Đánh giá tài nguyên khí hậu cho phát triển du lịch khu vực ven biển và các đảo ven bờ tỉnh Quảng Ninh
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 167.12 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Khí hậu là một nguồn tài nguyên, chi phối không nhỏ vào các hoạt động và loại hình du lịch. Đánh giá điều kiện khí hậu nhằm xác định mức độ thuận lợi của nó với sức khỏe con người và hoạt động du lịch là công việc cần thiết. Đây là cơ sở khoa học để đưa ra các biện pháp và định hướng khai thác hợp lí, bền vững, phát huy hơn nữa thế mạnh về du lịch của khu vực.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá tài nguyên khí hậu cho phát triển du lịch khu vực ven biển và các đảo ven bờ tỉnh Quảng Ninh JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Natural Sci., 2011, Vol. 56, No. 3, pp. 151-156 ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN KHÍ HẬU CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH KHU VỰC VEN BIỂN VÀ CÁC ĐẢO VEN BỜ TỈNH QUẢNG NINH Vũ Thị Hạnh Bộ Giáo dục và Đào tạo E-mail: vumaihanh@gmail.com 1. Mở đầu Khu vực ven biển và các đảo ven bờ tỉnh Quảng Ninh là nơi có nguồn tài nguyên du lịch không chỉ phong phú, đa dạng mà còn rất đặc sắc, độc đáo. Dựa trên nguồn tài nguyên này, tỉnh Quảng Ninh đã xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh. Khí hậu là một nguồn tài nguyên, chi phối không nhỏ vào các hoạt động và loại hình du lịch. Đánh giá điều kiện khí hậu nhằm xác định mức độ thuận lợi của nó với sức khỏe con người và hoạt động du lịch là công việc cần thiết. Đây là cơ sở khoa học để đưa ra các biện pháp và định hướng khai thác hợp lí, bền vững, phát huy hơn nữa thế mạnh về du lịch của khu vực. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Đặc điểm khí hậu 2.1.1. Chế độ bức xạ Lượng bức xạ của khu vực nghiên cứu khá lớn, trung bình 200 kcal/cm2 /năm. Tổng số giờ nắng trong năm khoảng 1600 - 1800 giờ (Móng Cái: 1633 giờ, Cô Tô: 1814,9 giờ, Hồng Gai: 1699,3 giờ). Chế độ bức xạ biến thiên theo thời gian, cao vào mùa hè và thấp vào mùa đông. 2.1.2. Chế độ gió Do địa hình phức tạp, chịu ảnh hưởng của biển vì vậy cơ chế gió mùa ở khu vực nghiên cứu không thuần nhất. Các đảo ngoài khơi và những nơi mà địa hình không có ảnh hưởng nhiều đến gió thì cơ chế gió phản ánh tương đối rõ điều kiện hoàn lưu: Từ tháng 10 đến tháng 4 hướng gió có tần suất cao nhất là Đông Bắc và Tây Bắc, từ tháng 5 đến tháng 9 hướng gió có tần suất cao nhất là Đông Nam hoặc Tây Nam. Các nơi khác cơ chế gió mang nhiều tính địa phương: Hướng gió chính 151 Vũ Thị Hạnh trong mùa đông là đông và đông bắc, tốc độ gió trung bình tương đối lớn, khoảng 3,7 - 10,5 m/s, mùa hè hướng gió chủ yếu là Nam và Đông Nam. Trong năm, tốc độ gió trung bình của khu vực thường cao vào thời kì đầu đông và thấp vào khoảng thời gian chuyển mùa từ đông sang hè. Tốc độ gió cực đại thường xảy ra khi có bão, áp thấp nhiệt đới hoặc khi gió mùa Đông Bắc thổi về với tần suất lớn. Tốc độ gió ở các nơi rất khác nhau, các đảo ngoài khơi thường có gió lớn, trung bình năm là 5 m/s, có khi lên đến 40 m/s. Vùng ven biển do được sự che chắn của các đảo nên tốc độ gió nhỏ hơn, trung bình năm từ 2 - 3m/s. Bảng 1. Tốc độ gió trung bình tháng và năm (m/s) Trạm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm Móng Cái 2,1 2,0 1,9 1,9 2,0 2,0 2,1 1,8 1,9 1,9 2,1 2,0 2,0 Tiên Yên 1,9 1,6 1,5 1,6 1,8 1,7 1,8 1,8 2,2 2,4 2,2 2,1 1,9 Cửa Ông 3,4 3,0 2,6 2,5 2,8 3,0 3,2 2,8 3,3 3,6 3,6 3,6 3,1 Cô Tô 4,5 4,3 3,8 3,2 3,5 4,2 4,7 3,7 4,3 4,9 5,0 4,8 4,2 Hồng Gai 2,8 2,4 2,1 2,3 2,9 2,9 3,1 2,8 3,1 3,5 3,2 3,1 2,8 