Đánh giá tài nguyên khí hậu và tài nguyên nước đảo Thổ Chu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 700.63 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài báo này lần đầu tiên trình bày kết quả điều tra, nghiên cứu và đánh giá tài nguyên khí hậu và tài nguyên nước phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng đảo Thổ Chu. Khí hậu ở đảo Thổ Chu là chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình chịu ảnh hưởng của biển, nóng quanh năm. Lượng mưa phong phú, bức xạ dồi dào.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá tài nguyên khí hậu và tài nguyên nước đảo Thổ Chu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1059.2018-0022 Natural Sciences 2018, Volume 63, Issue 3, pp. 205-212 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN KHÍ HẬU VÀ TÀI NGUYÊN NƯỚC ĐẢO THỔ CHU PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ ĐẢM BẢO AN NINH QUỐC PHÒNG Phan Thị Thanh Hằng Phòng Tài nguyên nước mặt, Viện Địa lí, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Tóm tắt. Quần đảo Thổ Chu gồm đảo Thổ Chu và 7 đảo: hòn Kèo Ngựa (hòn Xanh), hòn Từ, hòn Cao Cát, hòn Cao, hòn Mô (hòn Cái Bàn), hòn Khô và hòn Nhạn trong đó hòn Nhạn là điểm A1 để xác định đường cơ sở của Việt Nam. Bài báo này lần đầu tiên trình bày kết quả điều tra, nghiên cứu và đánh giá tài nguyên khí hậu và tài nguyên nước phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng đảo Thổ Chu. Khí hậu ở đảo Thổ Chu là chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình chịu ảnh hưởng của biển, nóng quanh năm. Lượng mưa phong phú, bức xạ dồi dào. Khí hậu ở đây nhìn chung khá thuận lợi cho đời sống con người. Về trữ lượng nguồn nước ngọt trên đảo sơ bộ đã được đánh giá, hoàn toàn có thể đáp ứng được cho các đối tượng dùng nước theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên đảo đến năm 2030. Tuy nhiên, cũng cần phải có các biện pháp xử lí để đảm bảo chất lượng trước khi sử dụng cho sinh hoạt. Kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng trong qui hoạch phát triển thành lập huyện đảo Thổ Châu, tỉnh Kiên Giang. Từ khóa: Khí hậu, nước, tài nguyên, Thổ Chu. 1. Mở đầu Xã đảo Thổ Châu (quần đảo Thổ Chu) cách thị xã Rạch Giá 119 hải lí, cách mũi Cà Mau 85 hải lí, cách Phú Quốc 55 hải lí về phía Tây Nam, nằm trong vịnh Thái Lan thuộc huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Cả quần đảo gồm đảo Thổ Chu lớn và 7 đảo, hòn nhỏ: hòn Kèo Ngựa (còn gọi là hòn Xanh), hòn Từ, hòn Cao Cát, hòn Cao, hòn Mô (hòn Cái Bàn), hòn Khô và hòn Nhạn.Trong cụm đảo thì hòn Nhạn có ý nghĩa quan trọng, là điểm chuẩn A1 của đường cơ sở dùng để xác định lãnh hải Việt Nam, từ hòn Nhạn trở ra là vùng đặc quyền 200 hải lí của Việt Nam, còn trở vào là vùng nội thủy. Ngày 22/X/2014, tại Kì họp thứ 13 (bất thường), hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang khoá VIII đã thông qua tờ trình về việc thành lập huyện đảo Thổ Châu, trên cơ sở toàn bộ xã đảo Thổ Châu, huyện Phú Quốc hiện tại. Như vậy, cùng với Phú Quốc và Kiên Hải, Kiên Giang sẽ có 3 huyện đảo. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện nay các nghiên cứu được thực hiện trên đảo không nhiều và cũng chưa có Qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội Thổ Chu. Trong nghiên cứu này, tác giả trình bày kết quả đánh giá tài nguyên khí hậu và tài nguyên nước phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng một đảo tiền tiêu quan trọng của Việt Nam. Ngày nhận bài: 7/7/2017. Ngày sửa bài: 12/3/2018. Ngày nhận đăng: 29/3/2018. Tác giả liên hệ: Phan Thị Thanh Hằng. Địa chỉ e-mail: hangphanvn@yahoo.com. 205 Phan Thị Thanh Hằng 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Phương pháp và khu vực nghiên cứu Quần đảo Thổ Chu ở vùng biển cực Tây Nam của Tổ quốc, tổng diện tích gần 14 km² với 8 hòn đảo, trong đó đảo Thổ Chu lớn nhất là 12,402 km2 (Hình 1). Do 7 đảo có diện tích rất nhỏ nên khu vực nghiên cứu được chọn là đảo Thổ Chu. Các số liệu cũng như các tài liệu nghiên cứu về khu vực đảo nói chung và đảo Thổ Chu nói riêng còn rất ít chính vì vậy để có thể thực hiện các nghiên cứu ở 1 khu vực diện tích nhỏ lại ở xa đất liền là một công việc hết sức khó khăn. Để thực hiện nghiên cứu này các tác giả đã phải tiến hành đồng thời nhiều phương pháp. Việc nghiên cứu thực địa được tiến hành vào tháng IX/2014 [1]. Ngoài việc điều tra khảo sát cũng đã tiến hành lấy và phân tích các mẫu nước phục vụ cho việc đánh giá hiện trạng chất lượng nước. Thu thập các số liệu, tài liệu nghiên cứu đã thực hiện ở khu vực và lân cận. Trên đảo Thổ Chu hiện đã có 1 trạm Khí tượng hải văn với thời kì quan trắc bắt đầu từ năm 1995. Các số liệu này đã được thu thập để phục vụ công tác phân tích đánh giá. Các tiêu chuẩn và qui chuẩn Việt Nam đã được sử dụng để tính toán và đánh giá tài nguyên khí hậu và tài nguyên nước phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo anh ninh quốc phòng một đảo quan trọng như Thổ Chu. Hình 1. Vị trí khu vực nghiên cứu 206 Đánh giá tài nguyên khí hậu và tài nguyên nước đảo Thổ Chu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội… 2.2. Đặc điểm khí hậu Hình 2. Số giờ nắng trung bình tháng Hình 3. Tổng lượng mây trung bình tháng tại trạm Thổ Chu (giờ) tại trạm Thổ Chu (phầ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá tài nguyên khí hậu và tài nguyên nước đảo Thổ Chu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1059.2018-0022 Natural Sciences 2018, Volume 63, Issue 3, pp. 205-212 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN KHÍ HẬU VÀ TÀI NGUYÊN NƯỚC ĐẢO THỔ CHU PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ ĐẢM BẢO AN NINH QUỐC PHÒNG Phan Thị Thanh Hằng Phòng Tài nguyên nước mặt, Viện Địa lí, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Tóm tắt. Quần đảo Thổ Chu gồm đảo Thổ Chu và 7 đảo: hòn Kèo Ngựa (hòn Xanh), hòn Từ, hòn Cao Cát, hòn Cao, hòn Mô (hòn Cái Bàn), hòn Khô và hòn Nhạn trong đó hòn Nhạn là điểm A1 để xác định đường cơ sở của Việt Nam. Bài báo này lần đầu tiên trình bày kết quả điều tra, nghiên cứu và đánh giá tài nguyên khí hậu và tài nguyên nước phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng đảo Thổ Chu. Khí hậu ở đảo Thổ Chu là chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình chịu ảnh hưởng của biển, nóng quanh năm. Lượng mưa phong phú, bức xạ dồi dào. Khí hậu ở đây nhìn chung khá thuận lợi cho đời sống con người. Về trữ lượng nguồn nước ngọt trên đảo sơ bộ đã được đánh giá, hoàn toàn có thể đáp ứng được cho các đối tượng dùng nước theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên đảo đến năm 2030. Tuy nhiên, cũng cần phải có các biện pháp xử lí để đảm bảo chất lượng trước khi sử dụng cho sinh hoạt. Kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng trong qui hoạch phát triển thành lập huyện đảo Thổ Châu, tỉnh Kiên Giang. Từ khóa: Khí hậu, nước, tài nguyên, Thổ Chu. 1. Mở đầu Xã đảo Thổ Châu (quần đảo Thổ Chu) cách thị xã Rạch Giá 119 hải lí, cách mũi Cà Mau 85 hải lí, cách Phú Quốc 55 hải lí về phía Tây Nam, nằm trong vịnh Thái Lan thuộc huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Cả quần đảo gồm đảo Thổ Chu lớn và 7 đảo, hòn nhỏ: hòn Kèo Ngựa (còn gọi là hòn Xanh), hòn Từ, hòn Cao Cát, hòn Cao, hòn Mô (hòn Cái Bàn), hòn Khô và hòn Nhạn.Trong cụm đảo thì hòn Nhạn có ý nghĩa quan trọng, là điểm chuẩn A1 của đường cơ sở dùng để xác định lãnh hải Việt Nam, từ hòn Nhạn trở ra là vùng đặc quyền 200 hải lí của Việt Nam, còn trở vào là vùng nội thủy. Ngày 22/X/2014, tại Kì họp thứ 13 (bất thường), hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang khoá VIII đã thông qua tờ trình về việc thành lập huyện đảo Thổ Châu, trên cơ sở toàn bộ xã đảo Thổ Châu, huyện Phú Quốc hiện tại. Như vậy, cùng với Phú Quốc và Kiên Hải, Kiên Giang sẽ có 3 huyện đảo. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện nay các nghiên cứu được thực hiện trên đảo không nhiều và cũng chưa có Qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội Thổ Chu. Trong nghiên cứu này, tác giả trình bày kết quả đánh giá tài nguyên khí hậu và tài nguyên nước phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng một đảo tiền tiêu quan trọng của Việt Nam. Ngày nhận bài: 7/7/2017. Ngày sửa bài: 12/3/2018. Ngày nhận đăng: 29/3/2018. Tác giả liên hệ: Phan Thị Thanh Hằng. Địa chỉ e-mail: hangphanvn@yahoo.com. 205 Phan Thị Thanh Hằng 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Phương pháp và khu vực nghiên cứu Quần đảo Thổ Chu ở vùng biển cực Tây Nam của Tổ quốc, tổng diện tích gần 14 km² với 8 hòn đảo, trong đó đảo Thổ Chu lớn nhất là 12,402 km2 (Hình 1). Do 7 đảo có diện tích rất nhỏ nên khu vực nghiên cứu được chọn là đảo Thổ Chu. Các số liệu cũng như các tài liệu nghiên cứu về khu vực đảo nói chung và đảo Thổ Chu nói riêng còn rất ít chính vì vậy để có thể thực hiện các nghiên cứu ở 1 khu vực diện tích nhỏ lại ở xa đất liền là một công việc hết sức khó khăn. Để thực hiện nghiên cứu này các tác giả đã phải tiến hành đồng thời nhiều phương pháp. Việc nghiên cứu thực địa được tiến hành vào tháng IX/2014 [1]. Ngoài việc điều tra khảo sát cũng đã tiến hành lấy và phân tích các mẫu nước phục vụ cho việc đánh giá hiện trạng chất lượng nước. Thu thập các số liệu, tài liệu nghiên cứu đã thực hiện ở khu vực và lân cận. Trên đảo Thổ Chu hiện đã có 1 trạm Khí tượng hải văn với thời kì quan trắc bắt đầu từ năm 1995. Các số liệu này đã được thu thập để phục vụ công tác phân tích đánh giá. Các tiêu chuẩn và qui chuẩn Việt Nam đã được sử dụng để tính toán và đánh giá tài nguyên khí hậu và tài nguyên nước phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo anh ninh quốc phòng một đảo quan trọng như Thổ Chu. Hình 1. Vị trí khu vực nghiên cứu 206 Đánh giá tài nguyên khí hậu và tài nguyên nước đảo Thổ Chu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội… 2.2. Đặc điểm khí hậu Hình 2. Số giờ nắng trung bình tháng Hình 3. Tổng lượng mây trung bình tháng tại trạm Thổ Chu (giờ) tại trạm Thổ Chu (phầ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Quần đảo Thổ Chu Natural sciences An ninh quốc phòng Đánh giá tài nguyên khí hậu Tài nguyên khí hậu Tài nguyên nướcTài liệu liên quan:
-
Thuyết trình: Biển Đảo - Công chúng mới 'thức' nhưng chưa 'tỉnh'
100 trang 154 0 0 -
Thông tư liên tịch số 02/2013/TTLT/BLĐTBXHBCA-VKSNDTC-TANDTC
9 trang 110 0 0 -
Bài thuyết trình về Tài nguyên nước
60 trang 105 0 0 -
Ứng dụng ảnh vệ tinh Landsat 7 ETM + đánh giá chất lượng nước hồ Kẻ Gỗ, tỉnh Hà Tĩnh
8 trang 81 0 0 -
157 trang 75 0 0
-
Biền Đông - Hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực: Phần 2 - Đặng Đình Quý
130 trang 62 0 0 -
Quyết định số 1201/QĐ-UBND 2013
4 trang 57 0 0 -
Bài thuyết trình về Luật tài nguyên nước: Chương 4 - Khai thác, sử dụng tài nguyên nước
31 trang 51 0 0 -
24 trang 48 0 0
-
31 trang 46 0 0