Trên cơ sở nguồn số liệu từ Sở Văn hóa, thể thao, du lịch tỉnh Cao Bằng và khảo sát thực tế tại các điểm du lịch, bài báo đưa ra những phân tích, đánh giá về số lượng, cơ cấu, mức chi tiêu của khách du lịch đến, sự thay đổi của tổng thu du lịch, số lượng và chất lượng của lao động du lịch, điều kiện phục vụ du lịch. Từ đó, chúng tôi đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch tỉnh Cao Bằng trong giai đoạn tiếp theo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá thực trạng phát triển du lịch tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2010-2017HNUE JOURNAL OF SCIENCESocial Sciences, 2019, Volume 64, Issue 2, pp. 141-150This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vnDOI: 10.18173/2354-1067.2019-0016ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCHTỈNH CAO BẰNG GIAI ĐOẠN 2010-2017Nguyễn Thị Phương Nga và Phạm Thị Vân AnhKhoa Du lịch, Trường Đại học Công nghiệp Hà NộiTóm tắt. Trong giai đoạn 2010-2017, hoạt động du lịch của tỉnh Cao Bằng đã đạtđược những kết quả đáng kể, tuy nhiên kết quả này chưa tương xứng với tiềm năngsẵn có của tỉnh. Nghiên cứu này đánh giá thực trạng phát triển du lịch trên phạm vitỉnh Cao Bằng trong giai đoạn từ 2010 – 2017 với các tiêu chí: khách du lịch, tổngthu du lịch, lao động trong du lịch, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch. Trên cơ sởnguồn số liệu từ Sở Văn hóa, thể thao, du lịch tỉnh Cao Bằng và khảo sát thực tế tạicác điểm du lịch, bài báo đưa ra những phân tích, đánh giá về số lượng, cơ cấu, mứcchi tiêu của khách du lịch đến, sự thay đổi của tổng thu du lịch, số lượng và chấtlượng của lao động du lịch, điều kiện phục vụ du lịch. Từ đó, chúng tôi đề xuất mộtsố giải pháp phát triển du lịch tỉnh Cao Bằng trong giai đoạn tiếp theo.Từ khóa: Du lịch, Cao Bằng, thực trạng phát triển du lịch.1.Mở đầuCao Bằng là một tỉnh biên giới phía bắc, nhiều tiềm năng cho phát triển du lịch, đặcbiệt là các giá trị về tự nhiên và văn hóa bản địa. Năm 2018, công viên địa chất Non nướcCao Bằng đã được công nhận là công viên địa chất toàn cầu, đây là thời điểm có ý nghĩaquan trọng trong hoạt động kinh doanh du lịch của tỉnh Cao Bằng. Việc đánh giá hiệntrạng phát triển du lịch hiện nay của tỉnh có ý nghĩa khoa học và thực tiễn lớn trong việcđề xuất các giải pháp phát triển du lịch của tỉnh. Nghiên cứu thực trạng phát triển du lịchở một điểm du lịch đã được các tác giả quan tâm, tỉnh Cao Bằng cũng có những đánh giávề hiện trạng phát triển du lịch của tỉnh nhằm đề ra các giải phát phát triển cho du lịchCao Bằng [2-5]. Trên cơ sở đánh giá của địa phương về thực trạng phát triển du lịch vànhững khảo sát thực tế của nhóm tác giả, nghiên cứu này đã định vị được hiện trạng pháttriển du lịch tỉnh Cao Bằng trong giai đoạn 2010-2017 theo các tiêu chí về khách du lịch,tổng thu du lịch, cơ sở vật chất kĩ thuật, nguồn nhân lực du lịch. Từ đó, chúng tôi đề xuấtcác giải pháp để khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch của tỉnh và tạo sức cạnhtranh của sản phẩm du lịch trên thị trường.Ngày nhận bài: 19/8/2018. Ngày sửa bài: 19/11/2018. Ngày nhận đăng: 5/2/2019.Tác giả liên hệ: Nguyễn Thị Phương Nga. Địa chỉ e-mail: nguyenphuongnga.haui@gmail.com141Nguyễn Thị Phương Nga và Phạm Thị Vân Anh2.Nội dung nghiên cứu2.1.Thực trạng phát triển du lịch theo ngành của tỉnh Cao Bằng2.1.1. Khách du lịchThực trạng phát triển du lịch tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2010 – 2017 đã đạt được mộtsố kết quả, trong đó khách du lịch đến Cao Bằng có sự thay đổi theo hướng tích cực.Trong 7 năm, tốc độ tăng trưởng trung bình năm về khách du lịch đến đạt 7,1%/năm baogồm khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa.Bảng 1. Khách du lịch đến Cao Bằng giai đoạn 2010-2017NămLượtkháchTrong đóKhách Quốc tế (Lượt khách)Khách Nội địa (Lượt khách)Tổng sốTỉ trọng(%)Tổng sốTỉ trọng(%)2010301.27615.7305,3285.45694,72017860.25259.7977,0800.27393,0Tăng TB79.8536.295-73.545-2010301.27615.7305,32014354.10618.9805,4335.12694,62015407.78519.9654,9387.82095,12016505.95727.9635,5477.99494,52017860.25259.7977,0800.273285.45694,793,0(Nguồn: [4-5])Trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2017 số lượng khách du lịch đến tỉnh Cao Bằngtăng khá nhanh, trung bình mỗi năm tăng 79.853 lượt khách du lịch. Số lượng khách dulịch đến thành phố Cao Bằng chiếm khoảng 80% tổng số khách đến tỉnh Cao Bằng. Điềunày được lý giải bởi Cao Bằng là trung tâm hành chính – kinh tế của tỉnh, các dịch vụ dulịch chủ yếu tập trung ở thành phố, bên cạnh đó với vị trí địa lý của mình, thành phố CaoBằng là trung tâm đón khách đến, là đầu mối giao thông của tỉnh.Bảng số liệu trên cho thấy, lượng khách du lịch đến Cao Bằng tăng đều qua các năm,tuy nhiên năm 2017 có lượng khách tăng lên đáng kể: năm 2016 là 505.957 lượt khách,đến năm 2017 tăng lên 860.252 lượt khách, tăng 558.976 lượt người, tăng 1,7 lần. Năm2017 Cao Bằng có lượng khách tăng nhanh, đặc biệt là khách quốc tế đến, nguồn kháchchủ yếu là từ các đoàn khảo sát nghiên cứu về công viên Non nước Cao Bằng. Năm 2017tỉnh hoàn thiện các thủ tục để được xét công nhận là công viên địa chất toàn cầu. Kháchquốc tế đến tăng trên 40 nghìn lượt khách, khách nội địa tăng gấp đôi. Bên cạnh đó, mộtsố điểm du lịch trong tỉnh như khu du lịch thác Bản Giốc, khu du lịch sinh thái Phía Đen,rừng nguyên sinh ở Nguyên Bình là điểm du lịch hấp dẫn. Khoảng cách từ trung tâmthành phố Cao Bằng đến các điểm du lịch này không xa, có thể đi trong ngày, do đókhách lưu trú chủ yếu ở thành phố Cao Bằng. Cao Bằng hiện đang thực hiện các đề ánkhai thác các điểm du lịch tâm linh, đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ khách du lịch trong tỉnhvà các tỉnh lân cận, nên lượng khách du lịch đến tăng nhanh. Trong những năm tới, dulịch Cao Bằng là điểm đến hấp dẫn của khách du lịch trong và ngoài nước.142Đánh giá thực trạng phát triển du lịch tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2010-2018 Khách du lịch quốc tế.Khách du lịch quốc tế đến Cao Bằng hiện tại chủ yếu từ Trung Quốc, ngoài ra có số ítkhách quốc tế theo các tuyến qua Lạng Sơn, Quảng Ninh và Hà Nội tuy nhiên so với tiềmnăng thì hoạt động du lịch còn chưa tương xứng.Giai đoạn 2010-2017 tỉ lệ khách du lịch quốc tế chỉ chiếm 5% tổng số khách du lịch.Với cơ chế mở cửa, cũng như việc quy hoạch phát triển các khu kinh tế cửa khẩu như TàLùng, Trà Lĩnh, Sóc Giang, khu du lịch thác Bản Giốc, di tích lịch sử Pác Bó kết hợp vớinhững lễ hội của dân tộc... đã thu hút ngà ...