Nguồn: [3] Ngoài hoàn lưu gió mùa, khu vực ven biển và các đảo ven bờ tỉnh Quảng Ninh còn chịu ảnh hưởng liên tục của một loại gió địa phương Bơri. Gió biển thường thổi với tần suất 3 - 4 m/s còn gió đất thổi khoảng 2 - 3 m/s. Đối với hoạt động du lịch, gió Bơri có tác dụng đem lại khí hậu mát mẻ cho các khu nghỉ mát bên bờ biển. 2.1.3. Chế độ nhiệt Chế độ nhiệt của khu vực ven biển và các đảo ven bờ tỉnh Quảng Ninh thuộc loại đơn giản, trong năm có một mùa nóng và một mùa lạnh. Vào đầu đông, từ tháng 11 đến tháng 12, khu vực này nằm ở rìa áp cao, gió mùa Đông Bắc hoạt động chưa mạnh, vì thế nền nhiệt chưa hạ thấp. Từ tháng 12 đến tháng 2 là thời kì gió mùa Đông Bắc hoạt động với tần suất lớn khiến nhiệt độ khu vực hạ xuống thấp hơn, trong nhiều năm toàn khu vực có tới 3 tháng nhiệt độ giảm xuống nhỏ hơn 180 C. Từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình các tháng tại khu vực đều đạt trên 250 C. Biến trình nhiệt có cực đại thường vào các tháng 6 hoặc tháng 7 với nhiệt độ trung bình 27 - 280 C, cực tiểu thường vào tháng 11 (khoảng 15 - 160 C). Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối thường xảy ra vào tháng 1 với trị số từ 0,9 - 50 C. Nhiệt độ trung bình tối cao có giá trị cao nhất vào tháng 7, từ 31,1 - 32,20 C. Nhiệt độ trung bình năm của toàn khu vực đều lớn hơn 220 C, đạt chỉ tiêu khí hậu nhiệt đới. Tuy nhiên do nằm ở ven biển, trong vịnh Bắc Bộ, vì thế nhiệt độ ở khu vực này có những nét khác biệt so với một số nơi khác như: ấm ẩm hơn những nơi khác có vĩ độ nhưng nằm trong lục địa, biên độ dao động nhiệt cao hơn nhiều so với các đảo nằm ở phía nam Việt Nam (Cô Tô: 13,50 C, Hoàng Sa: 6,10 C, Nha Trang: 4,40 C). ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá tài nguyên khí hậu cho phát triển du lịch khu vực ven biển và các đảo ven bờ tỉnh Quảng Ninh JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Natural Sci., 2011, Vol. 56, No. 3, pp. 151-156 ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN KHÍ HẬU CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH KHU VỰC VEN BIỂN VÀ CÁC ĐẢO VEN BỜ TỈNH QUẢNG NINH Vũ Thị Hạnh Bộ Giáo dục và Đào tạo E-mail: vumaihanh@gmail.com 1. Mở đầu Khu vực ven biển và các đảo ven bờ tỉnh Quảng Ninh là nơi có nguồn tài nguyên du lịch không chỉ phong phú, đa dạng mà còn rất đặc sắc, độc đáo. Dựa trên nguồn tài nguyên này, tỉnh Quảng Ninh đã xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh. Khí hậu là một nguồn tài nguyên, chi phối không nhỏ vào các hoạt động và loại hình du lịch. Đánh giá điều kiện khí hậu nhằm xác định mức độ thuận lợi của nó với sức khỏe con người và hoạt động du lịch là công việc cần thiết. Đây là cơ sở khoa học để đưa ra các biện pháp và định hướng khai thác hợp lí, bền vững, phát huy hơn nữa thế mạnh về du lịch của khu vực. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Đặc điểm khí hậu 2.1.1. Chế độ bức xạ Lượng bức xạ của khu vực nghiên cứu khá lớn, trung bình 200 kcal/cm2 /năm. Tổng số giờ nắng trong năm khoảng 1600 - 1800 giờ (Móng Cái: 1633 giờ, Cô Tô: 1814,9 giờ, Hồng Gai: 1699,3 giờ). Chế độ bức xạ biến thiên theo thời gian, cao vào mùa hè và thấp vào mùa đông. 2.1.2. Chế độ gió Do địa hình phức tạp, chịu ảnh hưởng của biển vì vậy cơ chế gió mùa ở khu vực nghiên cứu không thuần nhất. Các đảo ngoài khơi và những nơi mà địa hình không có ảnh hưởng nhiều đến gió thì cơ chế gió phản ánh tương đối rõ điều kiện hoàn lưu: Từ tháng 10 đến tháng 4 hướng gió có tần suất cao nhất là Đông Bắc và Tây Bắc, từ tháng 5 đến tháng 9 hướng gió có tần suất cao nhất là Đông Nam hoặc Tây Nam. Các nơi