông dân, tác giả sử dụng phương pháp phân tích nhân tố và phương pháp phân tích hồi quy bội. Nghiên cứu này dựa trên số liệu khảo sát toàn bộ 80 hộ nông dân tham gia dịch vụ trên địa bàn huyện Lạc Sơn – Hòa Bình và 70 hộ trên địa bàn huyện Sóc Sơn – Hà Nội. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Sự hài lòng của nông dân đối với dịch vụ tài chính vi mô Bảng 1. Kết quả kiểm định mẫu theo cặp để đánh giá sự hài lòng của nông dân STT biến Tiêu chí T1 Địa điểm giải ngân và thu hồi nợ Sự đơn giản, dễ hiểu của phiếu thẩm định T2 người vay T3 Sự đơn giản dễ hiểu của đơn xin vay vốn T4 Sự đơn giản, dễ hiểu của hợp đồng vay vốn Sự đơn giản dễ hiểu đối với yêu cầu các T5 thủ tục khác Thời gian thao tác xử lý thông tin khách T6 hàng và hợp đồng vay vốn T7 Chi phí giao dịch (transaction cost) T8 Tài sản thế chấp (collateral) T9 Số lượng tiền vay T10 Lượng tiết kiệm bắt buộc T11 Lãi suất tiết kiệm bắt buộc T12 Lãi suất tín dụng vi mô T13 Thời gian giải ngân vốn T14 Thời hạn tín dụng và phương thức tín dụng T15 Kế hoạch t ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Sự hài lòng của nông dân Tài chính vi mô Xóa đói giảm nghèo Dịch vụ tài chính vi mô Phát triển cộng đồng Hà NộiGợi ý tài liệu liên quan:
-
8 trang 350 0 0
-
Nguồn lực tài chính phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững ở Việt Nam
3 trang 249 0 0 -
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tài chính toàn diện
3 trang 175 0 0 -
Các nhân tố ảnh hưởng đến tình trạng nghèo đa chiều ở Việt Nam
15 trang 168 0 0 -
Đầu tư công giai đoạn 2010-2019 và những vấn đề đặt ra cho giai đoạn mới
3 trang 130 0 0 -
Nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp thẩm định giá
4 trang 87 0 0 -
Yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh: Thực tiễn các công ty chứng khoán Việt Nam
3 trang 67 0 0 -
34 trang 65 0 0
-
18 trang 46 0 0
-
Thông tư số 11/2019/TT-BLĐTBXH
7 trang 46 0 0 -
Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán
5 trang 46 0 0 -
Nâng cao hiệu quả cấp phát vốn cho đầu tư xây dựng cơ bản giai đoạn 2020-2025
3 trang 41 0 0 -
Chính sách xoá đói giảm nghèo hỗ trợ việc làm - Sổ tay hỏi đáp về pháp luật: Phần 1
420 trang 40 0 0 -
11 trang 40 0 0
-
Nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay và các vấn đề giảm nghèo: Phần 1
76 trang 39 0 0 -
12 trang 38 0 0
-
Đề án môn học: Quản lý với bài toán xoá đói giảm nghèo và nâng cao dân trí khu vực miền núi phía Bắc
40 trang 37 0 0 -
Báo cáo: Chính sách xóa đói giảm nghèo
11 trang 37 0 0 -
3 trang 35 0 0
-
Thị trường vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam: Thực trạng và mô hình
4 trang 33 0 0