Danh mục

Đánh giá tác động của môn học PD (Project Design) đến sinh viên VJIT

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 383.98 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phương pháp học theo dự án đã được áp dụng tại viện công nghệ Việt Nhật (VJIT) trong môn học Thiết kế dự án (PD: Project Design). Bài báo "Đánh giá tác động của môn học PD (Project Design) đến sinh viên VJIT" sẽ thảo luận về môn học PD và đánh giá tác động của môn học tới sinh viên VJIT. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá tác động của môn học PD (Project Design) đến sinh viên VJIT ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA MÔN HỌC PD (PROJECT DESIGN) ĐẾN SINH VIÊN VJIT TS. Đoàn Thị Bằng, Th.s Nguyễn Thị Ngọc Anh Trung tâm đào tạo Thiết kế dự án, Viện Công nghệ Việt Nhật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH) TÓM TẮT Giáo dục gắn liền với các vấn đề thực tiễn, giúp sinh viên không chỉ nắm bắt được kiến thức chuyên môn mà còn có thể học được cách để trở thành những kỹ sư, cử nhân thực sự. Do vậy, thay đổi phương pháp dạy và học là cần thiết nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng để giải quyết được những vấn đề phức tạp trong công việc sau khi tốt nghiệp. Sinh viên cần học được làm thế nào nhận định ra những vấn đề thực sự, xác định các đối tượng liên quan và nhu cầu giải quyết vấn đề của họ, thiết kế, sáng tạo và lựa chọn giải pháp, thử nghiệm giải pháp…vv. Những kỹ năng đó sẽ được hình thành và phát triển trong quá trình sinh viên làm việc nhóm theo một dự án thực tế xuyên suốt nhờ vào sự hướng dẫn của giảng viên. Phương pháp học theo dự án này đã được áp dụng tại viện công nghệ Việt Nhật (VJIT) trong môn học Thiết kế dự án (PD: Project Design). Bài báo này sẽ thảo luận về môn học PD và đánh giá tác động của môn học tới sinh viên VJIT. Từ khóa: Project design, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, tư duy sáng tạo, thiết kế dự án. 1. GIỚI THIỆU Phương pháp học theo dự án PBL (Project-Based Learning) là một phương pháp dạy và học mà trong đó sinh viên sẽ tiếp thu và phát triển các kiến thức và kỹ năng khi làm việc nhóm cùng nhau trong một khoảng thời gian để điều tra và giải quyết một vấn đề thực tiễn. Môn học thiết kế kỹ thuật (Engineering Design ED1, ED2) áp dụng PBL đã được trường công nghệ Kanazawa KIT (Kanazawa Institute of Technology) của Nhật Bản đào tạo từ năm 1995. Mục tiêu của môn học cung cấp cho sinh viên không chỉ năng lực kỹ thuật tốt hơn mà còn giúp sinh viên có thể nhận định và giải quyết các vấn đề còn bỏ ngỏ, chưa được xác định rõ ràng để tạo ra những khái niệm giải pháp sáng tạo và khác biệt thông qua quá trình làm việc nhóm theo một quy trình thiết kế kỹ thuật. Hơn thế nữa, ED cũng khuyến khích cho sinh viên hình thành và phát triển những kỹ năng quan trọng như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lãnh đạo và quản lý thời gian. [1]. Tuy nhiên khi quan sát các lớp học ED tại KIT, sinh viên đã không thu được những kỹ năng mềm cần thiết bởi vì chỉ tập trung vào phát triển mô hình thử nghiệm hoặc kiểm tra chức năng thiết kế của mô hình ngoài ra do công nghệ ngày càng phát triển sinh viên có thể tìm mọi thông tin trên internet mà không cần phân tích diễn giải dẫn tới khả năng tìm tòi giải quyết vấn đề bị hạn chế vì inetnet đã đề xuất hầu hết các giải pháp. Do vậy KIT đã cập nhật ED thành hệ thống đào tạo thiết kế dự án PDES (Project Design Education System) năm 2012 đề xuất quy trình liên tục để phát triển kỹ năng mềm và đặc biệt kỹ năng tư duy, sáng tạo, đổi mới. Chương trình hợp tác giữa KIT và Viện công nghệ Việt Nhật (VJIT) thuộc Trường đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh (HUTECH) đã đưa môn học PD tới với sinh viên từ năm 2015. Phương pháp giảng dạy PD cũng như những tác động tích cực của môn học PD tới sinh viên VJIT sẽ được đề cập và thảo luận ở những phần tiếp theo của bài báo. 575 2. GIỚI THIỆU VỀ MÔN HỌC PD (PROJECT DESIGN) 2.1. Hệ thống giáo dục PD tại KIT Môn học thiết kế kỹ thuật Engineering Design (ED) với phương pháp học theo dự án bắt đầu thực hiện tại KIT từ năm 1995. Sau nhiều lần cải tiến, hệ thống giáo dục thiết kế dự án tại học viện công nghệ Kanazawa được phát triển đầy đủ vào năm 2012 và trở thành lõi chính trong chương trình đào tạo của KIT. Hình 1 cho thấy toàn bộ hệ thống đào tạo thiết kế dự án của KIT. Năm đầu tiên sinh viên sẽ được học môn học nhập môn PD theo mỗi khoa ở học kỳ 1 và môn PDI học trộn lẫn sinh viên ở các khoa khác nhau ở học kỳ 2, nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến cuộc sống của chính bản thân sinh viên. Học kỳ đầu tiên năm thứ hai sinh viên sẽ được học PD II theo nhóm các sinh viên cùng một khoa để giải quyết các vấn đề liên quan đến cộng đồng, xã hội. Học kỳ 2 của năm học thứ hai sinh viên sẽ học PD thực hành và hiện thực hoá các đề tài nghiên cứu thực tế ở nửa đầu năm học thứ 3. Nửa cuối năm học thứ 3 sinh viên sẽ có những buổi thảo luận với giảng viên chuyên ngành để tìm những hướng nghiên cứu cho học phần PD III. Toàn bộ năm thứ tư cũng là năm cuối cùng để tốt nghiệp sinh viên KIT sẽ thực hiện PD III theo một quy trình: phát hiện vấn đề, làm rõ vấn đề, phân tích vấn đề, xác định mục tiêu, đề xuất giải pháp và kiểm tra giải pháp. [2] Hình 1. Hệ thống giáo dục thiết kế dự án tại trường KIT 2.2. Đánh giá tác động của PD tới sinh viên VJIT Cùng với sự hợp tác của KIT và VJIT năm 2015, môn học PD I và II đã được chuyển giao ch ...

Tài liệu được xem nhiều: