Danh mục

Đánh giá tác động của nợ công lên tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 435.23 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này chủ yếu phân tích ảnh hưởng của nợ công lên tăng trưởng kinh tế Việt Nam dựa trên thực trạng thâm hụt ngân sách và nợ công Việt Nam. Trong những năm gần đây, nợ công Việt Nam đã gia tăng đáng kể cả tỷ lệ phần trăm lẫn con số tuyệt đối, đặc biệt là chi thường xuyên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá tác động của nợ công lên tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA NỢ CÔNG LÊN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM ASSESSMENT OF THE IMPACT OF DEBT ON ECONOMIC GROWTH IN VIETNAM Đỗ Nguyễn Nguyệt Minh, Mẫn Thị Huyền, Phạm Anh Thủy GVHD: TS. Nguyễn Thị Lan Trường đại học Ngoại Thương, Hà Nội nguyetminhhilary@gmail.com TÓM TẮT Bài viết này chủ yếu phân tích ảnh hưởng của nợ công lên tăng trưởng kinh tê Việt Nam dựa trên thực trạng thâm hụt ngân sách và nợ công Việt Nam. Trong những năm gần đây, nợ công Việt Nam đã gia tăng đáng kể cả tỷ lệ phần trăm lẫn con số tuyệt đối, đặc biệt là chi thường xuyên. Phân tích về thực trạng nợ công đã chỉ ra rằng rủi ro nợ công là nằm ở nợ không được báo cáo đầy đủ của khối doanh nghiệp nhà nước. Thâm hụt ngân sách kéo dài và nợ công tăng nhanh đã và đang dẫn đến môi trường kinh tế vĩ mô bất lợi về lạm phát, lãi suất, tỷ giá và tăng trưởng, đe dọa sự ổn định của nền kinh tế trong tương lai. Dữ liệu trong bài này được thu thập từ Ngân hàng thế giới World Bank, Quỹ tiền tệ thế giới IMF, Ngân hàng Phát triển Châu Á ADB và Tổng Cục Thống Kê Việt Nam để tiến hành thống kê mô tả đơn giản, tìm ra thực tế tác động của nợ công đối với những kênh truyền dẫn từ đó liên hệ Việt Nam. Dữ kiệu được xử lý bằng mô hình hồi quy tuyến tính trong bài nghiên cứu của hai tác giả Folorunso S.Ayadi, Felix O.Ayadi (2008), “The impact of external debt on economic growth: a comparative study of Negeria and South Africa”, Texas Southern University, để đo lường sự tác động của nợ nước ngoài lên tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Từ khóa: Nợ công, tăng trưởng kinh tế, lạm phát, lãi suất, tỷ giá, Việt Nam ABSTRACT This article mainly analyzes the impact of public debt on economic growth in Vietnam based on the state budget deficit and public debt to Vietnam. In recent years, Vietnam’s public debt increased significantly both the percentage and absolute numbers, especially recurrent expenditure. Analysis of public debt situation has shown that the risk of public debt mainly lies in the not reported debt of state-owned company. Prolonged budget deficits and public debt has increased rapidly and is leading to the macroeconomic environment adversely on inflation, interest rates, exchange rates and growth, threaten the stability of the economy in the future. The data in this article was gathered from the World Bank, World Bank, World Monetary Fund IMF, Asian Development Bank, ADB and Vietnam General Statistics Office to conduct simple descriptive statistics, find out the real economic impact of public debt on the transmission channel in connextion with Vietnam. To data is processed by a linear regression model in the paper's two authors Folorunso S.Ayadi, Felix O.Ayadi (2008), The Economic Impact of external debt on growth: a comparative study of Negeria and South Africa , Texas Southern University, to measure the impact of foreign to economic growth in Vietnam. Keywords: public debt , economic growth , inflation , interest rates , exchange rates , Vietnam 1. Giới thiệu Trong những năm gần đây, nợ công luôn là đề tài được quan tâm tới; tình trạng nợ công cao các quốc gia đang trở thành hiện tượng phổ biến trên Thế Giới, không chỉ ở Hy Lạp, Nhật Bản, Mỹ mà hiện tượng này đã mang tính chất toàn cầu. Đặc biệt trong năm 2015, theo công bố của Bộ Tài chính, nợ công Việt Nam đã lên tới 61,3% GDP, con số này, theo IMF đã vượt quá ngưỡng 60% là mức khuyến cáo của nợ công an toàn. Điều này đặt ra câu hỏi cho người dân là: Vậy nợ công cao có đang là gánh nợ của nền kinh tế không? Tác động của nó lên tăng trưởng kinh tế như thế nào? Cơ chế tác động của nó ra sao? Để tìm ra câu trả lời nhưng câu hỏi này, nhóm tác giả đã tiến hành nghiên cứu nhằm đánh giá tác động nợ công đối với tăng trưởng kinh tế dựa trên những nghiên cứu trước đây của các tác giả lớn trên Thê Giới, từ đó có thể đưa ra một số khuyến nghị về nợ công, cũng như quản lý nợ công như thế nào để nền kinh tế có thể tăng trưởng bền vững trong ngắn hạn và dài hạn. 484 Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý thuyết 2.1.1. Cơ sở lý thuyết về mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế: Lý thuyết về mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế là một đề tài thu hút được nhiều tranh luận của các học giả thuộc trường phái kinh tế khác nhau. Có một vài luồng quan điểm xoay quanh tác động của nợ công lên tăng trưởng kinh tế: a) Tăng trưởng nợ công tỷ lệ nghịch với tăng trưởng kinh tế quốc gia với đại diện là Friedman (1988) Trường phái kinh tế cổ điển cho rằng khi Chính phủ dùng nợ để trang trải các khoản thâm hụt ngân sách thì sẽ gia tăng gánh nặng cho thế hệ tương lai đồng thời giảm đầu tư tư nhân từ áp lực tăng lãi suất, do đó làm giảm tăng trưởng kinh tế. Modigliani (1961) lập luận rằng khi Chính phủ vay tiền thì Chính phủ sẽ phải tăng thuế để bù đắp lại các khoản lãi phải trả cho các khoản vay đó. Việc tăng thuế trong tương lai làm giảm thu nhập của dân chúng nên thực chất tổng nguồn vốn đầu tư trong nền kinh tế không đổi, chỉ chuyển từ “túi người này sang túi người kia”. Thêm vào đó, thu nhập kỳ vọng giảm từ việc tăng thuế cũng không kích thích đầu tư để tăng trưởng kinh tế. Ông phát biểu rằng: “Nếu chính phủ đánh thuế, thì nguời dân còn ít tiền trong túi hơn, cho nên mỗi dồng chính phủ chi tiêu sẽ được cân đối bằng một đồng không được chi ở chỗ khác”. Nếu ở quan điểm thứ nhất cho rằng nợ công góp phần vào sự phát triển kinh tế đất nước trong ngắn hạn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: