Đánh giá tác động của các hiệp định tự do thương mại FTA đến nền kinh tế Việt Nam thông qua một số phương pháp định lượng
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 462.46 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết nêu khái quát lịch sử hình thành cũng như lý thuyết cơ sở của các mô hình cũng như tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước từ trước tới nay. Từ đó đưa ra các ưu nhược điểm của 3 dạng mô hình này để đưa ra gợi ý trong việc lựa chọn các mô hình trong phân tích tác động của các FTA tới Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá tác động của các hiệp định tự do thương mại FTA đến nền kinh tế Việt Nam thông qua một số phương pháp định lượng Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC HIỆP ĐỊNH TỰ DO THƯƠNG MẠI FTA ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM THÔNG QUA MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG PGS.TS. Phạm Tiến Đạt, ThS. Dương Hoàng Linh Viện chiến lược và chính sách tài chính – Bộ Tài chính TÓM TẮT Cho tới nay có khá nhiều các công trình đánh giá tác động của các hiệp định thương mại tự do ở Việt Nam. Trong đó các phương pháp được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là phương pháp mô hình cân bằng tổng thể (CGE), mô hình cân bằng từng phần và mô hình lực hấp dẫn. Bài viết nêu khái quát lịch sử hình thành cũng như lý thuyết cơ sở của các mô hình cũng như tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước từ trước tới nay. Từ đó đưa ra các ưu nhược điểm của 3 dạng mô hình này để đưa ra gợi ý trong việc lựa chọn các mô hình trong phân tích tác động của các FTA tới Việt Nam. Mô hình cân bằng tổng thể phù hợp nhất trong trường hợp phân tích các tác động về cơ cấu kinh tế, thương mại và có đủ nguồn lực và số liệu; mô hình cân bằng từng phần thích hợp nhất trong việc phân tích theo ngành; mô hình lực hấp dẫn phù hợp với việc phân tích tác động của một yếu tố cụ thể tới khối lượng thương mại. Từ khóa: Mô hình cân bằng tổng thể (CGE), mô hình GTAP, mô hình cân bằng từng phần, mô hình lực hấp dẫn (Gravity Model) Cho tới nay, Việt Nam đã kí kết 12 hiệp định tự do thương mại, gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, tham gia khối ASEAN; việc đẩy mạnh thương mại đã đem lại những thành quả to lớn trong việc đẩy mạnh xuất khẩu, tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta theo hướng tích cực. Tầm ảnh hưởng của các hiệp định tự do thương mại đối nền kinh tế là rất lớn chính vì vậy việc đánh giá tác động của các hiệp định thương mại đặc biệt là các đánh giá định lượng là nhu cầu cấp thiết đối với Việt Nam. Cho tới nay có rất các phương pháp định lượng khác nhau được sử dụng để đánh giá các tác động của hiệp định tự do thương mại của Việt Nam, mỗi phương pháp lại có những ưu nhược điểm riêng. Mục đích của bài viết này là tổng kết lại các phương pháp định lượng phổ biến nhất được sử dụng trong các nghiên cứu đánh giá tự do thương mại ở Việt Nam mà cụ thể là 3 phương pháp được sử dụng phổ biến nhất đó là phương pháp mô hình cân bằng tổng thể (CGE), phương pháp mô hình cân bằng từng phần (Partial Equilibrium) và phương pháp mô hình trọng lực (Gravity Model). 1. Các phương pháp đánh giá tác động hội nhập thuế quan tới thương mại quốc tế 1.1. Mô hình cân bằng tổng thể (CGE) Lý thuyết cân bằng tổng thể (CGE) được Léon Walras phát triển từ những năm 1870, và trở thành một nhánh quan trọng của lý thuyết kinh tế vĩ mô. Lý thuyết này tìm cách giải thích cung, cầu và giá của tổng thể một nền kinh tế với rất nhiều thị trường của rất nhiều mặt hàng. Theo đó giá cân bằng của các mặt hàng có tồn tại, và rằng khi giá thị trường của tất cả các mặt hàng đạt tới trạng thái cân bằng thì nền kinh tế đó đạt tới cân bằng tổng thể. Trong các thập kỷ qua, mô hình cân bằng tổng thể đã ngày càng được ứng dụng phổ biến để nghiên cứu các mối quan hệ tương tác của các thị trường và các chủ thể cũng như xu hướng biến động của giá cả và sản lượng trong nền kinh tế. Cân bằng tổng thể (CGE) là phương pháp phân tích mô phỏng nền kinh tế dựa trên lý thuyết của Léon Walras, trong đó nền kinh tế được xem xét như một hệ thống bao gồm các bộ phận (các ngành sản xuất, hộ gia đình, nhà đầu tư, chính phủ, nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu) có liên quan chặt chẽ tới nhau. Mô hình CGE là một công cụ rất hữu hiệu để phân tích các chính sách kinh tế ở tầm vĩ mô, là chiếc cầu nối giữa các nhà nghiên cứu kinh tế, các nhà hoạch định chính sách và ra quyết định. Mô 102 Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng hình này giúp giải thích các nhân tố tác động đến cung, cầu và giá cả trên tất cả các thị trường trong toàn bộ nền kinh tế. Mô hình cân bằng tổng thể đòi hỏi sử dụng máy tính và các công cụ toán do việc mô phỏng hoạt động của nền kinh tế là tương đối phức tạp. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, khả năng tính toán được tăng cường nhanh chóng, mô hình cân bằng ngày càng được sử dụng một cách rộng rãi hơn trong việc phân tích kinh tế. Dữ liệu đầu vào của mô hình cân bằng tổng thể thường là bảng ma trận hạch toán xã hội (SAM), các dữ liệu về thuế, về thuế hải quan, … Hiện tại có 2 dạng mô hình cân bằng tổng thể là mô hình cân bằng tổng thể dạng tĩnh (Static CGE Model) và mô hình cân bằng tổng thể dạng động (Dynamic CGE Model). Trong đó mô hình tổng thể dạng động được sử dụng nhiều hơn do nó cho phép đưa vào trong trạng thái cân bằng những cú sốc khi có sự thay đổi về các điều kiện bên ngoài từ đó tìm ra trạng thái cân bằng mới. Mô hình cân bằng dạng động cho phép việc phân tích tác động của các thay đổi bên ngoài như tác động thay đổi của chính sách, tác động thay đổi của khủng hoảng, tác động thay đổi giá dầu một cách toàn diện đối với toàn nền kinh tế. Tuy nhiên ở Việt Nam việc ứng dụng các mô hình cân bằng tổng thể hầu hết mới chỉ áp dụng mô hình CGE dạng tĩnh1. Mô hình cân bằng tổng thể hiện được sử dụng khá rộng rãi để đánh giá các tác động việc điều chỉnh thuế suất nói chung và điều chỉnh thuế quan nói riêng. Trên thế giới, trong nghiên cứu tác động của các hiệp định tự do thương mại tới nền kinh tế cũng có nhiều các công trình xây dựng mô hình cân bằng tổng thể riêng để phân tích như nghiên cứu Fan và Zheng (2001) đánh giá tác động việc gia nhập WTO với tự do hoá thương mại của Trung Quốc; nghiên cứu của Young Man Yoon,Chi Gong,Taek-Dong Yeo (2009) đánh giá tác động của các hiệp định thương mại giữa Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Bên cạnh đó cũng có nhiề ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá tác động của các hiệp định tự do thương mại FTA đến nền kinh tế Việt Nam thông qua một số phương pháp định lượng Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC HIỆP ĐỊNH TỰ DO THƯƠNG MẠI FTA ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM THÔNG QUA MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG PGS.TS. Phạm Tiến Đạt, ThS. Dương Hoàng Linh Viện chiến lược và chính sách tài chính – Bộ Tài chính TÓM TẮT Cho tới nay có khá nhiều các công trình đánh giá tác động của các hiệp định thương mại tự do ở Việt Nam. Trong đó các phương pháp được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là phương pháp mô hình cân bằng tổng thể (CGE), mô hình cân bằng từng phần và mô hình lực hấp dẫn. Bài viết nêu khái quát lịch sử hình thành cũng như lý thuyết cơ sở của các mô hình cũng như tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước từ trước tới nay. Từ đó đưa ra các ưu nhược điểm của 3 dạng mô hình này để đưa ra gợi ý trong việc lựa chọn các mô hình trong phân tích tác động của các FTA tới Việt Nam. Mô hình cân bằng tổng thể phù hợp nhất trong trường hợp phân tích các tác động về cơ cấu kinh tế, thương mại và có đủ nguồn lực và số liệu; mô hình cân bằng từng phần thích hợp nhất trong việc phân tích theo ngành; mô hình lực hấp dẫn phù hợp với việc phân tích tác động của một yếu tố cụ thể tới khối lượng thương mại. Từ khóa: Mô hình cân bằng tổng thể (CGE), mô hình GTAP, mô hình cân bằng từng phần, mô hình lực hấp dẫn (Gravity Model) Cho tới nay, Việt Nam đã kí kết 12 hiệp định tự do thương mại, gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, tham gia khối ASEAN; việc đẩy mạnh thương mại đã đem lại những thành quả to lớn trong việc đẩy mạnh xuất khẩu, tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta theo hướng tích cực. Tầm ảnh hưởng của các hiệp định tự do thương mại đối nền kinh tế là rất lớn chính vì vậy việc đánh giá tác động của các hiệp định thương mại đặc biệt là các đánh giá định lượng là nhu cầu cấp thiết đối với Việt Nam. Cho tới nay có rất các phương pháp định lượng khác nhau được sử dụng để đánh giá các tác động của hiệp định tự do thương mại của Việt Nam, mỗi phương pháp lại có những ưu nhược điểm riêng. Mục đích của bài viết này là tổng kết lại các phương pháp định lượng phổ biến nhất được sử dụng trong các nghiên cứu đánh giá tự do thương mại ở Việt Nam mà cụ thể là 3 phương pháp được sử dụng phổ biến nhất đó là phương pháp mô hình cân bằng tổng thể (CGE), phương pháp mô hình cân bằng từng phần (Partial Equilibrium) và phương pháp mô hình trọng lực (Gravity Model). 