khác cơ chế gió mang nhiều tính địa phương: Hướng gió chính 151 Vũ Thị Hạnh trong mùa đông là đông và đông bắc, tốc độ gió trung bình tương đối lớn, khoảng 3,7 - 10,5 m/s, mùa hè hướng gió chủ yếu là Nam và Đông Nam. Trong năm, tốc độ gió trung bình của khu vực thường cao vào thời kì đầu đông và thấp vào khoảng thời gian chuyển mùa từ đông sang hè. Tốc độ gió cực đại thường xảy ra khi có bão, áp thấp nhiệt đới hoặc khi gió mùa Đông Bắc thổi về với tần suất lớn. Tốc độ gió ở các nơi rất khác nhau, các đảo ngoài khơi thường có gió lớn, trung bình năm là 5 m/s, có khi lên đến 40 m/s. Vùng ven biển do được sự che chắn của các đảo nên tốc độ gió nhỏ hơn, trung bình năm từ 2 - 3m/s. Bảng 1. Tốc độ gió trung bình tháng và năm (m/s) Trạm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm Móng Cái 2,1 2,0 1,9 1,9 2,0 2,0 2,1 1,8 1,9 1,9 2,1 2,0 2,0 Tiên Yên 1,9 1,6 1,5 1,6 1,8 1,7 1,8 1,8 2,2 2,4 2,2 2,1 1,9 Cửa Ông 3,4 3,0 2,6 2,5 2,8 3,0 3,2 2,8 3,3 3,6 3,6 3,6 3,1 Cô Tô 4,5 4,3 3,8 3,2 3,5 4,2 4,7 3,7 4,3 4,9 5,0 4,8 4,2 Hồng Gai 2,8 2,4 2,1 2,3 2,9 2,9 3,1 2,8 3,1 3,5 3,2 3,1 2,8 Nguồn: [3] Ngoài hoàn lưu gió mùa, khu vực ven biển và các đảo ven bờ tỉnh Quảng Ninh còn chịu ảnh hưởng liên tục của một loại gió địa phương Bơri. Gió biển thường thổi với tần suất 3 - 4 m/s còn gió đất thổi khoảng 2 - 3 m/s. Đối với hoạt động du lịch, gió Bơri có tác dụng đem lại khí hậu mát mẻ cho các khu nghỉ mát bên bờ biển. 2.1.3. Chế độ nhiệt Chế độ nhiệt của khu vực ven biển và các đảo ven bờ tỉnh Quảng Ninh thuộc loại đơn giản, trong năm có một mùa nóng và một mùa lạnh. Vào đầu đông, từ tháng 11 đến tháng 12, khu vực này nằm ở rìa áp cao, gió mùa Đông Bắc hoạt động chưa mạnh, vì thế nền nhiệt chưa hạ thấp. Từ tháng 12 đến tháng 2 là thời kì gió mùa Đông Bắc hoạt động với tần suất lớn khiến nhiệt độ khu vực hạ xuống thấp hơn, trong nhiều năm toàn khu vực có tới 3 tháng nhiệt độ giảm xuống nhỏ hơn 180 C. Từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình các tháng tại khu vực đều đạt trên 250 C. Biến trình nhiệt có cực đại thường vào các tháng 6 hoặc tháng 7 với nhiệt độ trung bình 27 - 280 C, cực tiểu thường vào tháng 11 (khoảng 15 - 160 C). Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối thường xảy ra vào tháng 1 với trị số từ 0,9 - 50 C. Nhiệt độ trung bình tối cao có giá trị cao nhất vào tháng 7, từ 31,1 - 32,20 C. Nhiệt độ trung bình năm của toàn khu vực đều lớn hơn 220 C, đạt chỉ tiêu khí hậu nhiệt đới. Tuy nhiên do nằm ở ven biển, trong vịnh Bắc Bộ, vì thế nhiệt độ ở khu vực này có những nét khác biệt so với một số nơi khác như: ấm ẩm hơn những nơi khác có vĩ độ nhưng nằm trong lục địa, biên độ dao động nhiệt cao hơn nhiều so với các đảo nằm ở phía nam Việt Nam (Cô Tô: 13,50 C, Hoàng Sa: 6,10 C, Nha Trang: 4,40 C). ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Đánh giá tài nguyên khí hậu Tài nguyên khí hậu Đánh giá điều kiện khí hậu Phát triển du lịch khu vực ven biển Phát triển du lịchGợi ý tài liệu liên quan:
-
8 trang 283 0 0
-
77 trang 186 0 0
-
10 trang 185 0 0
-
Giáo trình Môi trường an ninh an toàn trong nhà hàng khách sạn - Trường Cao đẳng Nghề An Giang
43 trang 148 0 0 -
9 trang 120 0 0
-
Tiểu luận: Giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững ở Phong Nha-Kẻ Bàng
19 trang 117 0 0 -
Du lịch vì người nghèo – hướng phát triển mới cho du lịch Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa
7 trang 110 0 0 -
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Khai thác tuyến phố cổ Hà Nội phục vụ phát triển du lịch
82 trang 93 0 0 -
10 trang 91 0 0
-
94 trang 87 0 0