1. Các phương pháp đánh giá tác động hội nhập thuế quan tới thương mại quốc tế 1.1. Mô hình cân bằng tổng thể (CGE) Lý thuyết cân bằng tổng thể (CGE) được Léon Walras phát triển từ những năm 1870, và trở thành một nhánh quan trọng của lý thuyết kinh tế vĩ mô. Lý thuyết này tìm cách giải thích cung, cầu và giá của tổng thể một nền kinh tế với rất nhiều thị trường của rất nhiều mặt hàng. Theo đó giá cân bằng của các mặt hàng có tồn tại, và rằng khi giá thị trường của tất cả các mặt hàng đạt tới trạng thái cân bằng thì nền kinh tế đó đạt tới cân bằng tổng thể. Trong các thập kỷ qua, mô hình cân bằng tổng thể đã ngày càng được ứng dụng phổ biến để nghiên cứu các mối quan hệ tương tác của các thị trường và các chủ thể cũng như xu hướng biến động của giá cả và sản lượng trong nền kinh tế. Cân bằng tổng thể (CGE) là phương pháp phân tích mô phỏng nền kinh tế dựa trên lý thuyết của Léon Walras, trong đó nền kinh tế được xem xét như một hệ thống bao gồm các bộ phận (các ngành sản xuất, hộ gia đình, nhà đầu tư, chính phủ, nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu) có liên quan chặt chẽ tới nhau. Mô hình CGE là một công cụ rất hữu hiệu để phân tích các chính sách kinh tế ở tầm vĩ mô, là chiếc cầu nối giữa các nhà nghiên cứu kinh tế, các nhà hoạch định chính sách và ra quyết định. Mô 102 Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng hình này giúp giải thích các nhân tố tác động đến cung, cầu và giá cả trên tất cả các thị trường trong toàn bộ nền kinh tế. Mô hình cân bằng tổng thể đòi hỏi sử dụng máy tính và các công cụ toán do việc mô phỏng hoạt động của nền kinh tế là tương đối phức tạp. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, khả năng tính toán được tăng cường nhanh chóng, mô hình cân bằng ngày càng được sử dụng một cách rộng rãi hơn trong việc phân tích kinh tế. Dữ liệu đầu vào của mô hình cân bằng tổng thể thường là bảng ma trận hạch toán xã hội (SAM), các dữ liệu về thuế, về thuế hải quan, … Hiện tại có 2 dạng mô hình cân bằng tổng thể là mô hình cân bằng tổng thể dạng tĩnh (Static CGE Model) và mô hình cân bằng tổng thể dạng động (Dynamic CGE Model). Trong đó mô hình tổng thể dạng động được sử dụng nhiều hơn do nó cho phép đưa vào trong trạng thái cân bằng những cú sốc khi có sự thay đổi về các điều kiện bên ngoài từ đó tìm ra trạng thái cân bằng mới. Mô hình cân bằng dạng động cho phép việc phân tích tác động của các thay đổi bên ngoài như tác động thay đổi của chính sách, tác động thay đổi của khủng hoảng, tác động thay đổi giá dầu một cách toàn diện đối với toàn nền kinh tế. Tuy nhiên ở Việt Nam việc ứng dụng các mô hình cân bằng tổng thể hầu hết mới chỉ áp dụng mô hình CGE dạng tĩnh1. Mô hình cân bằng tổng thể hiện được sử dụng khá rộng rãi để đánh giá các tác động việc điều chỉnh thuế suất nói chung và điều chỉnh thuế quan nói riêng. Trên thế giới, trong nghiên cứu tác động của các hiệp định tự do thương mại tới nền kinh tế cũng có nhiều các công trình xây dựng mô hình cân bằng tổng thể riêng để phân tích như nghiên cứu Fan và Zheng (2001) đánh giá tác động việc gia nhập WTO với tự do hoá thương mại của Trung Quốc; nghiên cứu của Young Man Yoon,Chi Gong,Taek-Dong Yeo (2009) đánh giá tác động của các hiệp định thương mại giữa Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Bên cạnh đó cũng có nhiề ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Mô hình cân bằng tổng thể Mô hình GTAP Mô hình cân bằng từng phần Mô hình lựchấp dẫn Hiệp định thương mại tự doGợi ý tài liệu liên quan:
-
Những hạn chế trong xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam và giải pháp khắc phục hạn chế
18 trang 345 0 0 -
17 trang 204 0 0
-
Vấn đề phát triển bền vững trong lao động sau hai năm thực thi EVFTA
10 trang 105 0 0 -
12 trang 93 0 0
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Mua sắm chính phủ trong hội nhập kinh tế quốc tế
195 trang 50 1 0 -
Cẩm nang hội nhập kinh tế quốc tế hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA)
60 trang 48 0 0 -
Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2022
272 trang 48 1 0 -
13 trang 48 0 0
-
22 trang 47 0 0
-
Quyết định số 1972/2021/QĐ-BCT
6 trang 43 0 0